Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Cha Lombardi nghỉ hưu chức vụ Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican; Ký giả người Mỹ được bổ nhiệm

Cha Lombardi nghỉ hưu chức vụ Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican; Ký giả người Mỹ được bổ nhiệm

Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican mới, phó giám đốc là giáo dân, nam và nữ, không phải người Ý
11 tháng 7, 2016
vatican
Greg Burke, Paloma García Ovejero, Padre Federico Lombardi, Monseñor Viganò - ZENIT Photo
Đức Thánh Cha Phanxico đã chấp thuận đơn nghỉ hưu của Cha Federico Lombardi dòng Tên, ngài đã phục vụ làm Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, và bổ nhiệm chức vụ cho một ký giả người Mỹ Gregory Burke, người đã giữ chức vụ phó giám đốc trước đây.
Trong một báo cáo chiều nay, Vatican đã thông báo giám đốc mới, cũng như phó giám đốc, một ký giả người Tây Ban nha Paloma García Ovejero.
Greg Burke:
Greg (Giu-se Gregory) Burke sinh ngày 8 tháng 11 năm 1959 tại Saint Louis (Hoa Kỳ) trong một gia đình Công giáo nhiệt thành. Sau khi học xong một trong các trường dòng Tên trong thành phố, ông tốt nghiệp môn Văn học So sánh năm 1983 tại trường Đại học Columbia ở New York, trước khi vào chuyên ngành báo chí. Trong những năm đó, ông trở thành một thành viên chính thức của Opus Dei.
Ông đã làm việc tại “United Press International” ở Chicago, làm cho “Reuters,” và tờ tuần báo “Metropolitan,” cho đến khi ông được gửi đến Roam làm ký giả cho tuần báo “National Catholic Register.” Năm 1990, ông bắt đầu làm việc cho tạp chí Time và là ký giả của tờ này và vào năm  1994, tờ này đã công bố Thánh Gioan Phaolo II là ‘Người của Năm.’
Năm 2001, ông bắt đầu làm việc cho đài truyền hình với vị trí ký giả Roma cho Fox News. Năm 2012, ông làm việc trong Quốc vụ Khanh Vatican, Phòng Ngoại giao Chung, với vị trí cố vấn truyền thông. Từ 21 tháng 12, 2015, ông phục vụ với vai trò Phó giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh. Greg Burke biết tiếng Anh, Ý, Tây Ban nha, và Pháp.
Paloma García Ovejero
Paloma García Ovejero sinh tại Madrid ngày 12 tháng 8 năm 1975. Chị tốt nghiệp ngành báo chí năm 1998 tại Đại học Complutense ở of Madrid, tại đây chị đã lấy văn bằng thạc sĩ ngành Estudios Vascos (Nghiên cứu Basque) (Jakinet / Uned, 2001) và một chuyên ngành Chiến lược Quản lý và Truyền thông (Đại học New York, 2006).
Từ năm 1998, chị làm biên tập và dẫn chương trình của đài phát thanh “Cadena Cope, Radio Española,” với danh hiệu Tổng biên tập. Từ tháng 9 năm 2012, chị làm ký giả cho Ý và Vatican, không chỉ cộng tác với “Cadena Cope, Radio Española,” nhưng còn với các đài truyền hình khác và nhiều tờ báo. Phó giám đốc mới cũng biết tiếng Tây Ban nha, tiếng Anh, tiếng Ý, và tiếng Trung quốc.

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/07/2016]



Sự tôn kính quốc gia đối với Thánh Gioan Phaolo II của người Mỹ

Sự tôn kính quốc gia đối với Thánh Gioan Phaolo II của người Mỹ

FILIP MAZURCZAK, REGISTER CORRESPONDENT
Chủ nhật, 10 tháng 7, 2016 6:15 AM
Article image
ĐỜI SỐNG THÁNH. Nhà thờ có một hòm đựng thánh tích chứa máu của Thánh Gioan Phaolo II và một tượng vị giáo hoàng người Ba lan đặt trong đền thờ Washington để tưởng nhớ cuộc sống của ngài Gioan Phaolo II. Ảnh của Filip Mazurczak
Ngôi đền quốc gia Thánh Gioan Phaolo II ở Washington là một sự sùng kính rất cảm động đối với một vị giáo hoàng có ảnh hưởng lớn đến Giáo hội và thế giới không thể nào coi nhẹ.
Mười một năm sau khi ngài qua đời, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tiếp tục tạo động lực hứng khởi cho hàng triệu người Công giáo. Không nghi ngờ gì, cách tốt nhất để trải nghiệm di sản của ngài là đi đến Krakow, giáo phận mà ngài đã coi sóc suốt 14 năm, cũng như đến thị trấn Wadowice quê hương của ngài kế cận, ở đó có một bảo tàng hiện đại ngay trong căn nhà nơi vị giáo hoàng đã sinh ra.
Nhưng những ai muốn biết về vị giáo hoàng người Ba lan ở gần nhà có thể dừng chân đến ngôi đền ở thủ đô nước Mỹ.
Khánh thành từ tháng 10 năm 2014, ngôi đền là một nơi hoàn hảo để cử hành các bí tích với sự hiện diện của những thánh tích của vị giáo hoàng đã được tôn phong thánh, cầu xin sự chuyền cầu của ngài và học biết về đời sống và di sản của ngài.
Những ngôi nhà bây giờ là Đền Quốc gia Thánh Gioan Phaolo II đã được khánh thành năm 2001 như là Trung tâm Văn hóa Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Năm 2011, ngay sau khi ngài Gioan Phaolo được tôn phong chân phước, Hội Hiệp sĩ Columbus thông báo rằng Hội sẽ mua lại tòa nhà và biến nó thành ngôi đền đầu tiên của Mỹ tôn vinh đời sống và di sản của một con người với những nỗ lực không mệt mỏi noi theo Đức Ki-tô đã làm rung động bao nhiêu linh hồn.
Kết quả không thiếu tính khơi nguồn cảm hứng. Đầu tiên và trên hết, ngôi đền là một nơi thờ kính. Ở tầng trệt, có Nhà thờ Redemptor Hominis, tại đây mỗi ngày đều có Thánh lễ và có lần Chuỗi Mân côi từ thứ Hai đến thứ Bảy. Edoardo Ferrari, một nhà điêu khắc người Ý, thiết kế bàn thờ đá cẩm thạch trắng. Ở chính giữa là thánh tích tôn quý nhất là máu của đức Gioan Phaolo, được Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz trao cho đền, ngài là thư ký của đức thánh cha suốt 39 năm. Máu được giữ trong một lọ nhỏ đựng trong hòm thánh tích được thiết kế bởi ngài Wiesław Domaski, một Hiệp sĩ Columbus người Ba lan.
Cả nhà thờ và Nhà nguyện Luminous Mysteries đều được làm đẹp thêm bằng những tranh ghép rất đẹp, hiện đại với những ảnh hưởng phảng phất phong cách Byzantine, do Cha Marko Ivan Rupnik dòng Tên người Slovenia và nhóm họa sĩ Centro Aletti của Roma. Cha Rupnik và nhóm Centro Aletti nổi tiếng vì thiết kế nhà nguyện Redemptoris Mater của Vatican. Nhà thờ của đền thể hiện những tranh ghép mô tả những cảnh trong Cựu Ước và thời trẻ của Chúa Giê-su. Một tranh mô tả Sự hiển linh cho thấy Thánh Gioan Phaolo II đang đứng cạnh Ba Đạo Sĩ. Đồng thời, tác phẩm của Cha Rupnik trong nhà nguyện Luminous Mysteries mô tả sứ vụ công khai của Chúa Giê-su.
Tầng dưới của khu đền có một khu bảo tàng trưng bày Công giáo tốt nhất của thế giới. Một chuyến chiêm ngưỡng toàn bộ khu trưng bày “Ân sủng của Tình yêu” đòi hỏi ít nhất một tiếng rưỡi đồng hồ. Chín khu triển lãm trưng bày rất đẹp câu truyện thật của sức mạnh đức tin Công giáo có thể dời núi, làm lung lay những đế quốc độc tài và chữa lành những vết thương kéo dài hàng thế kỷ.
Họ cũng có “Một Tia sáng trong Bóng đêm đen,” trình bày câu chuyện của dân tộc Ba lan, một dân tộc đã chịu đựng rất nhiều đau khổ trong tay của những quốc gia láng giềng trong 200 năm qua, tuy nhiên nền văn hóa của họ vẫn hưng thịnh nhờ sự trung tín của người Ba lan vào Chúa Ki-tô.
Đồng thời, tủ “Giá trị lao động” trưng bày những đóng góp của ngài Gioan Phaolo cho giáo huấn xã hội Công giáo, điều đã khơi nguồn hứng khởi cho sự hình thành hội Tình Đoàn kết Ba lan, đánh một đòn chí tử vào đế quốc Xô viết.
Khu “Kết hiệp Gia đình Nhân loại” cho thấy cách ngài Gioan Phaolo, mà người ta cho rằng là vị giáo hoàng với những đóng góp to lớn nhất cho đại kết, dẫn đưa những người thuộc nhiều tôn giáo, thường đã bị chia rẽ trong nhiều thế kỷ, đến gần nhau hơn.
Gian trưng bày cuối cùng, “Thánh thể của các Thánh,” cho thấy nhiều ảnh của hàng trăm vị chân phước và các thánh mà ngài Gioan Phaolo II đã dâng trên bàn thờ. Rất nhiều trong số họ chỉ là những người đàn ông đàn bà bình thường mà nỗ lực nên thánh của họ đã làm họ thành những vì sao sáng cho tình yêu Ki-tô.
Khu triển lãm trưng bày những kỷ vật vô giá của đức Gioan Phaolo II, từ Bội tinh Tự do hạng nhất (Congressional Medal of Freedom) (bội tinh dân sự cao quý nhất do Hoa Kỳ trao tặng) đến những áo lễ nhiều màu sắc ngài đã mặc khi cử hành Lễ tại nhiều quốc gia Châu Phi và rất nhiều quà tặng quý giá ngài nhận được từ những nhân vật cao cấp.
Các khu trưng bày tận dụng nhiều công nghệ kết nối, trong đó có cả một màn hình tương tác mà khách đến thăm có thể tìm biết về tất cả những chuyến kinh lý của đức Gioan Phaolo II đến 129 quốc gia của các dân tộc trên thế giới, và một màn hình khác trình bày từng dịp Ngày Giới trẻ Thế giới được mừng bởi chính người sáng lập.
Mỗi phòng trưng bày có các màn hình tương tác trình chiếu những đoạn ghi hình những người bạn của ngài Gioan Phaolo và những người nổi tiếng — chẳng hạn người viết tiểu sử của ngài, George Weigel, nhà sáng lập Solidarity và nguyên Tổng thống Ba lan Lech Walesa, nguyện cố vấn an ninh quốc gia Hoa kỳ gốc Ba lan Zbigniew Brzezinski — nói về ảnh hưởng to lớn của Đức Thánh Cha đối với thế giới.
Ngoài việc là nơi thờ kính và trưng bày bảo tàng, Khu Đền Quốc gia thánh Gioan Phaolo II cũng đứng ra tổ chức một số sự kiện. Ngày 30 tháng 7, khu đền — cùng với những khu vực khác xung quanh khuôn viên trường Đại học Công giáo Hoa Kỳ — sẽ tổ chức “Krakow trong Thủ đô,” một sự thay thế tuyệt vời cho những ai không có thể đến Krakow tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 2016.
Sau khi làm ngạc nhiên thế giới năm 1978 vì là vị giáo hoàng không phải người Ý đầu tiên kể từ thời Phục hưng, ngài Gioan Phaolo II nói rằng ngài từ “một đất nước xa xôi.” Khu đền Quốc gia Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã thành công mang đến di sản của quốc gia xa xôi đó, và trên hết là người con vĩ đại nhất của đất nước, rất gần gũi với đất nước quê ngài.
Filip Mazurczak viết từ Washington.
Anh sẽ tham gia tường thuật cho Register Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 tại Krakow tháng này.

[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/07/2016]


Những điều có thể bạn chưa bao giờ nghe về dải Gaza

web-palestine-gaza-strip-



Những điều có thể bạn chưa bao giờ nghe về dải Gaza

Nhân viên cứu trợ Công giáo nói rằng những chuyến đi của cô đến dải đất bị xé nát vì chiến tranh này là tột đỉnh của công việc của cô


Chỉ có một đêm, nhưng Hilary DuBose 34 tuổi nhớ từng giây phút của cơn mưa bom trút xuống. Cô ở Gaza, cô tới đây vài tuần một lần cho công việc làm Người đứng đầu Các chương trình cho Jerusalem, Bờ Tây cho Catholic Relief Services (CRS). Trong suốt cuộc xung đột 2014, cô đến đây trong thời gian ngừng bắn và trong khi đang ở đấy, cuộc ngừng bắn bị phá hỏng và cô bị giữ lại suốt đêm.
“Tôi không cảm thấy sợ cho sự sống của riêng tôi vì tôi ở trong một tòa nhà mà phía Israel biết nằm trong khu vực của Liên Hiệp quốc. Nhưng các bạn có biết âm thanh của bom đạn có ý nghĩa như thế nào chứ … nghĩa là một ai đó ở đâu đó đang bị mất nhà cửa, có thể là  mất mạng sống,” DuBose nói, cô gốc người Oregon. “Tôi chưa từng ở trong hoàn cảnh như vậy trước đây và người tôi cứ com dúm vào, một tình trạng như bị thôi miên muốn cho đêm qua mau. Với các đồng nghiệp và bạn bè của tôi ở Gaza, đó là đêm thứ 51 của họ như thế. Và tôi mới chỉ là thứ nhất. Nhưng nó thực sự đã ảnh hưởng đến tôi.
Bất kể trải nghiệm đó, DuBose, hiện đang ở Jerusalem, nói rằng những chuyến đi của cô đến Gaza là điểm nhấn của công việc của cô — cô thích ở đó. Nhưng cô biết người ta có thể phải khó khăn lắm mới hiểu được điều đó.
“Gaza là một nơi vô danh trên thế giới. Nếu bạn hỏi người ta rằng họ có liên tưởng gì với Gaza, tôi nghĩ điều đầu tiên họ nói là ‘chủ nghĩa khủng bố.’ Tôi hiểu điều đó,” cô nói. “Nhưng chúng tôi đang phải đối phó với những cộng đồng đang bị bắt ở một vị trí rất khó khăn.”
DuBose cho biết trẻ em ở Gaza lên 8 tuổi đã phải trải qua 3 cuộc chiến. Và Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng Gaza có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới - gần 43 phần trăm (Gaza has the world’s highest unemployment rate—almost 43 percent), với tỷ lệ thất nghiệp giới trẻ là 60 phần trăm. “Nó là một cuộc khủng hoảng kinh niên vì người dân không có nguồn thu nhập,” DuBose giải thích. Cô và nhóm của cô giúp giải quyết vấn đề này qua những chương trình tạo việc làm ngắn hạn, cùng với sự hỗ trợ của họ phản ứng nhanh và chuẩn bị sẵn sàng.
Nhưng bất kể những vấn đề đã trở thành hào lũy sâu của Gaza và những khó khăn cô đang chứng kiến, DuBose nói điều làm cô xúc động nhất là khi cô đến Gaza là “tinh thần sống không gì có thể dập tắt” ở đó và tình thân ái của mọi người.
“Gaza nổi tiếng về sự hào phóng và tốt bụng,” cô nói. “Bất cứ khi nào bạn đến thăm một ai đó, họ luôn chào đón bạn với vòng tay mở rộng — cho dù bạn là một người lạ mặt, cho dù bạn từ đâu tới. Và họ có một khiếu hài hước tuyệt vời.”
DuBose nói rằng cô nhình thấy điều này sau hậu quả của cuộc xung đột năm 2014, khi đó hơn 1.100 căn nhà đã bị tàn phá. Trong số những dự án của học ở Gaza, CRS xây những căn nhà bằng gỗ, được thiết kế tuổi thọ tối thiểu 5 năm, và cho đến nay nhóm đã xây được khoảng 500 căn. “Mỗi cá nhân những người nhận nhà ở đó đều có một câu chuyện li kỳ,” DuBose nói. Nhưng một câu chuyện gần đây làm cô nhớ mãi, câu chuyện của gia đình có 6 người — người chồng, vợ, và 4 đứa con. Trong cuộc xung đột, gia đình phải chuyển đến một “trung tâm tập trung,” là một trường họ mở cửa đón những người di tản, họ ở đó khoảng 1 tháng với rất nhiều người khác, cùng chung một vài nhà tắm và không có nhà tắm hoa sen. Họ chẳng biết chuyện gì đã xãy ra với căn nhà của họ lúc đó vì họ quá sợ hãi không thể đi bất cứ đâu.
“Họ đã phải làm việc cực nhọc cả đời để tiết kiệm và xây được căn nhà, và vừa mới hoàn thành xây dựng năm 2005,” DuBose thuật lại. “Khi họ quay lại, họ thấy nó đã hoàn toàn bị phá hủy. Không chỉ có thế, nhưng đây là đất tổ tiên của gia đình họ với nhiều cây olive cổ thụ — từng cây đã bị tróc gốc giơ cả rễ lên. Họ đã mất căn nhà và phương kế sinh nhai.”
Gia đình này tìm ra chỗ trú ngụ này, đăng ký với dự án, và CRS có thể làm cho họ một căn thật nhanh, ngay trên đất của họ. “Lúc đó họ sống trên đất của họ — vì chẳng còn chỗ nào nữa mà đi — và đặc biệt họ đã tự mình xây được một chuồng gà, một chỗ ở tạm thời lắp ghép bằng những miếng vật liệu đủ mọi loại họ có thể tìm được như gỗ, kim loại cong queo, và giấy cứng,” DuBose nói, cô nhớ lại rõ ràng những gì họ nói với cô sau khi họ trải qua đêm đầu tiên trong nơi ở mới. “Khi họ tỉnh giấc, đứa con trai nói với họ, ‘Đây là đêm đầu tiên con có thể ngủ mà không lo lắng kể từ khi chiến tranh nổ ra, không phải thức cả nửa đêm lo lắng.’”
DuBose yêu câu chuyện này vì nó minh họa sức mạnh của một nơi ở tốt. “Bạn có thể xây dựng cái gì đó bằng gỗ hay bằng gạch, nhưng đó không phải là xây dựng, nó chính là sự an bình trong tâm hồn, an toàn, đó là điều một nơi ở tốt mang lại,” cô nói.
Sau gần 3 năm ở Đất Thánh, DuBose rất nghiêm túc và rất trách nhiệm giúp đỡ những gia đình làm việc chăm chỉ, những gia đình đã tự mình xây dựng được cái gì đó cho họ sau nhiều năm rồi lại bị lấy đi mất. “Tinh thần của những người đó gợi lên nhiều thương cảm và thực sự làm tôi rung động, và tôi cảm thấy an toàn ở đó vì người Gaza rất vui khi có tôi ở đó, cùng đứng về phía họ trong tình hiệp nhất để hỗ trợ họ.”
CRS đã có mặt ở Đất Thánh trên 50 năm. Những chương trình của họ đã thay đổi theo thời gian vì họ tìm cách đáp lời lại những nhu cầu ở đó tại một thời điểm. Gần đ6y nhu cầu lớn nhất ở Gaza là người ta đang tiếp tục phục hồi sau hoạt động quân sự năm 2014. CRS gần đây đã trao tặng $50 triệu từ quỹ USAID cho “Viễn ảnh Gaza 2020,” để sử dụng cho chương trình khẩn cấp và được chuẩn bị sẵn sáng, cũng như tạo việc làm trong 5 năm tới.

Zoe Romanowsky

[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/07/2016]