Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Bài huấn giáo Regina Caeli của Đức Giáo Hoàng Phanxico Chúa nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống

Bài huấn giáo Regina Caeli của Đức Giáo Hoàng Phanxico Chúa nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống

‘Mỗi khi lời của Chúa Giê-su được chào đón với niềm hân hoan trong tâm hồn chúng ta thì đấy là công việc của Chúa Thánh Thần.’
15 tháng 5, 2016
Đức thánh cha phanxico
Dưới đây là bản dịch bài huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxico trước và sau kinh Truyền tin vào Chúa nhật Lễ Chúa Thánh Thần tại Quảng trường Thánh Phê-rô:
***
Thân chào anh chị em, xin chào buổi sáng!
Hôm nay chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đánh dấu hoàn tất mùa Phục Sinh, năm mươi ngày sau Biến cố Phục sinh của Chúa Ki-tô. Thánh lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy mở tâm hồn và trái tim để đón nhận ơn sủng của Chúa Thánh Thần, Người mà Đức Giê-su đã nhiều lần hứa ban cho các tông đồ, điều mà Người thực hiện sau sự Phục sinh của Người. Chính Đức Giê-su đã khẩn xin Chúa Cha điều này, như được làm chứng trong Tin Mừng hôm nay. Việc đã diễn ra tại Bữa Tiệc ly, Chúa Giê-su đã nói với các môn đệ của Người: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.” (Gioan 14: 15-16).
Những lời này nhắc nhở chúng ta trước hết là đức ái dành cho một người, và tình yêu cho Thiên Chúa, không phải chỉ bằng lời nói, mà còn bằng hành động; và rồi “giữ các điều răn” phải được hiểu theo nghĩa nhân sinh quan, để đời sống của một con người phải bao hàm tất cả những điều đó. Quả thật, là một Ki-tô hữu không chỉ có nghĩa là thuộc về một nền văn hóa nào đó, hay chỉ liên quan đến một giáo lý này nọ, nhưng trên hết là phải chia sẻ cuộc sống với nhau, với mọi chiều kích của nó, với con người của Chúa Giê-su, và qua Người, đến với Cha. Đến đây, Chúa Giê-su hứa tuôn đổ Thánh Thần trên các tông đồ. Nhờ vào Thánh Thần, Tình yêu kết hiệp Chúa Cha và Chúa Con và xuất phát từ các Ngài, tất cả chúng ta đều có thể sống cuộc sống như Chúa Giê-su. Quả thật, Thần khí dạy chúng ta mọi điều, hay tóm tắt lại một điều duy nhất cần thiết là: hãy yêu như Chúa yêu.
Khi hứa ban Thánh Thần, Chúa Giê-su diễn tả Người như “một Đấng Bảo Trợ khác” (c. 16), Người là Đấng an ủi, Đấng bảo trợ, Đấng trung gian hòa giải, nghĩa là Người trợ giúp chúng ta, bảo vệ chúng ta, và luôn ở bên cạnh chúng ta trên hành trình cuộc sống trong cuộc đi tìm sự công chính và chống lại tội lỗi. Đức Giê-su nói “Đấng bảo trợ khác” vì người thứ nhất là Ngài, là chính Ngài, Ngài đã hóa thân làm người như chúng ta và chia sẻ cuộc sống con người để giải thoát nó khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi.
Hơn nữa, Chúa Thánh thần còn thực hiện một nhiệm vụ là giáo huấn và nhắc nhớ. Đến đây Chúa Giê-su nói: “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (c. 26). Chúa Thánh Thần không mang đến một giáo huấn khác, nhưng làm cho những lời dạy của Chúa Giê-su trở nên sinh động, và đi vào thực hành, để dù thời gian có qua đi nhưng lời Người sẽ không mất đi hay mờ nhạt. Chúa Thánh Thần gieo những lời giáo huấn này vào tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta hiểu, và biến thành một phần của chúng ta, da thịt thành da thịt của chúng ta. Cùng lúc, Thần Khí chuẩn bị tâm hồn của chúng ta để nó có thể thực sự đón nhận được lời và những tấm gương của Chúa Giê-su. Mỗi khi lời của Chúa Giê-su được chào đón với niềm hân hoan trong tâm hồn chúng ta thì đấy là công việc của Chúa Thánh Thần.
Xin chúng ta cùng đọc kinh Truyền tin – lần cuối cùng trong năm nay -, cầu xin sự trợ giúp của tình mẫu tử của Mẹ Maria. Xin Mẹ giúp chúng ta đón nhận được ơn sủng được thổi sinh khí mạnh mẽ bởi Chúa Thánh thần, để nên nhân chứng cho Chúa Ki-tô với sự chính trực và mở rộng tâm hồn hơn nữa để đón nhận trọn vẹn Tình yêu của Người.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh bởi Deborah Castellano Lubov]

Sau Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay trong một ngữ cảnh rất phù hợp của Lễ Chúa Thánh thần, sứ điệp của Cha nhân ngày Ngày Khánh nhật Truyền giáo được tổ chức hàng năm vào tháng 10, đã được xuất bản. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tăng sức mạnh cho tất cả những nhà truyền giáo tái truyền giáo và hỗ trợ sứ mệnh của Giáo hội trên toàn thế giới. Và cũng nguyện xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh này cho các bạn trẻ – cả nam và nữ -, những bạn muốn đi rao giảng Tin mừng. Chúng ta hãy cầu xin điều này, ngay hôm nay, với Chúa Thánh Thần.
Cha xin gửi lời chào đến tất cả các gia đình, nhóm giáo xứ, các đoàn thể, những khách hành hương từ Ý và từ nhiều miền khác nhau trên thế giới, đặc biệt từ Madrid, Prague và Thailand; cũng như những thành viên của Công đồng Công giáo Hàn quốc ở London.
Cha xin chào các tín hữu đến từ Casalbuttano, Cortona, Terni, Ragusa; các bạn trẻ nam thuộc Massa Romagnano; và “Sacra Corale Jonica” của tỉnh Taranto.
Cha xin gửi lời chào đặc biệt đến tất cả những người  tham dự ngày hôm nay trong “Ngày Hội các Dân tộc”, trong dịp kỷ niệm 25 năm tại Quảng trường thánh Gioan Lateran. Nguyện xin cho ngày lễ hôm nay, một biểu trưng của sự hiệp nhất và đa nguyên văn hóa giúp chúng ta hiểu được rằng con đường đi đến hòa bình chỉ là: xây dựng tự hiệp nhất, tôn trọng tính đa nguyên.
Một quan tâm đặc biệt xin gửi đến Alpini, đang họp ở Asti cho sự thống nhất dân tộc. Cha kêu gọi mọi người ở đó hãy làm chứng nhân cho lòng thương xót và hy vọng, theo gương của chân phước Don Carlo Gnocchi, gương của chân phước Brother Luigi Bordino và Đại đức Teresio Sallowthorns, người đã làm vinh danh lực lượng quân đội của Alpini qua sự thánh thiện của đời sống của họ.
Và cha xin chúa mọi người một Lễ Chúa Thánh Thần hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Xin chúc tất cả bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch sang tiếng Anh của Deborah Castellano Lubov]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/05/2016]



Bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần của Đức Thánh Cha

Bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần của Đức Thánh Cha

‘Những ai nhờ đức tin được ngụp lặn trong màu nhiệm tái sinh này sẽ được tái sinh trọn vẹn vào cuộc sống làm con cái chúa.’
MAY 15, 2016
Đức thánh cha phanxico
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống do Vatican cung cấp trong Lễ sáng  Chúa nhật tại Vương Cung Thánh đường Thánh Phê-rô.
***
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Gioan 14:18).
Ý định chính của sứ mệnh của Chúa Giê-su, đã lên đến tột bậc trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần, là đổi mới mối tương quan với Chúa Cha, một mối tương quan đã bị tội lỗi làm hỏng, để đưa chúng ta từ tình trạng là những đứa con mồ côi và lấy lại phẩm vị cho chúng ta trở thành những người con của Người.
Thánh Phaolo Tông đồ, trong thư gửi tín hữu Roma đã viết: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa.15 Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi!’” (Rm 8:14-15). Ở đây chúng ta thấy được  mối tương quan của chúng ta được phục hồi: địa vị làm cha của Thiên Chúa được tái lập trong chúng ta nhờ vào công trình cứu độ của Chúa Ki-tô và ơn sủng của Chúa Thánh Thần.
Thần Khí được ban tặng cho chúng ta bởi Chúa Cha và dẫn dắt chúng ta trở về với Cha. Toàn thể công trình cứu độ là một “sự tái sinh”, trong đó địa vị làm Cha của Thiên Chúa, qua ơn sủng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, giải thoát chúng ta khỏi tình trạng là những người con mồ côi mà chúng ta đã rơi vào. Ngay cả trong đời sống của chúng ta, chúng ta đã chứng kiến nhiều dấu chỉ về tình trạng là người con mồ côi: trong sự cô đơn nội tâm mà chúng ta cảm thấy ngay cả khi chúng ta có nhiều người xung quanh, một sự cô đơn mà chính nó có thể trở thành một nỗi buồn cuộc sống của con người; khi cố gắng muốn thoát khỏi Thiên Chúa, ngay cả khi vẫn có lòng khát khao được sự hiện diện của Người; do tình trạng mù lòa tâm hồn rất phổ biến làm cho chúng ta bị mất khả năng cầu nguyện; trong sự khó khăn nắm bắt được chân lý và thực tại của đời sống vĩnh hằng như là một sự viên mãn của tình kết hiệp bắt đầu từ trên trần gian và đẹp như một bông hoa sau khi qua đời; trong nỗ lực nhìn những người khác như là “anh em” và “chị em”, vì chúng ta là con cùng một Cha; và những dấu chỉ khác.
Làm con cái Thiên Chúa đối lập lại với tất cả những dấu chỉ này và là ơn Thiên triệu từ ban đầu của chúng ta. Chúng ta được tạo dựng làm con cái của Thiên Chúa, từ trong DNA của chúng ta. Nhưng mối tương quan làm con cái này đã bị phá hỏng và cần phải có sự hy sinh của Con Một Thiên Chúa mới có thể phục hồi lại cho chúng ta. Từ ơn sủng của tình yêu vô biên là cái chết của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, Chúa Thánh Thần đã được tuôn đổ xuống trên nhân loại như một nguồn ơn sủng bao la tuôn trào. Những ai nhờ đức tin được ngụp lặn trong ơn sủng tái sinh này sẽ được tái sinh trọng vẹn vào cuộc sống làm con cái Chúa.
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Hôm nay trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Lời của Chúa Giê-su cũng nhắc nhở chúng ta sự hiện hữu của Mẹ Maria trong phòng cầu nguyện trên gác. Thân mẫu Đức Giê-su cùng với nhóm các tông đồ tụ họp cầu nguyện: Mẹ là ký ức sống về Con Mẹ và là lời cầu khẩn hiện hữu của Chúa Thánh Thần. Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Chúng ta hãy phó thác nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, bằng một cách đặc biệt, cho mọi Ki-tô hữu, cho các gia đình và cộng đoàn đang rất cần đến Thần Khí, cần Thánh Linh, Người Biện hộ và Ủi an, Thần khí của chân lý, của tự do và hòa bình.
Như Thánh Phaolo nói, Thần khí hiệp nhất chúng ta với Chúa Ki-tô: “Ai không có Thần khí của Đức Ki-tô thì không thuộc về Người” (Rm 8:9). Làm vững chắc mối tương quan thuộc về Chúa Giê-su, Thần Khí làm cho chúng ta có thể bước vào trải nghiệm mới của tình huynh đệ. Nhờ vào người Anh cả của nhân loại của chúng ta – là Đức Giê-sulà Đức Giê-su – chúng ta có được một mối thân tình với nhau theo cách mới; không còn là những đứa con mồ côi nữa, nhưng là những đứa con cùng một Cha nhân từ và hay thương xót. Và điều này thay đổi mọi việc! Chúng ta có thể nhìn nhau như những người anh em chị em với những sự khác biệt lại làm tăng thêm niềm vui và sự kỳ diệu trong việc chia sẻ tình cha duy nhất và tình anh em.chúng ta có được một mối thân tình với nhau theo cách mới; không còn là những đứa con mồ côi nữa, nhưng là những đứa con của cùng một Cha nhân từ và hay thương xót. Và điều nay thay đổi mọi việc! Chúng ta có thể nhìn nhau như những người anh em chị em  và những sự khác biệt lại làm tăng thêm niềm vui và sự kỳ diệu trong việc chia sẻ tình cha duy nhất và tình anh em.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/05/2016]



Những đầu bếp-Linh mục nấu ăn cho đoàn chiên

Những đầu bếp-Linh mục nấu ăn cho đoàn chiên

Các linh mục nói rằng việc Nấu ăn xây dựng nên cộng đoàn

PATTI ARMSTRONG
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016 6:25 sáng




Linh mục nấu ăn
Giáo Hội Công giáo luôn luôn có gì đó liên quan đến bữa ăn — bữa tiệc Thánh Thể — vì vậy chuyện cũng khá phù hợp khi “những người say mê vào bếp” trong đó có các linh mục.
Rất nhiều vị trong số các  linh mục đã cung cấp thức ăn cho đoàn chiên vượt ra khỏi phạm vi bàn thánh và thậm chí sử dụng những kỹ năng nấu nướng của mình để gây quỹ.

Cha Leo
Cha Leo Patalinghug là tác giả của 3 quyển sách về nấu ăn và những mối tương giao (books about cooking and relationships) và là người hướng dẫn trong chương trình nấu ăn có tên Savoring Our Faith (Những hương vị của Đức tin) của đài EWTN. Cha đã dùng phong trào nấu ăn để hiệp nhất mọi người và phục vụ rao giảng Tin Mừng, và đã thành lập phong trào Ơn Sủng Trước Các Bữa Ăn (Grace Before Meals movement) (GraceBeforeMeals.com) để làm vững mạnh hơn nền tảng các gia đình và cộng đoàn qua sự chia sẻ các bữa ăn.
“Nó là một sự thay đổi cuộc sống cho các gia đình khi biết dành thời gian để nấu nướng và ăn chung với nhau,” vị linh mục-đầu bếp nói. Cha gắn mục tiêu của mình vào một khái niệm nền tảng: Hành động đơn giản khi tạo ra và chia sẻ một bữa ăn có thể làm vững chắc hơn tất cả các mối quan hệ. Các nghiên cứu cho thấy những gia đình cùng ăn (và cầu nguyện) với nhau sẽ ở lại với nhau, vì vậy vị linh mục này tặng cho các gia đình những công cụ để đến với nhau trong bữa tối để được nuôi dưỡng, thể xác, tâm trí và linh hồn.
“Những ‘công cụ’ này là những công thức nấu ăn dễ thực hiện và ngon miệng, là những ý tưởng để trao đổi và cầu nguyện với nhau để mang Chúa đến bàn ăn,” ngài nói.
Theo cha Patalinghug, cha chỉ làm những gì một linh mục cần làm — nuôi dưỡng đoàn chiên. “Các linh mục có thể có đường hướng mục vụ hữu hiệu hơn nếu các vị biết cách nuôi dưỡng đoàn chiên,” cha nói. “Thật là tốt nếu các linh mục dành thời gian với tín hữu để xây dựng sự nối kết qua một bữa ăn.”
Từ “tôi” đến “chúng ta”
Nấu ăn là một việc Cha David Simonetti đã học khi còn bé từ mẹ của ngài. Bây giờ nó trở thành một đường hướng mục vụ linh mục không chính thức của ngài, vì cha thường chuẩn bị các bữa ăn cho các gia đình đang gặp khó khăn. “Tôi mang thực phẩm, và tôi chuẩn bị bữa ăn,” cha phó giáo xứ Thánh Gia-cô-bê ở Làng Sauk, ở Ill. “Thế rồi khi họ đến nhà thờ, họ nhìn thấy tôi là con người thật của tôi, và nó làm thay đổi mối quan hệ.”
Gần đây, cha Simonetti nấu một bữa ăn cho một người bạn cùng trường trung học cũ bị ung thư ruột kết. “Bữa ăn rất tuyệt,” người bạn cũ nói với ngài, “nhưng còn tuyệt vời hơn là cha đến và dành thời gian với chúng tôi — tôi không thể tin là cha lại làm việc đó.”
“Tôi không thể làm ông ấy hết bệnh, nhưng tôi có thể làm tinh thần ông ta vui trở lại qua mối quan hệ bạn cũ,” cha Simonetti nói. “Chia sẻ một bữa ăn chuyển chúng tôi từ trạng thái tâm lý “tôi” thành “chúng tôi.”
Niềm đam mê nấu ăn kiểu Ý của cha cũng là nguồn cảm hứng cho cha tạo ra một thương hiệu nước xốt Ý Communio (CommunioSauces.com), vừa có mặt trên thị trường. Một nửa số tiền thu được dành để giúp cho các trẻ em đau bệnh, và một nửa còn lại sẽ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục Công giáo địa phương trong Tổng giáo phận Chicago, vì cha là chủ tịch ban quản trị của trường tư thục Academy of Excellence của Đức Thánh Cha Benedict XVI ở Frankfort, Ill. Nhãn nước xốt in hình cha đang ngồi tại bàn ăn tối ở giữa cha mẹ và nói: “Đây còn hơn là bữa ăn; nó là con đường trở về nhà!” Nguyên liệu đầu tiên được liệt kê, trước loại cà chua San Marzano nhập khẩu, là “tình yêu.”
Trên khắp đất nước, nhiều linh mục đang gây quỹ được rất nhiều tiền qua việc bán đấu giá các bữa ăn.
“Họ đang thực sự bỏ tiền ra mua sự trải nghiệm để hiểu về linh mục của họ qua một con đường ít thánh thiêng hơn nhưng là một con đường thiêng liêng của con người nhiều hơn,” cha Patalinghug nói về trải nghiệm được ngồi ăn với một linh mục. “Cách nấu ăn của tôi thì chẳng đáng nhiều tiền vậy đâu, nhưng vì một trải nghiệm đơn giản là chia sẻ gi xung quanh khu vực bàn thánh, là bàn ăn tối.”
Những bữa ăn đấu giá
Trong địa phận Bismarck, N.D., các linh mục đang đấu giá những bữa ăn tối để gây quỹ giúp các trường học Công giáo, các ngài đã kiếm được hơn nửa triệu đô-la trong 10 năm qua.
Khi Đức ông James Shea làm cha tuyên úy tại trường Trung học thánh Mary ở Bismarck, ngài đã đến để chứng kiến sức mạnh của việc chuẩn bị và chia sẻ 1 bữa ăn.
Nhìn thấy sự bận rộn của đời sống học sinh, và rất nhiều các em than phiền về tình trạng bị căng thẳng, Đức ông Shea nói ngài cân nhắc về những bữa ăn thư giãn mà ngài đã dùng trong chủng việc ở Roma và bắt đầu mời các học sinh đến ăn 1 bữa với cha mẹ, họ giúp công việc dọn dẹp.
“Tôi học cách nấu ăn để nấu cho các học sinh của tôi,” ngài nói. “Bây giờ tôi nấu khá hơn hồi xưa rồi, nhưng nét đẹp của một bữa ăn ngon là sự tập trung vào khía cạnh tinh thần và xã hội” của giờ ăn.
Khi Đức ông Shea lần đầu đề nghị nấu ăn với thầy giáo Jerome Richter như là một phần trong cuộc đấu giá của trường thánh Mary, nó đã mang đến $3,000. “Nó làm tất cả chúng tôi giật  mình,” ngài nói.
Cha Justin Waltz, linh mục giáo xứ thánh Leo ở Minot, N.D., cũng thể hiện sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên ngài đề nghị nấu một bữa ăn bán với giá $2,500 tại sảnh đường Giám mục Ryan của của Fame Banquet.
“Nó dựa trên tinh thần bữa tiệc Thánh thể,” cha Waltz nói về kinh nghiệm. “Chúa đã làm chúng tôi tụ họp với nhau trong mỗi Thánh lễ, và Chúa Giê-su đưa sự cứu rỗi vào trong một bữa ăn.”
Cha Waltz giải thích rằng có nhiều hoạt động liên quan đến bữa ăn có các linh mục tham gia. Ví dụ, ngài đề cập đến Cha Jadyn Nelson, cha phó xứ thánh Leo và là cha tuyên úy của trường Công giáo Giám mục Ryan, giữ việc nếm rượu với các loại rượu từ Ý và các sự kiện xã hội tại nhà xứ để cảm ơn những người ủng hộ chương trình của cha tuyên úy của trường trung học. Và cha Waltz đã phát triển một nhóm gồm nhiều người giúp ngài ủ lên men bia cho chương trình Thần học trên Nút (chai) — tất cả các buổi gặp gỡ không chính thức nơi mà thần học và giao lưu xã hội gặp nhau.
“Tôi không thể nói đủ mạnh rằng toàn bộ là sự quan hệ,” cha Waltz nói. Ngài cũng cho biết các linh mục rất thích được mời đến để chia sẻ một bữa ăn. “Chúng tôi thích đến gặp nhau và đi tản bộ, thậm chí là dâng Lễ và dành thời gian với gia đình và chúc lành cho gia đình họ,” cha nói. “Chẳng cần gì phải cầu kỳ. Chúng tôi muốn mọi người cảm thấy rằng “đây là người cha tinh thần của họ người sẵn sàng đến với mọi người bất kỳ lúc nào.”
Patti Armstrong viết từ North Dakota.
EWTN photo
[Nguồn:ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/05/2016]