Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Syria, Đức Giám mục Audo: trẻ em là trung tâm của những bi kịch của chúng tôi

Syria, Đức Giám mục Audo: trẻ em là trung tâm của những bi kịch của chúng tôi


Sau khi công bố ngày Cầu nguyện cho Hòa bình vào 1 tháng 6, sẽ đề cao những vai chính nhỏ nhất, Giám mục Giáo phận Aleppo nói với Đài Vatican

children suffer
Các trẻ em và bi kịch của chiến tranh ở Syria

29/05/2016
VATICAN INSIDER STAFF
ROME
Vào thứ Tư tuần tới, như Đức Thánh Cha đã công bố tại buổi lễ Angelus, các cộng đoàn Ki-tô hữu ở Syria sẽ cầu nguyện cho hòa bình. Và các nhân vật chính sẽ là những trẻ em. Để hiểu thêm về sáng kiến này, đài Vatican đã phỏng vấn Đức Giám mục giáo hội Chaldea thuộc giáo phận Aleppo và chủ tịch Caritas Syria, Đức ông Antoine Audo.
“Nó là một điều gì đó,” ngài nói vào microphone của đài phát thanh Vitican, “cho thấy cách những Ki-tô hữu đang hiện diện, đã có cội rễ ở Syria, trong Giáo hội và họ sẽ không từ bỏ đặc ân đó mà không bảo vệ lấy nguồn cội sự hiện diện của chúng tôi, và tương lai của chúng tôi. Tôi nghĩ trẻ em là trung tâm điểm của tấn bi kịch của Syria. Nó là một điều rất quan trọng, tương lai của Ki-tô giáo, của tất cả mọi Giáo hội. Dấu chỉ hiệp nhất này, khi mọi người cùng đồng tâm vào ngày 1 tháng 6, là rất đặc biệt cho chúng tôi, cho Giáo hội hoàn vũ.”
Hoàn vũ, quả thật như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà các trẻ em ở Syria đang mời gọi trẻ em trên toàn thế giới cùng cầu nguyện với các em. “Tôi nghĩ,” Đức Giám mục đưa lý do, “một đứa trẻ vẫn là một người yếu đuối nhất trong xã hội: tất cả mọi bạo lực đều rơi trên đầu trẻ em, các em không có cách gì để tự bảo vệ trong hoàn cảnh bạo lực này. Theo ý nghĩa này, trái tim của Thiên Chúa nhìn nơi các trẻ em con đường của Thiên quốc, con đường của sự khiêm hạ, con đường đặt ra những câu hỏi về những quyền lực của thế giới. Một trẻ em là một cách rất tốt để kêu gọi sự hòa bình và hòa hợp.”
Như tình hình hiện tại của trẻ em ở Syria, Đức Giám  mục Audo nhận xét: “Các trẻ em ở Syria đang chịu đau khổ, có trên 2 triệu trẻ em không được đến trường; tôi nhìn thấy các em trên các đường phố ở Aleppo, các em bước đi với đôi chân trần, không có bánh ăn, không có cơ hội có được nhân phẩm … Người ta sử dụng trẻ em với nhiều mục đích khác nhau, để làm nhục, để kiếm tiền …”
Nhưng trẻ em lại đại diện cho niềm hy vọng. “Đúng,” Đức Giám mục Audo kết luận, “ngay cả với những người ngoài kia chỉ nghĩ đến quyền lực và tiền vẫn có thể nhìn thấy tính chân thực của trẻ em: mỗi người chúng ta đều đã là một trẻ em, mỗi chúng ta đều mang trong tim mình tính chân thực của một đứa trẻ, tính chân thực của sự hạnh phúc sâu thẳm của con người: bạn có thể nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của các em, bạn có thể thấy những điều đó trong câu chuyện của các em. Đây là một vấn đề thuộc con người-nhân loại-tinh thần rất sâu rộng, và tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ giúp chúng tôi, ngài là người chú ý đến những thực tại của con người nơi những người yếu kém nhất, nơi những người đơn sơ nhất.”

[Nguồn: vaticaninsider]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]


Vị linh mục ở Cameroon rao giảng Tin mừng qua bóng đá

Vị linh mục ở Cameroon rao giảng Tin mừng qua bóng đá

Fr. Cañón with his soccer team in Cameroon. Credit: Independiente Santa Fe/@SantaFe via Twitter.
Cha Cañón với đội bóng đá của ngài ở Cameroon. Ảnh: Independiente Santa Fe/@SantaFe via Twitter.
Mamfe, Cameroon, 25 tháng 5, 2016 / 04:11 chiều (CNA/EWTN News).- Cha William Cañón là một nhà truyền giáo người Colombia ở Cameroon, ngài trở thành huấn luyện viên bóng đá mỗi Chúa nhật, giúp mang lại niềm vui cho khoảng 60 trẻ em địa phương qua thể thao và tình thân thiết.
“Sau chầu Thánh thể, chúng tôi tập trung lại và dành thời gian để xây dựng tính cách Ki-tô hữu; rồi, với kiến thức rất hạn chế về thể thao, chúng tôi chơi bóng đá,” Cha Cañón kể với Pablo Romero phóng viên tờ El Tiempo, một tờ nhật báo của Colombia (El Tiempo).
Nhà truyền giáo là một người hâm mộ đội Independiente Santa Fe, đội bóng đá của Bogota đã giành được giải Copa Sudamericana năm ngoái. Ngài là nhà truyền giáo cho vùng Mamfe, thuộc miền tây nam Cameroon, từ năm 2014.
Khi ngài đến Cameroon ngài được chuyển đến một giáo xứ nơi mà hạt giống tin mừng vẫn chưa được gieo: ngài tìm thấy một dân tộc vẫn còn có những tục lệ như đa thê, và một nền văn hóa thượng tôn nam giới. Họ đang phải đối mặt với dịch bệnh, thiếu thực phẩm, và thiếu điện và nước sạch.
Nhưng Cha Cañón để ý thấy các em trai ở Mamfe có một niềm đam mê bóng đá đặc biệt, vì vậy ngài quyết định tận dụng cơ hội này để đưa các em lại gần Chúa hơn. Mỗi Chúa nhật, cha dâng Thán lễ cho khoảng 60 em trai chơi bóng đá. Rất nhiều em phải đi bộ cả 3 tiếng đồng hồ để đến đó, và các trận đá bóng được tổ chức trên cánh đồng đất với khung thành tạm thời, và họ luôn bắt đầu trận bóng bằng lời cầu nguyện.
“Nhìn thấy các em đến là một hình ảnh không tưởng tượng nổi. Một số em đi chân trần, nhưng với niềm vui vô cùng tên nét mặt. Hầu hết các em đều là những cậu bé tự ý đến và rất chân thành. Và trên hết, các em rất mang ơn, vì đó là thời gian duy nhất các em có niềm vui và giấc mơ. Bất kể những hoàn cảnh và những khó khăn, các em vẫn luôn đến đây,” vị linh mục nói với El Tiempo.
“Ở đây các em rất hạnh phúc với những điều rất nhỏ, và với cuộc sống của các em,” ngài nói thêm.
Trong suốt tuần lễ, cha dân lễ mỗi ngày lúc 6 giờ sáng. Sau đó ngài đi thẳng ra bệnh viện địa phương và làm việc ở đây hầu như cả ngày với vị trí tuyên úy.
Đội bóng Independiente Santa Fe đã rất cảm kích khi nghe về công việc của nhà truyền giáo. Trong một chuyến đi đến Colombia, ngài đã xin quyên góp cho đội bóng Cameroon của ngài và họ đã tặng ngài các trái bóng và đồng phục đội bóng Santa Fe uniforms cho các em.
“Tôi đội ơn Chúa vì cơ hội rất tuyệt vời này mà Ngài đã ban cho tôi. Và với Santa Fe, có đồng phục. Từ đây, tôi tiếp tục hỗ trợ đội bóng của tôi,” ngài nói với (El Tiempo).
[Nguồn: catholicnewsagency]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]


Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin: ‘Coi trọng giá trị của gia đình,’ ‘Hãy dũng cảm’

PHỎNG VẤN: Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin: ‘Coi trọng giá trị của gia đình,’ ‘Hãy dũng cảm’

Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Ireland nói về Đại hội các Gia đình Thế giới 2018
30 tháng 5, 2016
Diarmuid_Martin,_Archbishop_of_Dublin_in_2012
Đức Tổng giám mục Martin-- Wikimedia Commons
Trên bề mặt của một nền văn hóa đang thay đổi, giá trị của các gia đình phải được coi trọng như là một trường học và không đánh mất lòng dũng cảm.
Trong một buổi phỏng vấn dành riêng cho ZENIT, Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin giáo phận Dublin, Ireland, nhấn mạnh điều này. Vị Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ireland đã trao đổi với chúng tôi tiếp theo sau một cuộc họp báo ở Vatican hôm thứ Ba để trình bày về Đại hội các Gia đình Thế giới. Đại hội sẽ diễn ra các ngày 22-26 tháng 8 năm 2018, ở Dublin với chủ đề “Tin mừng của Gia đình, Niềm vui của Thế giới.”
Trong buổi phỏng vấn, ngài cũng nói về những đối mặt với sự ngược đãi của các gia đình đã được cân nhắc như thế nào, đại hội ở Philadelphia tháng 9 năm 2015 đã có tác động ra sao đối với chương trình sắp tới, và những điều ngài hy vọng sẽ đem lại cho các gia đình ở quốc gia của ngài.
Thêm nữa, vị giám mục Ireland đã nhận định về lý do tại sao Đức Giáo hoàng Phanxico đã “cách mạng hóa” quan niệm của Thượng hội đồng, và tại sao hiệu quả của nó đòi hỏi phải có sự cộng tác tiếp theo của Giáo hội.
****
ZENIT: Thưa Đức Tổng Giám mục Martin, Đức Thánh Cha Phanxico đã ủng hộ các gia đình như thế nào và tại sao Đại hội các Gia đình Thế giới lần này lại quá quan trọng như vậy?
TGM Diarmuid Martin:  Ngày này thuộc về một quá trình đã được Đức Thánh Cha Phanxico đề xướng, gần như ngay từ khi bắt đầu triều đại của ngài, những ngày đầu tiên. Ngài đã chọn chủ đề của gia đình cho thượng hội đồng. Ngài đã cách mạng hóa quan niệm của thượng hội đồng, trong đó cũng có những tham khảo ý kiến của các gia đình và tiến trình này vẫn phải tiếp tục. Đó là một tiến trình đồng hành với các gia đình, trong những sự thử thách và khó khăn của họ, trong đó có những khó khăn về kinh tế và văn hóa trong môi trường sống của họ. Và đó là một tiến trình cổ vũ các gia đình. Mọi gia đình – hay ít nhất đại đa số các gia đình – cố gắng thể hiện tốt nhất trong môi trường kinh tế hoặc văn hóa mà không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chúng ta cần phải hỗ trợ họ, cho họ những lời động viên, và cũng phải làm việc với những chính sách pháp lý và kinh tế để bảo đảm họ có thể làm được những điều họ muốn làm.
Hầu hết các gia đình đều phấn khởi khi thấy con cái của họ làm tốt hơn cha mẹ trước đây và họ rất tự hào với những người con làm tốt như vậy. Khi chúng tôi thảo luận về các gia đình trong Giáo hội, vấn đề không chỉ là gia đình phải được tham gia vào trong các cơ cấu, mà họ còn làm chứng cho tình yêu của Đức Giê-su Ki-tô, tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, đặc biệt qua tình yêu của họ dành cho vợ chồng hoặc con cái. Có lẽ trong Giáo hội chúng ta chưa nhấn mạnh đủ về vấn đề này như chúng ta đáng lẽ đã phải làm.
ZENIT: Các gia đình đang phải trải qua những ngược đãi trong thời gian này, vậy họ đang được chiếu cố tới như thế nào?
TGM Diarmuid Martin: Một ai đó cần phải đưa vấn đề này ra trong bối cảnh quốc tế. Rất thường khi các gia đình này làm chứng nhân phi thường đơn giản chỉ là người Ki-tô hữu, trong một vùng mà họ phải trở thành công dân hạng hai.
ZENIT: Đại hội Gia đình Thế giới ở Philadelphia tháng 9 vừa qua có đóng vai trò gì trong chương trình không?
TGM Diarmuid Martin: À, tôi cũng có ở đó. Tôi đã quan sát. Tôi cho rằng một trong những vấn đề ở Philadelphia là mức độ an ninh quá cao, và chúng tôi hy vọng rằng ở Ireland, chúng tôi sẽ không gặp những đe dọa đòi hỏi phải nâng cao mức độ an ninh … Rất nhiều người chỉ muốn nhìn thấy Đức Thánh Cha và nhiều người đã không thể vì tình trạng an ninh được siết chặt quá cao. Nhưng ngược lại thì đó là một sự kiện được tổ chức rất tốt và chúng tôi sẽ học lấy những kinh nghiệm.
ZENIT: Ngài hy vọng các gia đình ở Ireland sẽ học được gì từ đại hội này? Họ cần những gì?
TGM Diarmuid Martin: Tôi hy vọng rằng người ta sẽ bắt đầu đánh giá đúng vai trò của gia đình như là một trường học và không mất lòng dũng cảm khi phải đối mặt với một nền văn hóa đang thay đổi. Tôi hy vọng rằng họ có thể giải thích cho con cái của họ những giá trị nền tảng của gia đình là gì: Tại sao con người phải trung thủy? Những ích lợi có được từ sự chung thủy này là gì? Và các gia đình phải trải nghiệm điều này.
Tôi đã đưa ra một ví dụ khi tôi trình bày tại thượng hội đồng rằng lúc tôi còn làm việc trong một trường học dành cho cựu tù nhân ở trung tâm London. Và ngay trước mặt một trong những ngôi nhà tù lớn nhất London, chúng tôi có một cửa hàng nhỏ sắp bị san ủi, phá bỏ. Và tôi nhớ là chúng tôi đã dùng nó để cho những người vợ của các tù nhân đến để sửa soạn, chuẩn bị cho các em bé, và để các bé lại đó, vì họ không thể mang các bé vào trong nhà tù. Nhưng những người phụ nữ đó không bao giờ bỏ qua một tuần, ngay cả khi họ đến chỉ để gặp một người có thể đã không còn chung thủy với họ. Và tôi phải nói rằng có thể họ đã không còn khả năng nói lên được cụm từ ‘không chia lìa,’ nhưng họ đã hiểu được ý nghĩa của sự chung thủy là gì. Đó là một điều vô cùng phi thường. Và cuộc thăm viếng đó có ý nghĩa rất lớn đối với người trong tù.
ZENIT: Thưa Tổng giám mục, ngài có đọc ZENIT không ạ?
TGM Diarmuid Martin: Có chứ, vì tôi rất tò mò muốn biết việc gì đang xảy ra trong Giáo hội.
***
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/05/2016]


Chương trình giảng dạy mới cho chủng sinh, được truyền cảm hứng từ Đức Thánh Cha Phanxico

Chương trình giảng dạy mới cho chủng sinh, được truyền cảm hứng từ Đức Thánh Cha Phanxico

Một báo cáo về Giảng dạy Môi trường cho các Linh mục tương lai

chương trình giảng dạy chủng viện
các linh mục

30/05/2016
LISA PALMIERI-BILLIG
ROME
Một Thầy Rabbi trẻ Do thái giáo người Israel, Yonatan Neril, cam kết phát triển mối tương quan giữa đức tin và sinh thái học đã cân nhắc thật kỹ lưỡng trước lời kêu gọi lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha Phanxico phải có hành động để bảo vệ môi trường chống lại biến đổi khí hậu. Thầy Rabbi Neril là người sáng lập và là giám đốc của Trung tâm Liên Tôn Phát Triển Bền Vững (Interfaith Center for Sustainable Development) ở Jerusalem, tổ chức này vừa hoàn thành một khảo sát mới tại 48 chủng viện Công giáo ở Bắc Mỹ, Roma và Đất Thánh, mục đích để tìm hiểu xem những trường giảng dạy này đã thực hiện nghiêm túc những cảnh báo và yêu cầu khẩn thiết của Đức Phanxico tới mức độ nào. ICSD là một tổ chức phi  lợi nhuận hoạt động nhằm tạo chất xúc tác cho một sự chuyển tiếp sang một xã hội sự con người bền vững hơn qua sự dẫn dắt tích cực của những cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Báo cáo về “Các khóa Sinh thái học Công giáo trong các Chủng viện Công giáo”, (tài chính được Quỹ Julia Burke Foundation tài trợ) cho thấy hàng loạt những cố gắng đưa những vấn đề môi trường vào trong chương trình học của chủng việc.
16 lớp học dành riêng cho các bài dạy sinh thái học Công giáo được xây dựng ở 7 chủng viện, và rất nhiều chủng viện khác cũng đưa những vấn đề về môi trường vào trong các khóa học dưới nhiều đề tài khác nhau.
Bảy chủng viện Công giáo đã xây dựng các khóa học về đức tin và sinh thái học. Ở Mỹ gồm Liên Minh Thần Học Công giáo ở Chicago; Đại học Công giáo Hoa kỳ: trường Thần học và các Môn học Tôn giáo ở thủ đô Washington D.C.; trường Thần học Oblate ở San Antonio, Texas; trường Chủng viện Thần học Thánh Phaolo và trường Đại học Thánh Tô-ma ở St Paul, Minnesota.
Các trường đại học Giáo hoàng ở Roma đã giới thiệu các khóa học này gồm Đại học Gregorian, đại học Giáo hoàng Thánh Anselmo và thánh Salesian.
Ngoài ra trường Thần học Dòng Tên ở Berkeley, CA, và Chủng viện Latin Patriarchate ở Beit Jala, Palestine, “đã bước những bước thật dài trong để kết hợp những bài dạy và thực hành về tính tồn tại bền vững trong các chủng viện của họ,” cho dù họ chưa có những khóa học đặc biệt dạy về đức tin và sinh thái học.
Đức Thánh Cha Phanxico đặc biệt đã thúc giục các học viện Công giáo kết hợp môn học này vào trong chương trình giảng dạy. Trong một số báo in, thầy rabbi Neril nhắc lại lời của Đức Giáo hoàng Phanxico trong thông điệp “Laudato Si’ kêu gọi các chủng viện Công giáo giảng dạy về sinh thái học, ngài nói: “Hy vọng của tôi là các chủng viện của chúng ta và các nhà chung sẽ cung cấp một chương trình giáo dục về tính đơn giản biết chịu trách nhiệm của cuộc sống, tư duy sâu lắng về thế giới của Thiên Chúa với tâm tình tri ân, sự quan tâm đến những nhu cầu của người nghèo và biết bảo vệ môi trường” (đoạn 214).
Thầy Neril nói rằng ICSD đang hy vọng rằng Bộ Giáo sĩ, bộ được mong chờ sẽ đưa ra những hướng dẫn mới về chương trình giáo dục chủng viện trong năm nay với tên gọi Ratio Fundamentalis, từ đó sẽ thiết lập nên các khóa giảng dạy sinh thái học Công giáo, một yêu cầu cho hàng ngàn chủng viện Công giáo toàn cầu.
ICSD cũng đã xuất bản 2 nghiên cứu liên quan đến chương trình giảng dạy chủng viện về đức tin và sinh thái học, trong đó một nghiên cứu về cách thức những tôn giáo khác nhau ở Israel và Palestine đã bắt đầu tiếp cận với vấn đề bức thiết này như thế nào.
Trong Báo cáo về việc Giảng dạy Đức tin và Sinh thái học trong các Chủng viện ơ Đất Thánh (Report on Faith and Ecology Teaching in Holy Land Seminaries), xuất bản hồi tháng 3, ICSD và Konrad Adenauer Stiftung đã kết hợp kiểm tra 20 chủng viện Công giáo, Do thái giáo, và Hồi giáo ở vùng Đất thánh – trong đó có 4 trường Công giáo – đang giảng dạy về các vấn đề môi trường như thế nào.
Ngoài ra, bản Báo cáo về các Khóa học Đức tin và Sinh thái học ở các Chủng viện Bắc Mỹ của ICSD (Report on Faith and Ecology Courses in North American Seminaries) cho thấy hơn 160 khóa học đức tin-và-sinh thái học đặc biệt đang được dạy tại hơn 50 chủng viện.
Thầy Rabbi Neril sẽ gặp gỡ những nhà lãnh đạo các học viện Công giáo ở Roma vào tháng 6 để hợp tác thêm trong lĩnh vực này.

[Nguồn: vaticaninsider]
[Chuyển ngữ: TRI  KHOAN 31/05/2016]