Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

10 điều thú vị các bạn chưa biết về đội Cận vệ Thụy sĩ

10 điều thú vị các bạn chưa biết về đội Cận vệ Thụy sĩ


swiss guard

Khi nhìn những bức ảnh của Vatican, một trong những chi tiết thu hút sự chú ý của đôi mắt chúng ta là các quý ông mặc đồ xanh, vàng, đỏ, và đứng nghiêm như tượng chung quanh khu vực sân quảng trường. Đây là những người trong đội cận vệ Thụy sĩ, chúng ta thực sự biết được bao nhiêu thông tin về sự hiện diện đầy kiên trì của họ. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết:

1. Lịch sử của đội cận vệ Thụy sĩ quay ngược lài từ thời Đức Giáo hoàng Julius II, khi đó lần đầu tiên ngài mời đội binh Thụy sĩ đến Roma năm 1506; vào năm 1512 đội binh này đã được biết đến như là “Những người bảo vệ sự tự do của Giáo hội.”

Hofburg Schweizertor (Swiss Gate), Vienna
Hofburg Schweizertor (Cổng Thụy sĩ), Vienna Wikipedia

2. Theo lịch sử, ngày 22 tháng 01 năm 1506, được gọi là ngày khai sinh chính thức của Đội Cận vệ Thụy sĩ bảo vệ Đức Giáo hoàng và lúc đó 150 binh sĩ đầu tiên  được Đức Giáo hoàng ban phép lành. Từ đó về sau, cơ cấu của đội cận vệ phải trải qua những đợt xét duyệt tùy theo từng tình trạng đe dọa an ninh khác nhau. Cho mãi đến hôm nay thì đội cận vệ vẫn đứng vững và sẵn sàng bảo vệ Đức Thánh Cha và nhà nước Vatican.

Massacre of the Swiss Guard (1792), Jean Duplessi Bertaux Wikipedia
Cuộc thảm sát của Đội cận vệ Thụy sĩ (1792), Jean Duplessi Bertaux
Wikipedia

3. Những đòi hỏi khắt khe đối với một người muốn gia nhập đội cận vệ bao gồm: phải là công dân Thụy sĩ, trung thành với Giáo hội, đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự đặc biệt, tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 5’8’’ (khoảng 1,72m), độc thân, và học vấn tối thiểu đã hoàn thành trung học hay chương trình khác tương đương.

swiss-guard-reviewing

Wikimedia

4. Đồng phục hiện tại của Đội cận vệ Thụy sĩ đã được sửa đổi lại lần gần đây nhất là vào khoảng năm 1914. Tuy nhiên, nó vẫn được lấy cảm hứng từ bộ đồng phục đầu tiên của đội cận vệ.

swiss guard

Wikimedia


5. Hàng năm vào ngày 6 tháng 5, những cận vệ mới được tuyển chọn làm lễ tuyên thệ lòng trung thành để “phục vụ trung thành, trung tín và tôn kính” Đức Giáo hoàng. Đây là ngày tưởng nhớ biến cố lịch sử “Cuộc cướp phá thành Roma” năm 1527 với 147 cận vệ đã hy sinh để bảo vệ Giáo hội.

Last Stand of the Swiss Guard

Cuộc kháng cự cuối cùng của Đội cận vệ Thụy sĩ

6. Ba vị thánh bổn mạng của đội Cận vệ Thụy sĩ là: thánh Martino thành Tours, một chiến binh trở thành tu sĩ (11 tháng 11); Thánh Sebastian (20 tháng 1) cũng là thánh bổn mạng của các binh sĩ; và thánh Niklaus von Flüe (25 tháng 9) là thánh bổn mạng của Thụy sĩ.

St. Martin of Tours
St. Sebastian
St. Niklaus von Flüe

7. Mỗi ngày khoảng 2/3 đội cận vệ đứng gác tại các cổng ra vào của Cung Giáo hoàng, những người khác tháp tùng Đức Giáo hoàng khi ngài tông du nước ngoài hoặc xuất hiện giữa đám đông; họ hoạt động như đội vệ sĩ riêng.

Wikipedia
Wikipedia

8. Ngoài trách vụ chính của họ là bảo vệ, những người này phải tiếp tục cập nhật những bài hướng dẫn khác nhau, giữ kỷ luật qua những bài luyện tập và hành quân và tiếp tục được huấn luyện quân sự như tập bắn thường xuyên.

swiss guard
Wikipedia

9. Họ cũng tham gia vào những hoạt động nhàn rỗi hơn như đội bảo vệ danh dự, đồng ca, và thể thao! Các đơn vị của đội cận vệ thành lập các nhóm và thi đấu với nhau!

swiss guard
Wikimedia

10. Lương khởi điểm hàng năm của một người trong đội Cận vệ Thụy sĩ vào khoảng €15,600, hay $18,400 USD. Mức lương này chỉ nhằm cung cấp đủ cho những nhu cầu cơ bản của một người thanh niên độc thân đã chọn dâng hiến đời mình (trong một khoảng thời gian nào đó) để phục vụ Đức Thánh Cha.

swiss guard
Wikimedia




[Nguồn: epicpew]


Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]



Đức Thánh Cha với các phó tế: Đừng keo kiệt với thời gian của anh em

Đức Thánh Cha với các phó tế: Đừng keo kiệt với thời gian của anh em

Trong Thánh lễ Năm thánh, ngài nói phục vụ cần phải bỏ ngay bảng thời gian biểu
29 tháng 5, 2016
pope francis
CTV Screenshot - Bài giảng của Đức Thánh Cha trong lễ Năm thánh cho các thầy Phó tế
Để  làm người tôi tớ trung thành, anh em không thể keo kiệt với thời gian của mình, nhưng phải cho đi một cách hào phóng ngay cả trong những thời điểm bất tiện nhất.
Đức Thánh Cha đã thúc đẩy các phó tế nhận ra được vấn đề này trong thánh lễ bế mạc Năm thánh cho các Thầy Phó tế tại Quảng trường Thánh Phê-rô sáng nay.
Năm thánh đặc biệt này là một lễ mừng cho các phó tế và vợ con của họ tại Roma từ 27 - 29 tháng 5. Họ được mời đến từ khắp nơi trên thế giới để làm cuộc hành hương về Kinh thành Roma trong dịp đặc biệt của Năm thánh Lòng thương xót.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra suy tư về những điều làm nên một người tôi tớ trung thành, nhấn mạnh đến 3 điểm chính: sẵn sàng, nhân từ, và có một ‘trái tim khỏe mạnh.’
Sẵn sàng
“Một người phục vụ không phải là người nô lệ cho thời gian biểu, nhưng luôn phải sẵn sàng để đối mặt với những tình huống bất ngờ, luôn sẵn sàng cho anh chị em của mình và luôn phải mở lòng trước những điều bất ngờ của Thiên Chúa. Một người phục vụ phải biết mở lòng trước những điều bất ngờ, những bất ngờ của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải hy sinh giây phút nghỉ ngơi xứng đáng hay từ bỏ việc anh em thích làm, Đức Phanxico lưu ý, “một người tôi tớ phải biết cách mở những cánh cửa thời gian và tâm hồn của mình cha tha nhân xung quanh, ngay cả trong những giờ bất tiện nhất.”
“Một người phục vụ không biết lo lắng về thời gian biểu,” Đức Phanxico ứng khẩu nói. “Thật là rắc rối cho tôi khi tôi nhìn thấy một thời gian biểu trong một giáo xứ: “Từ điểm thời gian này sang điểm thời gian khác”. Rồi sao nữa? Chẳng có cánh cửa nào mở, không có linh mục, không có phó tế, không có giáo dân để đón tiếp người khác … Điều này không tốt.
“Đừng lo lắng về bảng thời gian biểu: hãy có can đảm bỏ qua thời gian biểu.”
Một người phục vụ, Đức Thánh Cha nhấn, phải học mỗi ngày phương pháp tách mình ra khỏi những công việc được làm theo cách riêng của mình và sống cuộc sống theo một quy định riêng. “Một người phục vụ không được để dành thời gian nhàn rỗi; người ấy phải từ bỏ ý tưởng làm chủ một ngày của anh ta,” ngài nói.
Ngài nói với các phó tế rằng nếu họ thể hiện tính sẵn sàng với mọi người, thì thừa tác vụ của họ “sẽ không còn là phục vụ cho bản thân, nhưng là sự đơm hoa kết trái của tin mừng.”
Nhân từ
Nói về lòng nhân từ, Đức Phanxico nhắc nhở các Phó tế hãy bắt chước chính Chúa Giê-su là người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” và Người đến để phục vụ. Cũng vậy, như Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha thúc giục, hãy kiên nhẫn, tốt lành và luôn hiện diện.
“Đây là những đặc tính của sự phục vụ của Ki-tô giáo; hiền lành và khiêm nhường, theo gương Chúa phục vụ anh em: bằng cách chào đón mọi người với tình yêu chờ đợi và luôn cảm thông, bằng cách làm cho mình luôn hòa đồng và thân thiết giữa cộng đoàn giáo xứ, là nơi mà người lớn nhất không phải là người ra lệnh, nhưng là người phục vụ (Lc 22:26).”
Lòng nhân từ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, là ơn thiên triệu của chức Phó tế thể hiện đức ái trưởng thành của thừa tác viên.
Trái tim khỏe mạnh
Với tinh thần sẵn sàng phục vụ, ngài nói tiếp, đòi hỏi một trái tim khỏe mạnh: “một trái tim được Thiên Chúa chữa lành, một trái tim biết tha thứ và không biết đóng lại hay trở nên chai đá.”
Đức Thánh Cha động viên họ cầu  nguyện mỗi ngày để được Chúa Giê-su chữa lành và trở nên giống Người hơn.
“Anh em hãy dâng lên Thiên Chúa công việc của mình, những sự phiền phức nho nhỏ của mình, tính mỏng dòn của mình và những hy vọng trong lời cầu nguyện chân thành để dâng cuộc sống mình lên Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa vào trong đời sống của mình,” ngài nói.
Đức Thánh Cha kết luận, và nhắc nhở các Phó tế hãy lấy 3 yếu tố này đưa vào đời sống thực hành, họ sẽ trở nên những người tôi tớ phục vụ Chúa Giê-su hiệu quả hơn, có khả năng gặp gỡ và giúp đỡ những ai đang trong cơn thiếu thốn.
***
[Nguồn: ZENIT]
Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]


Linh mục bước xuống đường đua trong những ngày diễn ra giải đua xe Indy

Vị linh mục bước xuống đường đua trong những ngày diễn ra giải đua xe Indy

Rao giảng Tin mừng với tốc độ 230 dặm (khoảng 370km) một giờ

SHAWN WOOD
05/29/2016
Shawn Wood photos
Ảnh bên, Cha Glenn O'Connor lau vỏ xe sau chặng dừng trên đường đua trong buổi tập cho Josef Newgarden tại đường đua Indianapolis Motor Speedway. Ảnh dưới, Cha O'Connor mang các vỏ xe chuẩn bị cho vòng đua tiếp theo trong giải Indianapolis 500 driver Newgarden. Vị linh mục sẽ làm việc trong khu đường đua của mình trong suốt ngày đua Chủ nhật của giải 100th Indianapolis 500.
– Ảnh: Shawn Wood
INDIANAPOLIS — Những vệt lờ mờ màu hồng vạch ngang đường chân trời phía đông khi bình minh ló dạng bắt đầu một buổi sáng của ngày đua trên đường đua nổi tiếng Indianapolis Motor Speedway. Cha Glenn O’Connor, một linh mục thuộc Tổng giáo phận Indianapolis, có mặt tại đường đua từ 4:30 sáng.
Đó là khởi đầu cho một ngày làm việc dài dằng dặc của vị linh mục, ngài sẽ làm việc với đội đua Ed Carpenter Racing, sau khi dâng nhiều lễ cho các tín hữu bắt đầu 8 giờ sáng.
Cha O’Connor được đến xem đua xe với tư cách một người hâm mộ lần đầu tiên năm 1969, và ngài bắt đầu làm việc tại đường đua năm 1975.
Năm nay là kỷ niệm giải đua thứ 100 của “Greatest Spectacle in Racing,” (Cảnh đua vĩ đãi nhất) vào ngay 29 tháng 5, và là năm thứ 41 vị linh mục làm việc trên đường đua.
Tiếng gọi vào thiên chức Linh mục
Sinh ngày 6 tháng 7 năm 1952, Cha O’Connor là con cả trong gia đình của Glenn và Eileen O’Connor có 8 người con. Ngài được tiến chức linh mục ngày 17 tháng 5 năm 1980, và hiện tại đang là linh mục quản xứ nhà thờ Thánh Susanna Church, ở Plainfield, Ind., một vị trí ngài đã giữ từ năm 2012.
Ngài cũng là cha tuyên úy Công giáo cho sân bay Quốc tế Indianapolis và là cha linh hướng cho Central Indiana Cursillo, đồng thời là phát ngôn viên cho các buổi họp của Hiệp hội Vận động viên Công giáo của Đức Ki-tô.
“Đó là một tiếng gọi vang vọng làm linh mục,” cha O’Connor nói. “Cha tôi cũng học trong chủng viện, nên khi tôi lớn lên trong nhà lúc nào cũng đầy các linh mục; và các vị thường xuyên động viên tôi, và tôi cũng thích những công việc các cha làm. Rồi tôi đến học ở một trường Latin ở Indianapolis, một trường trung học Công giáo.”
Nhưng năm cuối trung học ngài lại quyết định không đi theo con đường làm linh mục nữa. Vì vậy cha đi làm và bắt đầu học chương trình đại học tại Đại học Indiana University-Purdue University Indianapolis and Ball State, tại đây cha học dự bị luật và cuối cùng chuyển sang môn tâm lý.
“Có cái gì đó giống như động lực đem tôi trở lại với ý nghĩ làm linh mục, và tôi đến St. Meinrad để tìm hiểu xem liệu việc này (làm linh mục) có thực sự là tiếng gọi của tôi hay không; và tôi không bao giờ trở lại gia đình nữa,” cha O’Connor nói.
Cha tốt nghiệp với bằng Cử nhân nghệ thuật của trường Đại học St. Meniard College năm 1976 và tốt nghiệp chủng viện St. Meinrad, ở St. Meinrad, Ind., năm 1980, với bằng cử nhân thần học.

Sứ vụ IndyCar
Mỗi cuối tuần của giải đua cho loạt giải Verizon IndyCar Series, những Ki-tô hữu không thuộc giáo hội nào và người Công giáo có cơ hội tôn thờ và dâng thánh lễ tại đường đua qua nhóm Sứ vụ IndyCar (IndyCar Ministry).
Quay ngược lại năm 2000, Bob Hills, cựu giám đốc của Sứ vụ biết cha O’Connor khi cha đến giúp vì cha Phil DeRea được gọi về Roma.
“Cha Glenn rất tuyệt vời đối với những người trên đường đua; ngài hiểu họ; ngài biết họ. Bất kể họ là người Công giáo hay không, ngài vẫn quan tâm chăm sóc họ,” Hills nói.
Năm 2003, Tony Rena đã bị tử nạn trên đường đua trong một lần chạy thử vỏ. Anh ta đã gặp cha O’Connor chỉ vài ngày trước tai nạn xảy ra, và đã lên kế hoạch kết hôn vài tháng sau.
Hills liên lạc với cha O’Connor, ngài đến cầu nguyện bên xác của Rena trong lễ tang.
“Điều đó có ý nghĩa rất lớn với gia đình Rena,” Hills nói.
Theo Hills, Đức Tổng giám mục Joseph Tobin của tổng giáo phận Indianapolis dâng thánh lễ chung trong khu dành cho khán giả và người cổ động, và cùng đồng tế là cha O’Connor.
Những hạt giống hy vọng
Nhưng đua xe không phải là trọng tâm duy nhất của vị linh mục. Cha O’Connor đồng sáng lập tổ chức “Những hạt giống hy vọng (Seeds of Hope), một nhà dành cho những phụ nữ trên 18 tuổi cần cai nghiện ở mé tây Indianapolis ngày 20 tháng 9, 1999.
“Tôi luôn luôn muốn có một nơi để cho những người cần có một cơ hội thứ hai,” cha O’Connor nói.
Marvetta Grimes là một trong số hơn 500 phụ nữ đã được giúp bởi tổ chức Những hạt giống hy vọng.
Cô bắt đầu sử dụng ma túy năm 12 tuổi và ngày 24 tháng 10, 1999, cô vào nhà này tìm cơ hội chấm dứt 21 năm nghiện.
Qua sự giúp đỡ và hướng dẫn của cha O’Connor, cô đã có thể dứt bỏ sự lệ thuộc vào thuốc phiện và đây là năm thứ 11 cô là giám đốc điều hành của nhà, 17 năm sau khi cô đến tìm sự trợ giúp.
“Cha là một chiến binh cho những người kém may mắn; và qua ơn sủng của Thiên Chúa và nhờ ngài, chúng tôi đã học được cách để trở thành những người như chúng tôi ngày hôm nay và hoàn thiện những gì chúng tôi có thể,” Grimes nói. “Nếu không nhờ sự cả quyết của cha và trái tim nhân hậu của ngài, tổ chức Những hạt giống Hy vọng ngày nay làm gì có được.”
Vì hoạt động của ngài với tổ chức Những hạt giống Hy vọng, tháng trước cha O’Connor đã nhận được giải thưởng Jefferson của kênh truyền hình RTV6, một chi nhánh của kênh ABC TV ở Indianapolis. Đây là một giải thưởng quốc gia cho sự phục vụ cộng đồng được bắt đầu từng phần vào cuối thời Jacqueline Kennedy Onassis.
Ngày đua
Sau thánh lễ 9 giờ sáng của giải đua 500, cha O’Connor sẽ thay bộ áo lễ sang bộ đồ trường đua và làm việc cho Ed Carpenter Racing và tay đua Josef Newgarden.
“Đấy là một sự kết hiệp hoàn hảo,”cha O’Connor nói về cách kết hợp giữa đua xe và Tin mừng. “Khi bạn quen biết những người này, bạn sẽ hiểu được cách làm sao để tiếp cận tới một số những người khác. Họ dạy tôi rất nhiều về nhóm làm việc và cách làm việc với nhau. Có rất nhiều bài học tốt rút ra từ việc đua xe, và tôi luôn kinh ngạc phía bên kia vạch đua, khi có người cần trợ giúp, cộng đồng đua luôn sẵn sàng.”
Khi cha O’Connor trở về nhà xứ sau ngày đua, ngài ngồi xem lại buổi đua, quay ảnh chậm, trên kênh RTV6. Rồi lại đến thứ Ba phục vụ giáo xứ sau một ngày nghỉ trước khi ngài tiếp tục cho sự kiện IndyCar tiếp theo.
Ngoài lễ Phục sinh và Giáng sinh, ngày có lịch làm việc rõ ràng nhất cho cha O’Connor là ngày đua diễn ra tại Indianapolis Motor Speedway.
Vì ở đó ngài có thể kết hợp niềm đam mê đua xe đồng thời với rao giảng Tin mừng của Đức Ki-tô với vận tốc 230 dặm 1 giờ.
[Nguồn: ncregister]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]