Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

UNICEF tố cáo rằng một "thảm kịch câm lặng"

UNICEF tố cáo rằng một "thảm kịch câm lặng" đang mở ra ở vùng Địa Trung Hải và nước Ý





(Bấm nút CC dưới màn hình để xem phụ đề tiếng Việt)


Đức Thánh Cha mời những người tị nạn lên ngồi với ngài

Đức Thánh Cha mời những người tị nạn lên ngồi với ngài tại buổi Triều yết chung




(Bấm nút CC dưới màn hình để xem phụ đề tiếng Việt)



Đức Thánh Cha Phanxico gửi thông điệp Video đến Armenia: Tsdesutiun! Hẹn sớm gặp các bạn!

Đức Thánh Cha Phanxico gửi thông điệp Video đến Armenia: Tsdesutiun! Hẹn sớm gặp các bạn!

“Chúng ta đừng cho phép những ký ức đau thương chiếm trọn tâm hồn chúng ta, ngay cả trong khuôn mặt của những tội xúc phạm liên tục của ma quỷ; chúng ta đừng đầu hàng”
22 tháng 6, 2016
Screen Shot 2016-06-22 at 1.20.02 PM
Dưới đây là bản dịch của ZENIT văn bản của thông điệp video của Đức Thánh Cha gửi người Armenians, trước chuyến viếng thăm của ngài đến đất nước họ, bắt đầu từ thứ Sáu.
* * *
Anh chị em thân mến,
Còn vài ngày nữa tôi có niềm vui được ở giữa anh chị em, ở đất nước Armenia. Trước đây và bây giờ tôi mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện cho chuyến tông du của tôi. Tôi đến giữa anh chị em với sự trợ giúp của Thiên Chúa để thực hiện, như câu khẩu ngữ của chuyến đi đã mô tả, một “chuyến viếng thăm đến đất nước Ki-tô giáo đầu tiên.” Tôi đến như một người hành hương, trong Năm thánh này, để học được sự thông thái ngàn xưa của dân tộc anh chị em và kín múc được từ những suối nguồn đức tin anh chị em, vững chắc như những hình thánh giá được khắc trên tảng đá.
Tôi đến những đỉnh cao huyền bí của Armenia như một người anh em của anh chị em, với lòng khát khao được nhìn ngắm những khuôn mặt của anh chị em, để được cầu nguyện với anh chị em và chia sẻ món quà tình bằng hữu. Lịch sử của anh chị em và những sự kiện của những con người yêu quý của anh chị em gợi lên lòng khâm phục và sự buồn phiền trong tôi: khâm phục vì anh chị em đã tìm thấy sức mạnh để vươn dậy trong thập giá của Chúa Giê-su và trong tài năng của anh chị em, và cũng trong những sự chịu đựng đau khổ giữa những kinh hoàng nhất mà loài người tưởng nhớ; buồn phiền vì những thảm kịch mà cha ông của anh chị em đã sống trong chính cuộc sống của họ. Chúng ta đừng cho phép những ký ức đau thương chiếm trọn tâm hồn chúng ta, ngay cả trong khuôn mặt của những tội xúc phạm liên tục của ma quỷ; chúng ta đừng đầu hàng. Ngược lại, chúng ta hãy làm như ông Nô-ê xưa, sau cơn hồng thủy đã không chán nản bỏ nhìn bầu trời và cứ liên tục thả con chim bồ câu ra nhiều lần, cho đến khi nó trở về mang theo một cành lá olive (Sáng thế ký 8:11): đó là dấu hiệu cho thấy đã có thể có sự sống, và hy vọng lại dâng tràn.
Tôi mong ước được đến với anh chị em như một người phục vụ cho Tin mừng và là sứ giả hòa bình, để hỗ trợ từng nỗ lực của anh chị em trên con đường hòa bình và để chia sẻ những bước tiến trên con đường hòa giải, từ đó nảy sinh hy vọng.
Nguyện xin các vị Thánh của dân tộc anh chị em, đặc biệt vị Tiến sĩ Giáo hội Gregory thành Narek, ban phúc lành cho những buổi gặp gỡ của chúng ta, những buổi gặp gỡ được mong đợi với niềm khát khao to lớn. Đặc biệt, tôi đang mong chờ được một lần nữa ôm Người Anh em của tôi Karekin và, cùng với ngài, đưa ra được sức thúc đẩy canh tân đến con đường tiến về hợp nhất. Năm ngoái, anh chị em đã từ nhiều quốc gia khác nhau đến Roman, và chúng ta đã cùng nhau cầu nguyện trước mồ Thánh Phê-rô. Hôm nay tôi đến đất nước được chúc phúc của anh chị em để củng cố thêm cho sự hòa hợp của chúng ta, để tiến tới tình hiệp nhất và để chúng ta lại có được những hy vọng.
Xin cảm ơn anh chị em và hẹn sớm được gặp anh chị em! Tsdesutiun! [chúng ta sẽ sớm gặp nhau]
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: ZENIT]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/06/2016]


TRIỀU YẾT CHUNG: xin được làm sạch

TRIỀU YẾT CHUNG: xin được làm sạch

‘Lời van xin của người phong hủi cho thấy rằng khi chúng ta trình bày cùng Chúa Giê-su, những diễn văn dài dòng là không cần thiết. Một vài lời là đủ, nhưng phải cùng với lòng cậy trông hoàn toàn quyền năng của Người và lòng nhân hậu của Người.’
22 tháng 6, 2016
pope francis
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết chung sáng nay tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào tất cả anh chị em!
“Lạy Chúa, nếu ngài muốn, ngài có thể làm tôi được sạch,” (Lc 5:12) là một lời khẩn cầu mà chúng ta nghe một người phong hủi kêu lên với Chúa Giê-su. Người này không chỉ xin được chữa lành, mà còn được “làm sạch,” nghĩa là được chữa lành trọn vẹn, cả thân xác lẫn tâm hồn. Quả thật, ngày xưa chứng phong hủi bị coi là một lời chúc dữ của Thiên Chúa, của sự không trong sạch. Người phong hủi phải giữ mình tránh xa khỏi mọi người; anh ta không được vào trong Đền thờ hay bất kỳ một nghi thức tế lễ gì. Anh ta phải xa Thiên Chúa và xa con người. Cuộc sống của những người này thật buồn tủi!
Bất kể tình trạng như vậy, người phong hủi không chịu đầu hàng căn bệnh của mình hay những khuynh hướng xã hội biến anh ta thành một kẻ bị loại trừ. Để có thể tiếp cận được Chúa Giê-su, anh ta đã không sợ bị phạm lề luật và đi vào trong thành – một điều anh ta không được làm, anh ta bị cấm làm – và khi anh ta tìm thấy Người “anh ta phủ phục xuống, van xin Người và nói, “Lạy Chúa, nếu ngài muốn, ngài có thể làm tôi được sạch.” (c. 12). Tất cả những gì anh ta nói và làm, trong khi anh ta bị xem là ô uế, là một câu tuyên tín! Anh ta nhận ra quyền năng của Chúa Giê-su: anh ta tin chắc rằng Người có quyền năng chữa lành cho anh và mọi sự đều tùy thuộc vào ý muốn của Người. Lòng tin này là sức mạnh làm cho anh ta phá vỡ mọi nguyên tắc và tìm cách gặp được Chúa Giê-su, và quỳ xuống trước Người, anh ta kêu lên “Lạy Chúa.” Lời van xin của người phong hủi cho thấy rằng khi chúng ta trình bày cùng Chúa Giê-su, những diễn văn dài dòng là không cần thiết. Một vài lời là đủ, nhưng phải kèm với lòng cậy trông hoàn toàn quyền năng của Người và lòng nhân hậu của Người. Quả thật, phó thác chúng ta cho ý muốn của Thiên Chúa có nghĩa là đăng ký vào lòng thương xót vô biên của Người. Cha xin chia sẻ riêng tư với anh em ít điều. Buổi tối trước khi đi ngủ, cha dâng lên lời cầu nguyện vắn tắt sau: “Lạy Chúa, nếu Người muốn, Người có thể làm con được sạch!” Và cha đọc 5 kinh “Lạy Cha,” mỗi kinh cho một vết thương của Chúa Giê-su, vì Chúa Giê-su làm chúng ta nên sạch bằng các vết thương của Người. Vậy nếu cha làm như vậy, tất cả anh chị em cũng có thể làm được ở nhà, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, nếu Người muốn, Người có thể làm con được sạch!” – và suy niệm về các vết thương của Chúa Giê-su và đọc một kinh “Lạy Cha” cho mỗi vết thương. Và Chúa Giê-su chắc chắn luôn lắng nghe chúng ta.
Chúa Giê-su đã rất xúc động vì người này. Tin Mừng Mác-cô nhấn mạnh rằng “Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!” (1:41). Hành động của Chúa Giê-su cùng với những lời của Người làm cho giáo huấn của Người rõ ràng hơn. Chống lại những sự sắp đặt trong Luật Môi-sê ngăn cấm đến gần người phong hủi (Levi 13:45-46), Chúa Giê-su đưa tay Người ra và thậm chí chạm vào anh. Đã bao nhiêu lần chúng ta gặp một người nghèo đến với chúng ta? Chúng ta có thể rất hào phóng, chúng ta có lòng trắc ẩn, nhưng chúng ta thường không đụng chạm đến họ. Chúng ta cho họ tiền, chúng ta quăng tiền ở đó, nhưng chúng ta tránh đụng chạm vào tay họ. Và chúng ta quên rằng đó là thân xác của Chúa Ki-tô! Chúa Giê-su dạy chúng ta không e sợ đụng chạm vào người nghèo và người bị bỏ ra bên lề, vì đó là Người ở trong họ. Đụng chạm vào một người nghèo có thể làm sạch thói đạo đức giả của chúng ta và làm cho chúng ta biết khắc khoải về tình trạng của người đó. Hãy đụng chạm vào người bị gạt ra bên lề. Hôm nay cha được hộ tống đến đây bởi 3 bạn trẻ. Rất nhiều người nghĩ rằng sẽ tốt hơn cho họ nếu họ cứ ở tại quê hương của họ, nhưng họ đã chịu đựng quá nhiều đau khổ ở đó. Họ là những người tị nạn, nhưng quá nhiều người lại xem họ là người bị gạt bỏ ra ngoài: Xin làm ơn, họ là anh em của chúng ta! Một Ki-tô hữu không bao giờ loại trừ một ai, nhưng dành chỗ cho mọi người, cho phép mọi người bước vào.
Sau khi chữa cho người bị phong hủi, Chúa Giê-su nghiêm nghị bắt anh ta không được nói với ai, và bảo anh ta: “nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” (c. 44). Sự sắp đặt này của Chúa Giê-su cho thấy ít nhất 3 điều. Thứ nhất: ân sủng hoạt động trong chúng ta không tìm kiếm tính giật gân. Ân sủng chuyển động với sự tự do mà không cần sự ồn ào. Để điều trị cho những vết thương của chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên con đường nên thánh, ân sủng rèn giũa tâm hồn chúng ta một cách kiên nhẫn  theo Thánh Tâm Chúa, để nhận lãnh nhiều hơn nữa những ý định và tình thương của Người. Thứ hai: khi việc chữa lành xảy ra cần phải được xác minh chính thức từ các tư tế và dâng lên của lễ hy sinh đền tội, người phong hủi được đón nhận lại vào trong cộng đoàn các tín hữu và trong đời sống xã hội. Sự phục hồi của anh ta hoàn tất việc chữa lành. Vì anh ta đã xin, nên anh ta được sạch hoàn toàn! Cuối cùng, qua việc trình diện anh ta trước các tư tế, người phong hủi mang đến cho họ chứng tá về Chúa Giê-su và vai trò cứu chuộc của Người. Sức mạnh của lòng trắc ẩn mà nhờ đó Chúa Giê-su đã chữa lành người phong hủi và dẫn đưa đức tin của người này biết mở rộng tâm hồn đón nhận sứ vụ. Anh ta đã bị gạt ra ngoài lề, nhưng bây giờ anh ta là một người trong chúng ta.
Chúng ta hãy nghĩ về bản thân, về những sự bất hạnh của chúng ta … Mỗi người đều có nỗi niềm riêng. Chúng ta suy nghĩ với tính chân thành. Đã bao nhiêu lần chúng ta cưu mang họ với lòng đạo đức giả của “người tốt bụng.” Vậy thì, chúng ta cần phải ở một mình, quỳ xuống trước mặt Chúa và cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Người muốn, Người có thể làm con được sạch!” Và anh em hãy làm đi, hãy làm mỗi tối trước khi đi ngủ. Và bây giờ chúng ta cùng đồng thanh dâng lời cầu nguyện rất đẹp này: “Lạy Chúa, nếu Người muốn, Người có thể làm con được sạch!”

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: ZENIT]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/06/2016]

Có phải hang này ở Thổ nhĩ kỳ là nơi Thánh Phê-rô đã cử hành thánh lễ?



web-st-peter-antakya-turkey-cave-church-adam-harris-cc


Adam Harris CC


Có phải hang này ở Thổ nhĩ kỳ là nơi Thánh Phê-rô đã cử hành thánh lễ?

“Những hang động của Thánh Phê-rô” ở Antiokia được xem là một trong những nhà thờ đầu tiên của Ki-tô giáo

Chương 11 sách Công vụ Tông đồ nói rằng Antiokia là thành phố trong đó các tông đồ của Chúa Giê-su lần đầu tiên được gọi là “Ki-tô hữu.” Truyền thống tôn Thánh Phê-rô là người sáng lập Giáo hội ở Antiokia, theo những lời kể của một sách giống sách Công vụ Tông đồ, sách này không chỉ kể chuyện Phê-rô và Banaba đến thành phố Thổ nhĩ kỳ, nhưng còn kể chuyện rao giảng của các ngài.
Ngoài ra, truyền thống này cũng cho rằng nó nằm trong Knisset Mar Semaan Kefa (Tiếng Aramaic có nghĩa là “hang động của Thánh Phê-rô”) nơi Thánh Phê-rô cử hành bí tích thánh thể cho cộng đoàn này. Như vậy có thể nói rằng cái hang nhỏ này có thể là nơi đầu tiên để tôn thờ của Giáo hội Antiokia cổ xưa.
Nằm ở một trong các sườn núi Starius, cái hang có độ sâu 13 mét và chiều cao 7 mét từ nền lên đến trần. Những phần cổ xưa nhất của tòa nhà chúng ta nhìn thấy ngày nay, được xây dựng từ ban đầu, chỉ là cái hầm đơn giản được đào vào trong núi, trong khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 5, và có một loạt các nền lát đá và một số tranh vẽ trên tường được bảo tồn ở cánh phải của bàn thờ.
Nhiều thế kỷ trước, một loạt các ống nhỏ dẫn nước (được xem là có phép lạ) từ dòng suối gần đó vào trong một khu vực được chọn và là nơi cử hành bí tích rửa tội, nhưng một loạt các trận động đất gần đây làm các đường ống này trở nên vô dụng.
hang thánh phê-rô
Khi đội Thập tự chinh chiếm Antiokia trong suốt cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất năm 1098, một mặt tiền sảnh được xây thêm trước cửa hang, và mặt này đã được xây lại 8 thế kỷ sau vào năm 1863 bởi các thầy dòng Capuchin, theo lệnh của Đức Giáo hoàng Pio IX.
Ngày nay, hang này không những được dùng như một thư viện, nhưng được tổ chức một số nghi thức tôn giáo ở đây nếu được phép, đặc biệt vào ngày 21 tháng 2, ngày Antiokia mừng lễ thánh bổn mạng của họ, thánh Phê-rô.
Today, the cave is only used as a museum, but with permission some religious ceremonies are held, especially on Feb. 21, the day on which Antioch celebrates St. Peter as its patron.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/06/2016]