Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Một tấm gương của Cha

Một tấm gương của Cha

Những kỷ niệm tràn ngập đức tin trong ngày của Cha

JOSEPH PRONECHEN
Chủ nhật, 19 tháng 6, 2016 6:01 sáng
Article image
Steve Bollman, sáng lập viên của Hội tông đồ Paradisus Dei (ParadisusDei.org) và That Man Is You (Người đó là Anh), nhớ như in lần đầu tiên ông nhìn thấy cha mình đi xưng tội.
Lúc đó ông khoảng 6 hay 7 tuổi; anh trai của ông khoảng 10 hay 11 tuổi. Gia đình đến dự một nghi thức sám hối mùa Vọng hay mùa Chay gì đó. Sau phần nghi thức sám hối chung, cộng đoàn tản ra để xưng tội riêng với các linh mục ngồi ở nhiều vị trí xung quanh nhà thờ. Cha của ông — và mẹ — chọn đến với một linh mục ở chỗ trống, giữa nhà thờ.
“Từ xa, tôi theo dõi cha của tôi quỳ bên cạnh linh mục, cúi đầu, làm dấu Thánh Giá rồi sau đó thì thầm vào tai linh mục,” Bollman nhớ lại một cách sống động. “Tôi ngây người quan sát với ý nghĩ rằng chắc cha của tôi đang thú nhận với linh mục điều gì đó mà ông đã làm sai. Khi ông xưng tội xong, cha tôi đến một ghế, quỳ gối và cầu nguyện, mặt gục vào đôi bàn tay, và dường như thời gian kéo dài vô tận.” Khi mẹ của ông xưng tội xong, họ lên xe về nhà.
“Trong suốt 15 phút lái xe về nhà, cha của tôi bị 3 đứa con trai quấn lấy, năn nỉ muốn biết ông đã nói gì với linh mục và linh mục đã bảo ông làm gì để đền tội,” Bollman nói. “Dĩ nhiên, chúng tôi nói đùa rất nhiều — ‘Bố có xưng với cha cái lần bố hét vào mặt con tuần trước không?’ ‘Cha có bảo bố mua cho tụi con ít kẹo ở cái cửa hàng không?’ Những năm sau đó tôi mới tin rằng vị linh mục chắc đã cho ba tôi chịu đựng những chất vấn không biết mệt của 3 thằng con trai chúng tôi trong suốt hành trình mà không nói một lời nào, ông chỉ mỉm cười — đó chính xác là những gì cha tôi làm.”
Bollman không bao giờ quên bài học. “Hình ảnh chịu đựng nhẫn nại là hình ảnh cha tôi quỳ xuống, đầu cúi và hai tay chắp lại, khi ông xưng tội với linh mục. Đó là hình ảnh quá mạnh mẽ đối với tôi đến mức tôi phải chắc chắc rằng con cái tôi nhìn thấy được hình ảnh đó nhiều lần của chính tôi.
Tấm gương của cha của Bollman phản ánh những điều Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói trong tông huấn Familaris Consortio (Vai trò của gia đình Ki-tô hữu trong Thế giới hiện đại): “chứng nhân ông đưa ra về đời sống một Ki-tô hữu trưởng thành … đã giới thiệu một cách hiệu quả cho những đứa con bước vào trải nghiệm đời sống của Chúa Ki-tô và Giáo hội.”
Trong ngày của cha, nhiều người Công giáo chia sẻ những kỷ niệm thú vị về những bài học đức tin của người cha.
Lisa Hendey, sáng lập viên CatholicMom.com, nói rằng ngay sau khi cô hiểu được ý nghĩa của từ “giáo hội trong gia đình,” thì cô đã nhận được “một khóa học đầu tiên về ý nghĩa của cha mẹ phải là những nhà giáo dục đức tin căn bản cho các con.”
Chị nhớ lại “Cha tôi có những cách độc đáo và duy nhất để dạy giáo lý cho năm đứa chúng tôi.”
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là các sáng Chủ nhật là trò chơi “Penny Game” mà chúng tôi thường chơi sau khi đi lễ. Ba tôi cho mấy đứa nhóc chúng tôi xếp hàng trên bậc tam cấp cao nhất trong nhà và đặt những câu hỏi nhanh về nghi thức lễ, bài giảng và mùa. Nếu chúng tôi trả lời câu hỏi phù hợp với độ tuổi mỗi đứa chính xác, chúng tôi được bước xuống một bậc tiến đến chỗ ba tôi đang ngồi trên nền nhà. Đứa nào là đứa đầu tiên xuống bậc tam cấp chiến thắng và phần thưởng là một cây kem.
“Nhưng ba tôi có một luật rất đặc biệt: ‘Một hòa, tất cả hòa.’ Nếu 2 đứa chúng tôi bước xuống vạch đích đến trong cùng một vòng, thì tất cả chúng tôi đều thắng cuộc.” Không hiểu sao, mỗi Chủ nhật, ít nhất 2 hòa trong vòng chung kết trả lời câu hỏi.
Hendey liên hệ cách, thông qua những vòng chơi Penny Game, “chúng tôi học Kinh Thánh bằng cách chú ý lắng nghe. Chúng tôi tự huấn luyện mình phân biệt màu sắc của các mùa lễ trong năm và các phần trong thánh lễ. Chúng tôi rất chú ý nghe các bài giảng của Cha xứ và hát các bài thánh ca cộng đoàn với sự hăng say.”
Nhìn lại quá khứ, cô nhận ra rằng, “Sự tham gia tích cực của chúng tôi trong các nghi thức thánh lễ ban đầu có thể chỉ vì động lực muốn được ăn kem. Nhưng rốt cuộc thì Ba tôi đã dạy cho 5 đứa chúng tôi — và cuối cùng thì cả vợ chồng và con cái chúng tôi — hiểu biết và yêu mến Chúa, hiểu được ý nghĩa thật sự của việc làm môn đệ theo Chúa Ki-tô là gì, biết mang những tâm hồn hào phóng với thế giới xung quanh, và biết cam kết làm gương cho những giáo hội gia đình của riêng chúng tôi.”
Tác giả và blogger của Register Marge Fenelon cũng chia sẻ một trong những bài học giá trị nhất mà cha của chị đã dạy chị.
“Ba tôi là người Công giáo rất thực tế, và mọi điều Ba dạy tôi về đức tin đều bằng những ví dụ cụ thể. Bài học đáng nhớ nhất mà tôi học được của ba là không bao giờ được tìm cách trả thù mà thay vào đó là để Thiên Chúa sắp xếp những kết quả tiếp theo của những điều sai trái người khác làm cho tôi.”
Fenelon nhấn mạnh: “‘Ba tôi bảo tôi, ‘Đừng bao giờ tìm cách trả thù, hãy để sự công bình được thực hiện trong bàn tay của Thiên Chúa.”
Để minh họa tấm gương của cha — và của mẹ — Gianna Emanuela Molla, con gái của Pietro và thánh Gianna Beretta Molla, đã chia sẻ một lá thư mẹ cô viết cho cha cô.
Ngày 5 tháng 6 năm 1959, mẹ cô khi đó đang mang thai em gái Laura của Gianna, đã viết thư cho cha của Gianna: “Anh là người chồng bé nhỏ yêu quý và trìu mến nhất, một người cha thánh thiện nhất, không phải là vàng, nhưng là kim cương, một viên kim cương lớn nhất và quý nhất trên trái đất này!”
“Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của mẹ tôi, và tôi nghĩ rằng những lời nói của mẹ thậm chí còn có ý nghĩa lớn lao hơn mà Giáo hội đã tôn vinh mẹ là thánh,” Molla nói. “Người mẹ-thánh của tôi, đã vào hưởng niềm vui thiên đàng, đã noi theo tấm gương của cha tôi trong suốt cuộc đời. Giống như mẹ, tôi cũng vậy, cố gắng theo gương của cha tôi trong hành trình mỗi ngày để nên thánh, đó là đích đến mà mỗi người chúng ta được kêu gọi. Vào ngày thứ Bảy tuần thánh, 3 tháng 4 năm 2010, Chúa đã gọi ba về thiên đàng khi gần tròn 98 tuổi. Trong suốt 48 năm cuộc đời sống với cha tôi, tôi học được ý nghĩa của việc phải là một ‘vị thánh trong cuộc sống hàng ngày.’ Ba là gia tài vĩ đại nhất mà tôi có trên trần gian này.”
Hats đưa ra một bài học chính cho Mike Aquilina, người cha của 6 đứa con và là tác giả (author)  và nhà biên tập. “Cha tôi đội những kiểu mũ mà nhà viết tiểu luận Joseph Epstein gọi là ‘những cái mũ nghiêm túc’ — một mũ phớt mềm hay một kiểu bánh nướng. Và tôi phải biết ơn về điều đó. Nhờ thói quen về trang phục đó mà tôi có được đức tin trong Sự Hiện hữu Thật.”
Bất cứ khi nào họ ra ngoài — đi bộ hoặc lái xe — cha của chị luôn luôn ngả mũ khi ông đi ngang một nhà thờ Công giáo. “Ở một số nơi, tôi đã phải hỏi cha tôi tại sao ông làm như vậy, và ông giải thích rằng đó là cách ông tôn vinh Thiên Chúa đang hiện diện trong nhà chầu của nhà thờ đó.”
Hành động đó cũng cho một bài học muôn thuở. “Tôi đã chứng kiến việc đó được lặp đi lặp lại hàng ngàn lần, vì thị trấn nhỏ bé của chúng tôi có 9 nhà thờ Công giáo trong diện tích 1,5 dặm vuông,” ông nói. “Mỗi lần cha tôi ngả mũ, tôi được nhắc nhở rằng Giê-su đang ở gần đây — và sự việc đó rất quan trọng đối với cha tôi. Pop là một người đàn ông hầu như rất ít lời — một người mẫu mực, tôi cho là vậy, của Sicilian omertà. Đôi mắt cha tôi luôn luôn cho thấy rằng ông yêu tôi, nhưng chẳng ai bao giờ tố cáo ông vì ông chia sẻ quá nhiều.
Ông nói bằng ngôn ngữ cử điệu nhiều hơn. Ông dành nhiều giờ ngày Chúa nhật lễ Lá xếp lá cây thành các cây thánh giá để tặng cho các em bé. Ông đi lễ mỗi Chúa nhật và các ngày lễ trọng khác. Ông ngồi, đứng và quỳ, và ông thậm chí hát các bài thánh ca cộng đoàn theo các lạc tông của ông.””
“Tôi đã cố thực hiện bằng lời nói những điều cha tôi làm bằng cử điệu,” ông suy tư. “Và tôi hy vọng một ngày nào đó làm được một nửa như cha tôi. Và nếu được vậy, tôi đã là một người thành công.”

[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/06/2016]



Angelus: Câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi ‘Các con nghĩ Thầy là ai?’

Angelus: Câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi ‘Các con nghĩ Thầy là ai?’

“Tất cả chúng ta cần phải có một câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi về sự tồn tại của chúng ta”
19 tháng 6, 2016
pope francis
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau kinh Angelus giữa trưa với những người hiện diện trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em.
Văn bản Tin mừng cho ngày Chúa nhật hôm nay (Lc 9:18-24) kêu gọi chúng ta một lần nữa đưa chính con người chúng ta, để nói chuyện đối diện với Chúa Giê-su.
Một trong những giây phút hiếm hoi thư thả ở giữa các tông đồ, Chúa Giê-su liền hỏi các ông: “Thế người ta nói thầy là ai?” Và các ông trả lời, “Gioan Tẩy giả; người khác nói là Ê-li-a; người khác thì bảo, ‘Thầy là một trong các ngôn sứ xưa sống lại.’”
Như vậy, [chúng ta] thấy rằng người ta rất yêu mến Chúa Giê-su và xem Ngài là một ngôn sứ vĩ đại, nhưng vẫn không có ý thức về con người thật của Ngài, không biết Ngài là Đấng Messia, Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến để cứu rỗi nhân loại.
Chúa Giê-su liền quay trực tiếp sang các tông đồ — vì đây là điều Ngài quan tâm nhất — và Ngài hỏi họ, “Vậy anh em bảo thầy là ai?”
Ngay lập tức, đại diện cho tất cả, Phê-rô trả lời, “Là Ki-tô Con Thiên Chúa.” Có nghĩa Thầy là Đấng Messia, con chiên hiến tế của Thiên Chúa, được sai đến để cứu dân của Người theo Giao ước và Lời hứa của Người. Vì vậy Chúa Giê-su biết rằng nhóm 12, và đặc biệt là Phê-rô, đã nhận được ân sủng đức tin từ Chúa Cha, và vì lý do đó Ngài bắt đầu hé lộ cho các ông biết về những gì đang đợi Ngài ở Jerusalem. “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều và bị chối bỏ bởi các kỳ lão, các tư tế, các luật sĩ, và sẽ bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.”
Cùng câu hỏi này một lần nữa lại được đặt ra cho mỗi người chúng ta. “Giê-su là ai đối với con người trong thời đại chúng ta? Giê-su là ai đối với mỗi người chúng ta?”
Chúng ta được kêu gọi để lấy câu trả lời của Phê-rô làm câu trả lời cho mình, hân hoan tuyên xưng rằng Giê-su là Con Thiên Chúa, Lời hằng sống của Chúa Cha đã trở nên người phàm để chuộc tội cho nhân loại, tuôn đổ trên nhân loại muôn hồng ân lòng thương xót.
Thế giới cần Đức Ki-tô hơn bao giờ hết, cần sự cứu rỗi của Người, cần tình yêu xót thương của Người. Rất nhiều người cảm thấy sự trống vắng quanh họ và trong lòng; nhiều người khác phải sống trong cảnh thao thức và bất an vì sự bấp bênh và những xung đột. Tất cả chúng ta cần phải có một câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi về sự tồn tại của chúng ta. Trong Đức Ki-tô, và chỉ trong Người, chúng ta mới có thể tìm được sự an bình thật sự và phủ lấp được khát khao của mọi người. Giê-su hiểu tâm hồn của mỗi người hơn ai hết. Đó là lý do tại sao Người có thể chữa lành tâm hồn, cho nó tràn ngập sức sống và sự an ủi.
Sau khi đúc kết cuộc đối thoại với các tông đồ, Chúa Giê-su chuyển ý nói với mọi người rằng: “Nếu ai muốn theo ta, người đó phải từ bỏ mình và vác thánh giá mỗi ngày và theo ta.”
Điều này không hàm ý nói về một thánh giá trang trí hay thuộc hệ tư tưởng, nhưng là một thánh giá bổn phận của mỗi người, là sự hy sinh bản thân cho người khác vì yêu, là sự sẵn lòng cứu giúp người nghèo, là nỗ lực vì công lý và hòa bình.
Trong khi thực thi mọi công việc này, chúng ta không bao giờ được quên rằng “ai mất mạng sống vì Ta thì sẽ được sống muôn đời.”
Vì vậy, chúng ta hãy từ bỏ mình mà tín thác vào Người, Giê-su người anh của chúng ta, bạn của chúng ta và là người cứu rỗi chúng ta. Qua Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước trên con đường đức tin và làm chứng tá. Và trên con đường này, Mẹ Maria luôn ở cạnh chúng ta: Chúng ta hãy để cho Mẹ dắt chúng ta bằng bàn tay của Mẹ khi chúng ta phải vượt qua những thời gian đen tối và khó khăn.
[Angelus] [Trong khi tiếp tục bài giảng huấn sau kinh Angelus, Đức Thánh Cha Phanxico nhắc lại Thứ Hai là ngày Quốc tế Người Tị nạn, được Liên Hiệp Quốc tài trợ với chủ đề “#With Refugees.” (Cùng với người tị nạn).
Ngài nhấn mạnh rằng những người tị nạn “cũng là con người như chúng ta, nhưng chiến tranh đã lấy đi mất nhà cửa, công việc, người thân và bạn bè của họ.”
“Những câu chuyện và khuôn mặt của họ một lần nữa kêu gọi những nỗ lực của chúng ta xây dựng hòa bình và công lý,” Đức Phanxico nói thêm: “Chúng ta muốn cùng với họ, gặp gỡ họ, đón nhận họ, để trở thành những người thợ kiến tạo hòa bình theo ý của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha Phanxico cũng nói đến Thứ Bảy là ngày phong chân phước Sr Maria Crostarosa, người sáng lập Dòng Thiên Chúa Cứu Thế ở Foggia, Ý. Ngài diễn tả mong ước rằng, “vị Chân phước mới, với tấm gương và sự cầu bầu của ngài giúp chúng ta biết làm cho đời sống của chúng ta nên như Chúa Giê-su, Đấng Cứu độ chúng ta.”
Thêm nữa, Đức Thánh cha nhắc nhở rằng hôm nay là ngày Lễ Chúa Thánh Thần theo lịch Julian mà Giáo Hội Chính thống đang sử dụng, và nghi thức Phụng vụ Thánh lễ hôm nay và Công đồng toàn Chính thống giáo bắt đầu ở Crete.
“Chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện với những anh em Chính thống giáo của chúng ta, khẩn cầu Chúa Thánh Thần, để Người hỗ trợ ban ân sủng của Người cho các vị giáo trưởng, các vị tổng Giám mục và Giám mục đang nhóm họp tại Công đồng.”
[Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/06/2016]