Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Vận động viên tị nạn mang chứng tá đến ‘Thể thao Phục vụ Nhân đạo’

Vận động viên tị nạn mang chứng tá đến ‘Thể thao Phục vụ Nhân đạo’

Paulo Amotun Lokoro runs during a training session in Kenya - AP
Paulo Amotun Lokoro chạy trong một buổi tập luyện ở Kenya - AP
07/10/2016 11:00
(Vatican Radio) Một trong những tham dự viên tại hội nghị Vatican sắp diễn ra về Thể thao và Đức tin là một vận động viên tị nạn từ Nam Sudan, anh đem đến chứng tá của riêng anh về sự tham dự của anh vào Thế vận hội Olympics 2016 với tư cách một thành viên của “đội tị nạn” đầu tiên tranh tài tại các buổi thi đấu đã cho phép anh đại diện cho những người tị nạn trên khắp thế giới và dọi ánh sáng trên những câu chuyện của họ và trên một trong những thách thức chủ yếu của thời đại chúng ta.
Hội nghị Toàn cầu ‘Thể thao Phục vụ Nhân đạo’ được chủ trì bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và được tài trợ bởi sự hợp tác của Allianz. Sự kiện, được Liên Hợp Quốc và Ủy ban Olympic Quốc tế ủng hộ, được những nhân vật hàng đầu về tôn giáo và thể thao tham dự. Mục tiêu của họ là thảo luận  phương cách để đức tin và thể thao có thể kết hợp với nhau để thúc đẩy những giá trị tích cực, với chủ đích đạt được những kết quả khả thi.
Paulo Amotun Lokoro, một thành viên của Đội Olympic Tị nạn Mùa hè 2016, là một vận động viên điền kinh, chuyên 1500 mét. Anh xuất thân là một nông dân chăn nuôi gia súc ở Nam Sudan nhưng cuộc nội chiến đã buộc anh phải di tản đến Kenya năm 2006. Sau khi đến Kenya, anh sống tại Trại Tị nạn Kakuma,  tại đây anh đoạt giải nhiều cuộc đua và cuối cùng được các huấn luyện viên chuyên nghiệp từ Tegla Loroupe Foundation săn lùng. Hôm nay, Lokoro tập luyện tại Nairobi, Kenya với cựu vận động viên giữ kỷ lục thế giới và vận động viên chạy ma-ra-tông vô địch Olympic, Tegla Loroupe.
Lokoro nói chuyện với Hayley Susino của đài phát thanh Vatican về sự tham dự của anh trong Hội nghị “Thể thao Phục vụ Nhân đạo’ và những kinh nghiệm của anh là một người tị nạn và một vận động viên Olympic.
Lokoro rất phấn khởi được tham dự trong Hội nghị Toàn cầu lần Đầu tiên về Thể thao Phục vụ Nhân đạo và hy vọng rằng nó sẽ hoàn tất được mục tiêu thúc đẩy hòa bình qua thế giới thể thao. “Chúng ta cần hòa bình và chúng ta cần lòng trắc ẩn,” Lokoro nói, phản ánh lại sự cần thiết có hòa bình ở đất nước quê hương của anh hiện tại đang trong chiến tranh. Anh mong ước rằng một ngày nào đó sẽ trở về nhà ở Nam Sudan nếu các tình hình được cải thiện.
Anh rất tự hào được là một thành viên của nhóm đầu tiên đại diện cho những người tị nạn tại Thế vận hội Olympic. “Chúng tôi là năm người tị nạn từ Kenya và chúng tôi đại diện cho 60 triệu người tị nạn trên toàn thế giới.” Cộng đồng quốc tế hiện nay nhận biết có hàng triệu người phải di tản trên khắp thế giới. Lokoro cảm nhận rằng người ta thường xuyên tin rằng “những người tị nạn không phải là con người và không thể làm được những việc như những người khác. Các bạn phải đối xử với người tị nạn theo cách công bằng.”
Vì Lokoro không thể đại diện cho quốc gia quê hương của anh, anh rất tự hào được đại diện cho cộng đồng người tị nạn: “Bây giờ chúng tôi là những đại sứ của người tị nạn và chúng tôi là những đại sứ của đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ thay đổi đất nước chúng tôi qua thể thao.”
Những người mới đến Trại Tị nạn Kakuma nhìn vào Lokoro và những người đã lớn lên tại đây. Họ đưa ra cho những cư dân mới của Kakuma nguồn hứng khởi: “Họ nhìn vào chúng tôi vì chúng tôi là những người hiền nhân của họ; chúng tôi lớn lên tại Kakuma …  và bây giờ chúng tôi có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn.” Anh muốn mọi người hiểu rằng người tị nạn cũng là những con người. “Chúng ta có tầm nhìn và năng lực như những người khác. Chúng ta có  lời nói, chúng ta có mọi thứ.” Lokoro khuyến khích những người tị nạn như anh loan truyền thông điệp hòa bình.
Lokoro nhìn thấy sự nghiệp Olympic như là một cơ hội để loan truyền thông điệp quan trọng hơn. Bây giờ anh đã có thể truyền thông điệp hòa bình đến cộng đồng quốc tế. “Đây là sự khởi đầu của cuộc đời của tôi và đây là sự khởi đầu của đời sống những người tị nạn. Chúng tôi đang mở cánh cửa ra cho những người khác.”
Anh cũng tin rằng ý định của Đức Thánh Cha Phanxico hướng đến những người tị nạn là rất quan trọng: “Dĩ nhiên, vì sự tiếp cận của ngài và Thiên Chúa, vì thế chúng tôi sẽ cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới và nó sẽ được thay đổi nhờ lời của Đức Thánh Cha và qua thể thao.”

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét