Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Thăm đỉnh Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô

Bước lên các bậc thang rất hẹp và dốc: thăm đỉnh Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô


Petersdom_von_Engelsburg_gesehen
31 tháng 3, 2016

Một trong những trải nghiệm đáng nhớ và đầy thử thách tôi có ở Roma là leo lên đỉnh nóc vòm cung, hay cupola, của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô.
Phải nói  rõ rằng: đây không phải hoạt động dành cho người yếu tim. Theo mọi ý nghĩa.
Bạn của tôi Phó tế Doug Breckenridge từ Dallas hỏi rằng tôi có muốn thử không — có nhiều bậc lắm, anh cảnh báo tôi — và tôi nói, “Sao lại không chứ?” Vợ tôi không thích, nên tôi đành lên một mình. Sáng sớm thứ Sáu tuần trước, tôi đi bộ từ khách sạn đến Vương cung Thánh Đường. Tôi khởi hành khoảng 7 giờ sáng, gặp Doug lúc 7:30.
Thả bộ dọc theo đường Via Aurelia rất thú vị, nhưng lề đường hẹp và bạn phải cẩn thận với những người chạy xe đẩy 2 bánh (scooter).

Vương cung thánh đường Phê-rô
Bạn đi ngang qua đại sảnh triều yết chung của Đức Giáo hoàng Phaolo VI, nơi tổ chức các buổi tiếp kiến chung và những sự kiện lớn những lúc thời tiết không tốt. Lọt vào tầm ngắm lần đầu tiên của tôi sáng hôm đó là đích đến của mình: đỉnh nóc của vòm cung, ở đó có một hàng chấn song rất cao để giữ mọi người không bị rơi ra mép ngoài.

Vương cung Thánh đường Phê-rô
Ảnh bên dưới lấy từ Wikipedia cho thấy địa điểm chúng tôi đang nhắm tới, với các du khách đang đứng dọc theo hàng chấn song.

Petersdom_von_Engelsburg_gesehen (1)
Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô sáng sớm, rất huy hoàng và thanh bình và thanh tịnh một cách huyền ảo.

Vương cung Thánh đường Phê-rô
Dòng người đi bộ, như thường xuyên, được kiểm soát chặt chẽ, và tôi phải đi một quãng dài vòng quanh các dãy cột và đi vào lối đi dẫn đến máy dò kim loại và máy soi x-quang.
Mọi người đều phải đi qua hệ thống máy dò. Ý tôi muốn nói: tất cả mọi người.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Tôi đi theo các biển chỉ dẫn đến điểm hẹn trước.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Chắc các bạn chẳng thường xuyên được nhìn thấy quảng trường như vầy. Nhưng vào lúc 7.30 sáng thứ Sáu, tuyệt vời.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Tôi để ý đến những người công nhân đang chuẩn bị mọi thứ cho Thánh lễ Chúa nhật của Đức Thánh Cha — và nhìn thấy vài người trên ban công nổi tiếng đó đang giám sát việc treo băng rôn Năm thánh khổng lồ.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Nó thật sự lớn. Ý tôi muốn nói là: KHỔNG LỒ. Nhưng đó thực sự là những gì ở Vatican.

Vương cung Thánh đường  Phê-rô

Quang cảnh từ bên trong cho thấy nhiều hơn những gì thuộc di sản này.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Trong khi đợi Doug, tôi đến giếng rửa tội gần cửa chính của Thánh đường. Ôi chao. Chúng ta cũng có một giếng như vầy ở mỗi nhà thờ chứ?

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Khi Doug đến, chúng tôi đến phòng vé nằm ở một nơi nào đó dưới tầng hầm của Vương cung Thánh đường và mua 2 vé giá mắc hơn một chút: 8 Euros, nghĩa là chúng tôi có thể đi một thanh máy nhỏ lên tầng một, giảm bớt được ít bậc thang.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Thang máy đưa bạn lên điểm dừng chân thứ nhất, cho bạn thấy toàn cảnh bên trong vòm cung với mọi khung cảnh đều làm bạn nín thở. Những rào chắn bằng sắt khắp nơi ngăn không để bạn bị té, hay nhảy nhót, và đương nhiên đây chẳng là gì phung phí nếu bạn bị chóng mặt.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

“Bạn là thánh Phê-rô rồi ...”

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Khi bạn bắt đầu bước lên những bậc thang đó, nó thực sự là một bài thể dục đi bộ. Các hành lang thì hẹp.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Các bậc thang cũng vậy — và chúng rất dốc.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Nhưng khi bạn đã lên đến đỉnh, 8 Euros không còn ý nghĩa gì. Quang cảnh này thật vô giá.

Vương cung Thánh đường Phê-rô
Bạn có thể dạo bước chung quanh đỉnh để ngắm nhiều góc khác nhau của thành phố — chẳng hạn ở đây là mái của Đại sảnh Triều yết của Đức Giáo hoàng Phaolo VI.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Tôi đứng lấy kiểu một chút trong khi Doug chụp ảnh.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Bạn nhìn thấy một vài thứ linh tinh ở trên kia — trông giống như một cái dù.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Tôi cũng có thể nhìn thấy khách sạn của mình: phía bên kia tòa tháp, tòa nhà gạch màu nâu đất là khách sạn Casa Bonus Pastor.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Vào lúc này, sau 8 giờ sáng một tí, bắt đầu đông đúc hơn. Mọi người muốn chụp ảnh selfie.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Chúng tôi quay xuống, đi theo cầu thang và thang máy khác.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Ở một điểm dừng, bạn có thể vào cửa hàng bán hàng lưu niệm và nhà hàng. Trên đỉnh của Vương cung thánh đường? Ai biết?

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Cửa hàng bán những đồ thông thường — nhưng ở một độ cao rất cao.

Vương cung Thánh đường Phê-rô
Vương cung Thánh đường Phê-rô

Doug chỉ cho chúng tôi biết chúng tôi đang ở đâu.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Và nếu bạn nhìn về một hướng khác, bạn sẽ nhìn thấy cảnh mà hầu hết du khách không nhìn thấy: lưng của Chúa Giê-su và các thánh.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Chúng tôi theo đường trở về mặt đất, và quyết định ra ngoài tìm chỗ ăn sáng. Điểm dừng cuối cùng: chúng tôi tìm vài bộ áo lễ ở một số cửa hàng trên phố Borgo Pio, cách Vương cung thánh đường một dãy phố.

Vương cung Thánh đường Phê-rô
Vương cung Thánh đường Phê-rô

Bạn muốn mua dải đăng ten? Họ đều có.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Mũ giám mục, cũng có.

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Ghi chú: Tôi quay trở lại cửa hàng đó chiều hôm sau, sau khi chúng tôi tản bộ với các phó tế khác trong chuyến hành hương qua Cửa Thánh. Lúc đó là 10 giờ sáng, và nhiệt độ khoảng 75 độ F (khoảng 24 độ C) — nhưng cảm giác ấm hơn rất nhiều. Tôi nghĩ bụng, “Tôi sẽ ngồi chờ 2 giờ trong sân quảng trường để dự thánh lễ dưới trời nắng, tôi cần một bộ áo phụ lễ vải nhẹ.” Tôi mua một bộ lễ phục vải 100% polyester, vải rất nhẹ, với giá 75 Euros (khoảng $85 dollars). Hóa ra nó lại là một bộ áo lễ rất tốt.
Đây là ảnh của tôi trong bộ lễ phục trước Thánh lễ sáng Chúa nhật. Mỗi phó tế đều nhận được một dải băng quàng vai như là quà lưu niệm. Đó là loại Thomas Dubois của NADD, ’s Thomas Dubois — và vợ tôi, cầu xin rằng trời không mưa. (Chúng tôi có bị lắc rắc một chút vào khoảng giữa lễ, nhưng rồi mặt trời lại ló dạng trở lại.)

Vương cung Thánh đường Phê-rô

Bây giờ, quay trở lại việc leo lên đỉnh: website này cho bạn vài thông tin cần thiết (the nitty gritty)

Bạn có hai lựa chọn:
1. Leo hoàn toàn bằng thang bộ (551 bậc)
2. Đi thang máy, sau đó leo thang bộ (320 bậc)
Quyết định là của bạn.Nhiều người cân nhắc rằng sự khác biệt một chút về giá vé rất xứng đáng để tránh bị mất sức lúc đầu. Ngoài ra, cũng không có gì nhiều để xem trong đoạn đi thang máy.
Nếu đi thang máy, bạn sẽ đến một ban công phía trong, nó thực ra là tầng nền của mái vòm. Tại đây bạn có thể dừng lại để chiêm ngưỡng mái vòm vĩ đại, những kiệt tác trang trí hay những họa cảnh tuyệt vời của phía bên trong trên cao của Vương cung Thánh đường.
Từ đây, bạn có thể bắt đầu leo lên những bậc thang xoắn ốc dẫn lên khu sân trên, hoặc bước xuống một vài bậc để đến khu mái bằng, tại đây bạn có thể tìm thấy phòng vệ sinh, nước phông-tên, một cửa hàng bán hàng lưu niệm và quán cafe. Từ mái bằng, bạn có thể nhìn thấy Piazza và các tượng ở bên trên.
Nếu bạn leo lên các bậc thang xoắn ốc, phải dưỡng sức để chuẩn bị chui qua một không gian nhỏ hẹp để đến những cửa sổ nhỏ cho bạn những cảnh nhìn ra bên ngoài.
Cuộc leo này mất khoảng 10 phút.
Khi lên đến đỉnh, lại một phần thưởng khác: toàn cảnh 360º ngoạn mục của quảng trườn thánh Phê-rô (St Peter’s Square) và kinh thành Roma.
Có một cầu thang bộ khác để trở xuống. Toàn bộ chuyến đi trải nghiệm kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ.
Lời khuyên của tôi: nếu bạn có thể làm được thì hãy làm. Không ai ghét cầu thang hay sợ độ cao lại dám nghĩ đến việc leo lên. Tương tự như vậy là những người bị vấn đề về tim hay chân. Hãy đi vào lúc sáng sớm, trước 8 giờ như chúng tôi. Đám đông còn ít và cảnh yên bình sự thanh thản sẽ làm cho trải nghiệm trở nên thú vị hơn. Trả thêm vài Euros để đi thang máy. Giữ tốc độ đi chậm. Dừng chân nghỉ trên đường lên. Dừng lại uống tách cà-phê hoặc mua cỗ tràng hạt trên đường xuống.
Và rồi hãy sững sờ ngắm nhìn kỳ quan: dành chút ít thời gian thánh thiêng ở trên đỉnh của một trong những kỳ quan kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới.
Ảnh: Phó tế Greg Kandra
[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/06/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét