Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Roma mở cửa nghĩa trang nơi chôn cất Thánh Phaolo

Để đánh dấu Năm Thánh lòng Thương xót, Roma đã mở cửa nghĩa trang nơi chôn cất thánh Phaolo.





(Bấm nút CC dưới màn hình để xem phụ đề tiếng Việt)


Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Lễ Thánh Phê-rô và Phaolo

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Lễ Thánh Phê-rô và Phaolo

‘Cầu nguyện làm ân sủng mở lối từ tình trạng khép kín chuyển sang mở rộng, từ sợ hãi thành can đảm, từ buồn thành vui.’
29 tháng 6, 2016
Pope on Feast of Sts Peter and Paul -CTV Screenshot
Đức Thánh Cha Phanxico trong ngày lễ Thánh Pê-rô và Phaolo - CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch do Vatican cung cấp bài giảng của Đức Thánh Cha trong lễ Thánh Phê-rô và Phaolo, được tổ chức trong Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô.
* * *
Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay trình bày một sự đối chọi chính rất rõ nét giữa 2 tình trạng đóngmở. Cùng với hình ảnh này chúng ta có thể nghĩ đến biểu tượng của những chìa khóa mà Chúa Giê-su hứa trao cho Simon Phê-rô để ông có thể mở cánh cổng vào nước Thiên đàng, mà không khép kín nó trước mọi người, như một số luật sĩ đạo đức giả và Pha-ri-sêu là những người bị Chúa Giê-su chỉ trích (Mt 23:13).
Bài đọc trong sách Công vụ Tông đồ (12:1-11) cho chúng ta thấy 3 ví dụ về tình trạng “khép kín”: Phê-rô bị quăng vào trong ngục; cộng đoàn tụ họp bên trong những cánh cửa khép kín để cầu nguyện; và – trong phần tiếp theo của bài đọc hôm nay – Phê-rô đến gõ cánh cửa khép kín nhà của Mary, mẹ Gioan cũng gọi là Mác-cô, sau khi được thả.
Trong 3 ví dụ của tình trạng “khép kín,” cầu nguyện xuất hiện như là con đường mở chính yếu. Nó là con đường mở ra cho cộng đoàn đang có nguy cơ bị khép chính mình vì bách hại và sợ hãi. Nó là con đường mở ra cho Phê-rô, ngay từ bước khởi đầu sứ vụ được Chúa trao phó, đã bị Hê-rôt quăng vào ngục và có nguy cơ bị xử tử. Khi Phê-rô đang trong ngục, “hội thánh cầu nguyện tha thiết lên Thiên Chúa cho ngài” (Cv 12:5). Thiên Chúa đã nhậm lời cầu nguyện và sai thiên thần xuống giải thoát cho Phê-rô, “cứu ông thoát khỏi tay của Hê-rôt” (c. 11). Cầu nguyện, như là một sự phó thác khiêm nhường cho Thiên Chúa và thánh ý của người, luôn luôn là một con đường mở giải thoát chúng ta khỏi cảnh “khép kín”, của từng cá nhân hay cộng đoàn.
Phaolo cũng vậy, khi viết cho Ti-mô-thê, ông nói về kinh nghiệm của sự giải phóng, của việc tìm được con đường giải thoát ông khỏi việc lùng sục thi hành án sắp tới. Ông kể cho chúng ta rằng Thiên Chúa đứng bên cạnh ông và ban cho ông sức mạnh để thực hiện công việc rao giảng Tin mừng cho muôn dân (Tim 2 4:17). Nhưng Phaolo còn nói về một con đường “mở” lớn hơn nhiều, về một chân trời mênh mông vô tận. Đó là chân trời của sự sống vĩnh hằng, đang chờ đợi ông ở cuối “cuộc chạy đua” trần thế. Chúng ta có thể thấy toàn bộ đời sống của vị Tông đồ diễn tả trong các cụm từ “ra đi” phục vụ Tin mừng. Đời sống của Thánh Phaolo đều hướng tới phía trước một cách dứt khoát, trong việc đem Chúa Ki-tô đến với những ai chưa biết Người, rồi là vội vã, như chính con người ông, chạy vào vòng tay của Chúa Ki-tô, để được “cứu và đưa vào vương quốc của Người” (c. 18).
Chúng ta quay lại với Phê-rô. Tin mừng (Mt 16:13-19) giải thích về việc tuyên xưng đức tin của ông và sứ vụ được Chúa Giê-su trao phó cho ông cho chúng ta thấy cuộc đời của Simon, ngư phủ người Ga-li-lê – cũng giống như đời sống của mỗi chúng ta – mở ra, mở trọn vẹn, khi đón nhận ân sủng đức tin từ Thiên Chúa Cha. Simon tiến bước trên hành trình – một hành trình dài và đầy khó khăn – đưa ông đến chỗ thoát ra khỏi chính bản thân, để lại sau lưng tất cả những sự hỗ trợ thuộc con người, đặc biệt niềm tự hào của ông sáng lên với sự can đảm và lòng vị tha rộng lượng. Qua việc này, tiến trình giải phóng của ông, lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trở nên dứt khoát: “Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh [Simon] để anh khỏi mất lòng tin (Lc 22:32). Tương tự như vậy, sự dứt khoát là cái nhìn thương xót của Chúa sau khi Phê-rô chối Người 3 lần: một cái nhìn đâm thâu trái tim và làm rơi những giọt lệ ăn năn (Lc 22:61-62). Đồng thời Simon Phê-rô được giải thoát khỏi ngục tù của lòng tự cao ích kỷ và sợ hãi, và vượt qua được sự cám dỗ khép kín tâm hồn mình lại trước tiếng gọi của Chúa Giê-su đi theo người trên con đường Thập giá.
Cha nhắc đến một điểm, trong trích đoạn tiếp theo của sách Công vụ Tông đồ, có một chi tiết đáng để suy ngẫm (12:12-17). Khi Phê-rô thấy mình được phép lạ cứu thoát khỏi ngục của Hê-rốt, ông đến nhà của mẹ của Gioan cũng gọi là Mác-cô. Ông gõ cánh cửa đang khép kín và một người hầu tên Rô-đa đi ra. Nhận ra tiếng của Phê-rô, vừa hoài nghi vừa mừng vui, thay vì mở cửa, bà chạy vào báo cho bà chủ. Câu chuyện có vẻ hơi hài hước làm chúng ta hiểu được không khí sợ hãi đang làm cho cộng đoán Ki-tô hữu phải giấu mình sau những cánh cửa khép kín, mà còn khép kín trước cả điều lạ của Thiên Chúa làm. Chi tiết này nói cho chúng ta biết một cám dỗ liên tục đối với Giáo hội, đó là khép kín vào trong bản thân mình khi đối mặt với nguy hiểm. Nhưng chúng ta cũng nhìn thấy những cánh cửa mở nho nhỏ qua đó Thiên Chúa có thể hoạt động. Thánh Lu-ca kể cho chúng ta biết rằng trong căn nhà đó “nhiều người đã tụ họp với nhau và cầu nguyện” (c. 12). Cầu nguyện làm ân sủng mở lối từ tình trạng khép kín chuyển sang mở rộng, từ sợ hãi thành can đảm, từ buồn thành vui. Và chúng ta có thể thêm vào: từ chia rẽ thành hiệp nhất. Vâng, hôm nay chúng ta nói điều này với sự tự tin, cùng với những anh em của chúng ta trong phái đoàn được Đức Đại Thượng phụ Đại kết Bartholomeo thân yêu gửi đến để tham dự lễ mừng các Thánh Bổn mạng của Roma. Hôm nay cũng là lễ mừng tình thân ái trong toàn Giáo hội như chúng ta thấy sự hiện diện của các đức tổng giám mục chính tòa đến để nhận phép lành dây pallia, mà các ngài sẽ nhận từ những vị đại diện của cha.
Nguyện xin Thánh Phê-rô và Phaolo chuyển cầu cho chúng ta, để chúng ta  hân hoan tiến bước trên hành trình này, trải nghiệm hoạt động giải thoát của Thiên Chúa, và làm chứng tá trước thế giới.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của Vatican cung cấp]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/06/2016]



GIÁO HUẤN ANGELUS: Ngày lễ Thánh Phê-rô và Phaolo

GIÁO HUẤN ANGELUS: Ngày lễ Thánh Phê-rô và Phaolo

“Vì tình yêu chúa Ki-tô, họ đã rời bỏ quê hương và vượt qua những khó khăn trên hành trình dài và những sự nguy hiểm và sự thiếu tự tin mà họ sẽ gặp phải, họ đến Roma. Tại đây họ đã biến mình thành những sứ giả và chứng nhân của Tin mừng giữa mọi người, và họ đóng dấu sứ mạng đức tin và đức ái bằng sự tử đạo.’
29 tháng 6, 2016
Angelus 30 August 2015
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giáo huấn của Đức THánh Cha Phanxico trước và sau đọc kinh Truyền tin, với các giáo hữu tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
TRƯỚC KINH TRUYỀN TIN
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta mừng lễ các thánh Tông đồ Phê-rô và Phaolo, ngợi khen Thiên Chúa vì những lời rao giảng và chứng tá của các ngài. Giáo Hội Roma được thành lập trên nền tảng đức tin của hai Thánh Tông đồ, mà các ngài được tôn kính như là các Thánh Bổn mạng. Tuy nhiên, cả Giáo hội hoàn vũ phải nhìn đến 2 vị với lòng cảm phục, và xem các ngài như hai trụ cột và hai luồng sáng không chỉ chiếu dọi trên bầu trời Roma, nhưng trong tâm hồn của các tín hữu Đông và Tây.
Trong trình thuật sứ vụ của các Thánh Tông đồ, Tin mừng kể cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-su sai từng nhóm hai người đi (Mt 10:1; Lc 10:1). Về một mặt khác, Phê-rô và Phaolo được sai đi từ vùng Đất Thánh đến Roma để rao giảng Tin mừng. Họ là hai người hoàn toàn khác nhau: Phê-rô là một “ngư phủ khiêm nhường,” Phaolo là một “thầy giáo và tiến sĩ,” như nghi thức hôm nay kể lại. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết Chúa Giê-su ở đây tại Roma, và nếu đức tin Ki-tô giáo là một phần sống động và gốc rễ của di sản tinh thần và của nền văn hóa của vùng đất này, thì đó là do lòng can đảm tông đồ của hai người con vùng đất Cận Đông. Vì tình yêu chúa Ki-tô, họ đã rời bỏ quê hương và vượt qua những khó khăn trên hành trình dài và những sự nguy hiểm và sự thiếu tự tin mà họ sẽ gặp phải, họ đến Roma. Tại đây họ đã biến mình thành những sứ giả và chứng nhân của Tin mừng giữa mọi người, và họ đóng dấu sứ mạng đức tin và đức ái bằng sự tử đạo.
Hôm nay Phê-rô và Phaolo trở lại một cách rất lý tưởng giữa chúng ta, hai ông đi qua các con đường của thành phố này, gõ cửa từng nhà của chúng ta, nhưng đặc biệt là cửa tâm hồn chúng ta. Một lần nữa họ muốn đem Giê-su, tình yêu thương xót của Người, sự ủi an của Người sự bình an của Người đến. Chúng ta hãy đón nhận thông điệp này! Chúng ta hãy lấy chứng tá của các ngài để làm gia tài! Đức tin tinh tuyền và vững chắc của Phê-rô, tâm hồn vĩ đại và phổ quát của Phaolo sẽ giúp chúng ta trở nên những Ki-tô hữu hân hoan, trung thành với Tin mừng và mở lòng để gặp gỡ với mọi người.
Sáng nay, trong Thánh lễ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, cha đã ban phép lành dây pallia của các đức Tổng giám mục chính tòa từ nhiều quốc gia đến, đã được bổ nhiệm năm vừa qua. Cha có lời chào mừng mới và những câu chúc tốt đẹp gửi đến các ngài, những thân quyến trong gia đình các ngài và những người tháp tùng các ngài trong chuyến hành hương này; và cha động viên các ngài tiếp tục một cách hân hoan sứ vụ của mình để phục vụ Tin mừng, trong tình kết hiệp với Giáo hội hoàn vũ, đặc biệt với người kế nhiệm của thánh Phê-rô, như dấu chỉ của dây pallia thể hiện.
Trong cùng buổi lễ mừng, cha đã đón nhận được niềm vui và tình cảm yêu mến khi các thành viên của phái đoàn đến Roma nhân danh Đức Thượng phụ Giáo chủ Đại kết, người anh em Bartholomeo rất quý mến. Sự hiện diện này cũng là dấu chỉ của những mối ràng buộc huynh đệ hiện hữu giữa các Giáo hội của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin rằng những sự ràng buộc hiệp nhất này và chứng tá chung có thể được củng cố ngày càng bền chặt hơn.
Với Mẹ Đồng trinh Maria, Salus Populi Romani, hôm nay chúng con xin phó thác toàn thế giới và đặc biệt thành Roma này, để có thể luôn tìm thấy được những giá trị tinh thần và đạo đức dồi dào, nền tảng và đời sống xã hội và sứ mạng của mình trong nước Ý này, trong Châu Âu và toàn thể thế giới.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]

SAU KINH TRUYỀN TIN
Anh chị em thân mến,
Tối qua, một vụ tấn công khủng bố tàn bạo đã xảy ra ở Istanbul, giết chết và làm bị thương rất nhiều người. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho thân nhân của họ và cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ yêu quý. Nguyện xin Thiên Chúa hoán cải tâm hồn của những người gây ra bạo lực và hỗ trợ những bước đi của chúng ta trên con đường hòa bình.
Ave Maria …
Hội nghị Quốc tế về Đầu tư có trách nhiệm với tác động xã hội, có chủ đề “Xây dựng Năm Lòng thương xót thành Năm có Tác động với người nghèo,” vừa mới kết thúc gần đây. Cầu xin cho những sự đầu tư riêng cá nhân đi hợp với <đầu tư> công, thúc đẩy vượt qua nạn nghèo đói của quá  nhiều người bị gạt ra bên lề xã hội.
Xin gửi lời chào nồng thắm đến tất cả mọi người, các gia đình, các giáo xứ, các hội đoàn và những giáo hữu đi riêng lẻ đến từ Ý và nhiều nơi khác trên thế giới, đặc biệt từ Tây Ban Nha, Ukraina và Trung quốc. Cha gửi lời chào sinh viên các trường Công giáo ở London và Hoa Kỳ, và các chị nữ tu dòng USMI ở Lombardy.
Lời chào thăm hôm nay của cha trên hết gửi đến tất cả giáo hữu của Roma, trong ngày lễ Thánh Phê-rô và Phaolo, các Thánh Bổn mạng của thành phố! Nhân dịp này tổ chức “Pro Loco” của Roma đã cổ vũ truyền thống , do nhiều nghệ sĩ và các người tình nguyện của Dịch vụ Dân sự. Xin cảm ơn sáng kiến này và những màn trình diễn hoa rất đẹp! Cha cũng sẽ nhớ tới màn trình diễn pháo hoa sẽ diễn ra tối nay tại quảng trường Piazza del Popolo, số tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ những công việc bác ái trong vùng đất Thánh và ở các quốc gia Trung đông.
Cha chúc mọi người một lễ an bình. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc mọi người bữa trưa ngon miệng và hẹn sớm gặp lại tất cả!
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]




[Nguồn: ZENIT]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/06/2016]