Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Ghi chép những câu hỏi và trả lời của Đức Thánh Cha với giới trẻ Ý

Ghi chép những câu hỏi và trả lời của Đức Thánh Cha với giới trẻ Ý

“Hòa bình xây dựng những chiếc cầu; thù hận xây dựng những bức tường. Các con phải chọn lựa trong cuộc sống: hoặc xây cầu hoặc xây tường”
8 tháng 7, 2016
pope francis
L'Osservatore Romano
Lúc 8:35 tối thứ TƯ, từ nơi ở của Tòa Tổng giám mục ở Krakow nơi Đức Thánh Cha đang lưu lại trong chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha được kết nối video trực tiếp với các bạn trẻ người Ý có mặt tại WYD, đang tụ họp tại Đền thờ Thánh Gioan Phaolo II ở Krakow.
Đức Thánh Cha trả lời câu hỏi của 3 bạn trẻ.
Dưới đây là bản dịch của ZENIT cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha qua kết nối với giới trẻ Ý.
Giới thiệu: Kính chào Đức Thánh Cha. Trước hết xin cảm ơn Đức Thánh Cha đã dành thời gian – cho dù cha vừa đến Krakow – để kết nối với chúng con. Xin cảm ơn Đức thánh Cha. Cha đã không từ chối ở cùng chúng con tối nay. Xin cảm ơn Cha. Có những bạn trẻ ở đây, đại diện cho 90.000 người Ý có mặt tại Krakow, muốn hỏi cha một vài câu hỏi, và các bạn trẻ ở đây nữa. Xin cha vui lòng.
Cô gái:
Sau sự cố xe lửa ngày 12 tháng 7, chúng con sợ đi xe lửa. Hàng ngày con phải đón xe lửa đi đến trường Đại học, và ngày hôm đó thật may con không có mặt trên xe lửa. Hàng ngày con ngồi ở toa đầu, và ở đó con gặp và chào ông Luciano, một trong những người lái xe lửa, không may, đã chết trong sự cố đó. Trong những chuyến xe lửa đó chúng con cảm thấy như ở nhà, nhưng bây giờ chúng con thấy sợ. Con muốn hỏi: làm sao để trở lại tình trạng bình thường? Làm sao để chúng con đánh tan sự sợ hãi này và tiếp tục, vui trở lại và vẫn đi những chuyến xe lửa đó, những chuyến xe lửa của chúng con, ngôi nhà thứ hai của chúng con?
Đức Thánh Cha Phanxico:
Chuyện xảy ra với con là một vết thương; trong sự cố đó, một số người bị những vết thương trên thể xác, một số bị vết thương tinh thần, và con bị vết thương tinh thần, trong trái tim của con, và vết thương được gọi là sự sợ hãi. Con đã chịu một cú sốc, một cú sốc không để cho con được lành mạnh, nó làm con đau. Tuy nhiên, cú sốc này cũng cho con một cơ hội để vượt qua chính bản thân, để tiến lên phía trước. Và như vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, khi chúng ta bị thương, những vết bầm hoặc xây xước vẫn còn tồn tại. Cuộc sống đầy những vết xây xước, cuộc sống đầy những vết xây xước, nhiều lắm. Và cùng với nó là kỷ niệm về Luciano, của người đó, của người đó … những người không còn nữa vì ông đã ra đi trong biến cố đó. Và, hàng ngày khi con đi trên xe lửa, con sẽ cảm thấy vết tích – chúng ta cứ gọi như vậy đi – của vết thương đó, của vết xây xước đó, của những việc làm cho con đau khổ. Và con còn trẻ, nhưng cuộc sống đầy những chuyện như vậy … Và sự khôn ngoan, hãy học trở thành người đàn ông khôn ngoan, người phụ nữ khôn ngoan, thực ra chỉ như vầy: hãy mang theo với mình những điều đẹp đẽ của cuộc sống và những điều kinh khủng của cuộc sống.  Có những thứ không thể đi tiếp được, và có có những điều rất đẹp. Nhưng điều ngược lại cũng xảy ra: có bao nhiêu bạn trẻ như con không thể đưa cuộc sống tiến lên phía trước với niềm vui của những điều đẹp đẽ, và muốn buông xuôi bản thân, gục ngã dưới sự thống trị của thuốc phiện, hay để mình bị đánh bại bởi cuộc sống? Cuối cùng, trò chơi sẽ như vầy: hoặc là con chiến thắng hoặc cuộc sống sẽ hạ gục con! Con phải chiến thắng trong cuộc sống, nó sẽ tốt hơn! Hãy làm điều đó với lòng dũng cảm, và cùng với sự đau đớn. Và khi có niềm vui, hãy làm như vậy với sự vui mừng, vì niềm vui đưa con tiến lên và cứu con thoát khỏi căn bệnh kinh khủng: là trở nên rối loạn thần kinh. Xin đừng, đừng để như vậy!
Bạn nữ:
Thưa Đức Thánh Cha Phanxico, con tên là Andrea, con 15 tuổi và con từ Bergamo đến. Con đã đến Ý lúc 9 tuổi, tức là 6 năm trước. Các bạn trong lớp con bắt đầu chọc ghẹo con, nói rằng con vừa mới đến, bằng những từ ngữ xúc phạm. Lúc đầu con không hiểu tiếng Ý nhiều. Rồi, khi con bắt đầu hiểu, những bạn đó vẫn giữ thái độ rất xấu, nhưng con không trả lời: con không muốn hạ mình xuống ngang bằng như mấy bạn đó. Con đã trải qua nhiều năm như vậy, cho đến cuối năm thứ ba trung học, khi đó họ vượt ra ngoài giới hạn bằng những tin nhắn xúc phạm trên mạng xã hội, mà với con thấy quá vô dụng, con đã quyết định chấm dứt chuyện này, vì lúc đó đối với con, con không chịu nổi cảm giác bị tất cả gạt ra bên lề, ra khỏi xóm nhỏ của con … Và vậy là con quyết định chấm dứt chuyện đó, và con đã quyết định tự tử. Con không thành công và được đưa vào bệnh viện. Và ở đó con đã hiểu rằng con không phải là người ốm bệnh như vậy, rằng con không phải là người cần được chăm sóc như vậy, và con không đáng để bị khóa cửa trong bệnh viện. Họ là những người mắc lỗi, họ là những người cần phải được chữa lành, không phải con. Thế là con đứng dậy và quyết định không kết thúc chuyện này vì nó không xứng, vì con có thể trở thành người mạnh mẽ. Và đúng như vậy, bây giờ con khỏe và thực sự mạnh mẽ. Và con có thể, về một mặt, cảm ơn họ đã đối xử với con tệ như vậy nhưng lại làm cho con bây giờ mạnh mẽ, một mặt nào đó con cũng nhờ họ, vì họ đưa con vào hoàn cảnh đó. Con trở nên mạnh mẽ vì con tin vào bản thân mình, tin vào cha mẹ, và từ đó con tin con có thể vượt qua, và đúng là con đã làm được như vậy. Và con đang ở đây, và con rất tự hào được ở đây.
Con xin hỏi Đức Thánh Cha: cứ cho trong bất cứ trường hợp nào con đã tha thứ cho họ, vì con không muốn ghét mọi người, con đã tha thứ cho họ, tuy nhiên, con vẫn thấy không thoải mái lắm. Con xin hỏi Đức thánh Cha: làm sao để con tha thứ cho những người này? Con phải làm gì để tha thứ về tất cả những gì họ làm đối với con?
Đức Thánh Cha Phanxico:
Cảm ơn về chứng tá của con. Con nói về một vấn đề rất phổ biến giữa trẻ em và cả những người không còn là trẻ em nữa: sự tàn nhẫn. Nhưng mà, trẻ em cũng có lúc tàn nhẫn, và họ có khả năng làm tổn thương con vào những chỗ sẽ làm con đau nhất: làm tổn thương trái tim, tổn thương giá trị của con, làm tổn thương quốc tịch của con, như trong trường hợp của con, đúng không? Con không hiểu tiếng Ý tốt lắm, và các bạn đã trêu ghẹo con bằng tiếng mẹ đẻ, bằng từ ngữ … Tàn nhẫn là thái độ của con người mà thực ra nó là cơ sở của mọi cuộc chiến tranh, tất cả mọi cuộc chiến. Sự tàn nhẫn không để cho người khác lớn lên; sự tàn nhẫn giết chết người khác, sự tàn nhẫn cũng giết chết tiếng tốt của người khác. Khi một người phao tin đồn chống lại người khác, đây là sự tàn nhẫn: nó tàn nhẫn vì nó phá hủy danh tiếng của con người. Nhưng con biết không, cha thích dùng một cụm từ khi cha nói đến sự tàn nhẫn của cái lưỡi: phao tin đồn là một chủ nghĩa khủng bố; nó là khủng bố bằng tin đồn. Sự tàn nhẫn của cái lưỡi, hay là điều mà con cảm nhận, giống như ném một trái bom phá hủy con, hay phá hủy một ai đó, và người ném nó thì không bị gì. Đây là sự khủng bố; nó là điều chúng ta phải loại trừ. Làm sao để loại trừ nó? Con đã chọn đúng cách: bằng im lặng và kiên nhẫn và con kết bằng câu nói rất đẹp: tha thứ. Nhưng không hề dễ dàng tha thứ tí nào, vì chúng ta có thể nói rằng: “Vâng, tôi tha, nhưng tôi không quên được.” Và con sẽ mãi chịu đựng sự tàn nhẫn này với con, sự khủng bố bằng từ ngữ tồi tệ này, những từ ngữ làm thương tổn và cố ném con ra khỏi cộng đoàn. Có một câu nói bằng tiếng Ý mà trước đây cha không biết. Khi cha lần đầu tiên đến nước ý, cha đã học được: non-EEC: họ ném con ra khỏi cộng đồng; họ không tiếp nhận con, đó là điều chúng ta phải chiến đấu rất nhiều. Con đã dũng cảm! Con đã rất dũng cảm trong chuyện này. Nhưng quan trọng là phải chiến đấu chống lại sự khủng bố của cái lưỡi, chống lại sự khủng bố của tin đồn, của sự lăng mạ, của việc ném  người khác ra ngoài, đúng, với những sự lăng mạ hay nói với họ những điều làm tổn thương trái tim họ. Chúng ta có thể tha thứ hoàn toàn được không? Đó là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa. Chúng ta, chỉ dựa trên bản thân, thì không thể: chúng ta cố gắng, như con đã làm, nhưng tha thứ là một ân sủng Thiên Chúa ban tặng cho con, để tha thứ cho kẻ thù của con, để tha thức cho người đã làm con bị thương tổn, đã xúc phạm con. Khi Chúa Giê-su nói với chúng ta trong Tin mừng “Nếu ai đánh con ở một bên má, hãy đưa má kia cho họ,” có nghĩa là: hãy đặt sự khôn ngoan của lòng tha thứ vào bàn tay của Chúa, đó là một ân sủng. Tuy nhiên, chúng at phải làm tất cả mọi việc chúng ta có thể về phần con người để tha thứ. Cha cảm ơn con về chứng tá của con. Và cũng có một thái độ khác thực sự đi ngược lại và chống lại được sự khủng bố của cái lưỡi, hoặc là tin đồn thổi, lăng mạ hay tất cả: đó là thái độ hiền lành. Giữ im lặng, cứ đối xử tốt với người khác, không trả lời người khác bằng những điều xấu. Giống như Chúa Giê-su: Chúa Giê-su hiền lành trong lòng – sự hiền lành. Và chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà một một người lăng mạ thì chúng ta sẽ đáp lại bằng sự lăng mạ khác, điều này rất thường xuyên. Chúng ta lăng mạ nhau, và chúng ta thiếu sự hiền lành. Chúng ta phải cầu xin ân sủng để được hiền lành, hiền lành trong tâm hồn. Và cũng có ân sủng giúp mở đường cho sự tha thứ. Cha cảm ơn con về chứng tá của con.
Bạn nam:
Thưa Đức Thánh Cha Phanxico, chúng con là ba bạn trai và một linh mục trong nhóm 350 người từ Verona khởi hành đến đây tại WYD này, nhưng mọi người đã phải ngừng chuyến đi ở Monaco thứ Sáu trước, sau vụ tấn công mà chính chúng con đã trải qua, trong suốt những giờ ở đó. Chúng con bị ra lệnh phải quay về, chúng con bị buộc phải quay về, vì chúng con muốn tiếp tục chuyến đi những không được phép. Nhưng thật may mắn, khi chúng con trở về, chúng con lại được cho cơ hội quay lại đây, và chúng con đi với thật nhiều niềm vui, thật nhiều hy vọng. Cuối cùng thì chuyện đã xảy ra với chúng con, sau sự sợ hãi, chúng con tự hỏi – và chúng con cũng muốn hỏi Đức Thánh Cha: làm sao chúng con, những người trẻ, sống và loan truyền hòa bình trong thế giới này quá đầy dẫy những thù hận?
Đức thánh Cha Phanxico:
Con nói đến 2 chữ là chìa khóa để hiểu được mọi việc: hòa bình và thù hận. Hòa bình xây dựng những chiếc cầu; thù hận xây dựng những bức tường. Các con phải chọn lựa trong cuộc sống: hoặc là xây những cây cầu hoặc là xây những bức tường. Tường ngăn cách và thù hận sẽ lớn lên: khi có sự phân rẽ, thù hận sẽ tăng lên. Những cây cầu thì liên kết, và khi có cầu nối, lòng thù hận có thể biến mất, vì tôi có thể nghe thấy người khác, tôi có thể nói chuyện với người khác. Cha luôn nghĩ và nói rằng chúng ta, trong mọi khả năng của mỗi ngày, có thể xây dựng được một cây cầu nối con người. Khi con bắt tay một người bạn, một người khác, con đang xây một cây cầu nối con người. Con xây được một cây cầu. Nếu ngược lại, khi con tấn công một người khác, lăng mạ họ, con đang xây một bức tường. Lòng thù hận luôn lớn lên cùng với những bức tường. Đôi khi có thể xảy ra là con muốn là một cây cầu nối, và con bị bỏ chơ vơ ở đó với bàn tay chìa ra mà phía bên kia không nắm lấy: đây là những sự bẽ mặt mà chúng ta phải chịu khi làm những điều tốt. Nhưng hãy cứ xây dựng những chiếc cầu. Và con đã đến đây: các con bị chặn lại và bị đưa về nhà; rồi chúng con đã làm một cuộc đánh cược xây dựng cây cầu và rồi lại quay trở lại đây: đây luôn là một thái độ đúng đắn. Có khó khăn nào cản trở tôi làm một việc gì đó không? Tôi trở về và rồi tôi lại đi; tôi quay về và tôi tiến tới. Đây là điều chúng ta phải làm: xây dựng những chiếc cầu, đừng để chúng ta bị ngã xuống, đừng đi theo hướng đó: “Nhưng, tôi không thể …” Đừng vậy, hãy luôn tìm đường để xây dựng những chiếc cầu. Các con đã đến được bước đó: xây dựng những chiếc cầu bằng tay, tất cả chúng con! Hãy dùng tay của chúng con … thế đấy. Cha muốn nhìn thấy thật nhiều cây cầu nối con người … Giống như vầy: hãy giơ tay lên cao. Như vậy đấy. Đây là chương trình của cuộc sống: xây những cây cầu con người. Cám ơn con.
Xin cảm ơn Đức Thánh Cha, tối nay cha đã cho chúng con một món quà quá đặc biệt! Đội ơn Đức THánh Cha. Xin cảm ơn Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxico:
Cám ơn các con và xin Chúa chúc lành cho các con. Hãy cầu nguyện choh cha nhé!

[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]



Giám đốc Bảo tàng Auschwitz nói về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng

Giám đốc Bảo tàng Auschwitz nói về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng

28-07-2016 Vatican Radio
bảo tàng
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico sẽ làm một chuyến viếng thăm vào thứ Sáu đến trại tử thần Đức Quốc xã cũ Auschwitz-Birkenau nơi 1,1 triệu người đã bị giết, hầu như tất cả họ đều là người Do thái. Giám đốc của Đài Tưởng niệm và Bảo tàng Auschwitz, Piotr Cywinski, nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến nơi “kinh khủng” nhưng quan trọng này là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thế giới hiện tại được đánh dấu bằng quá nhiều xung đột và khủng hoảng. Bằng cách nhìn lại và học từ quá khứ, ông nói, chúng ta có thể hiểu hơn những mối nguy hiểm của “chủ nghĩa dân túy, bài Xê-mít và tất cả các hình thức bài ngoại" mà chúng ta nhìn thấy trong thời buổi của chúng ta bây giờ.
Với cuộc viếng thăm của ngài thứ Sáu tới đến trại tử thần Đức Quốc xã cũ, Đức Thánh Cha trở thành giáo hoàng thứ ba đến thăm khu vực này sau hai vị tiền nhiệm, Thánh Gioan Phaolo II, một người Ba lan và ngài Benedict XVI, một người Đức. Khi đến thăm, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện tại bức tường hành quyết và phòng ngục giam thánh Maximilian Kolbe, một tu huynh Phanxico người đã tình nguyện chết tại Auschwitz đế cứu mạng sống của một bạn tù khác, một người đàn ông có gia đình. Ngài cũng lên lịch gặp gỡ một nhóm người sống sót sau Auschwitz cũng như một nhóm Ki-tô hữu Ba lan người đã liều mạng sống trong thời chiến đển giúp những người Do thái.
Cywinski nói rằng một cuộc thăm viếng trại là “cơ sở” cho sự hiểu biết của chúng ta về thời kỳ hậu chiến và vấn đề nhân quyền. Ông nói rằng sự quyết tâm của Đức Thánh Cha Phanxico trong cuộc đối thoại với người Do thái Công giáo và nói rằng việc đến thăm Auschwitz-Birkenau là “một tín hiệu rõ ràng” của “sự tiếp cận của Giáo hội đến với Nạn tàn sát Người Do thái của các trại tập trung.”
Nói về thời đại hiện nay của chúng ta với những cuộc chiến và xung đột mới, Cywinski nói rằng bằng cách nhìn lại và học từ quá khứ chúng ta có thể hiểu rõ hơn “những nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bài Xê-mít và mọi hình thức bài ngoại.” Ông đưa ra một ví dụ về thời gian sau này, đó là “những gì đang diễn ra trong các quốc gia ở Châu Âu” và thái độ của họ đối với những người tị nạn và di dân, những người di tản đến châu lục này để thoát khỏi chiến tranh và xung đột ở những quốc gia quê hương của họ.
“Khi chúng ta nhìn thấy sự kinh hoàng của những người vừa thoát khỏi vùng chiến tranh để sinh tồn” … “Đây cũng là một hình thức bài ngoại, sự sợ hãi người khác,” Cywinski nói.
Nói rằng chúng ta có “nhiều việc để thay đổi tình hình,” Cywinski kêu gọi “một cái nhìn nhân văn hơn” khi đối mặt với những vấn đề trong thời đại của chúng ta.

[Nguồn: news.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]



Những lời chào của Đức Thánh Cha tối thứ Tư từ khu Tòa Tổng giám mục

Những lời chào của Đức Thánh Cha tối thứ Tư từ khu Tòa Tổng giám mục

“Chúng ta phải tập quen với điều tốt và điều xấu. Các bạn trẻ thân yêu của cha, cuộc sống là vậy,.”
28 tháng 7, 2016
pope francis
Đức Thánh Cha từ cửa số - CTV Screenshot
Ngay sau khi ngừng kết nối qua video với giới trẻ Ý, Đức Thánh Cha Phanxico xuất hiện tại cửa sổ của tòa Tổng giám mục Krakow để chào các tín hữu đang chờ đợi ở Quảng trường phía trước. Trong số các bạn trẻ này có một nhóm các bạn trẻ bị tàn tật và mồ côi.
Dưới đây là bài dịch của ZENIT những lời của Đức Thánh Cha:
Chào các con, Cha chào các con rất thân yêu!
Cha nhìn thấy các con quá nhiều nhiệt huyết, quá nhiều niềm vui. Nhưng bây giờ cha muốn nói một điều làm trái tim chúng con trĩu buồn. Chúng ta hãy giữ thinh lặng. Đó là điều có liên quan đến một người trong các con đây. Maciej […] mới chỉ 22 tuổi. Bạn đã học thiết kế đồ họa, và rời công việc để làm tình nguyện viên cho WYD. Quả thật, tất cả những thiết kế cho các lá cờ, những hình ảnh của các Thánh bổn mạng, những bộ trang bị cho người hành hương, và nhiều thứ nữa, để tô điểm cho thành phố này đều là của bạn đó. Chính xác là qua công việc này mà bạn đó đã tái khám phá đức tin của mình.
Bạn được chẩn đoán bị ung thư tháng 11. Các bác sĩ không thể làm gì hơn được, ngay cả tháo khớp chân cho bạn. Bạn đã muốn được sống chờ đến chuyến thăm của đức giáo hoàng! Bạn đã đặt trước một chỗ ngồi trên xe điện mà đức giáo hoàng đi, nhưng bạn đã qua đời hôm 2 tháng 7. Mọi người quá xúc động: bạn đã làm rất tốt cho mọi người.
Bây giờ, tất cả chúng ta hãy thinh lặng, chúng ta hãy nghĩ đến người bạn đồng hành này, người đã cống hiến quá nhiều cho Ngày hôm nay; và tất cả chúng ta, hãy thinh lặng, thành tâm cầu nguyện. Mỗi chúng con hãy cầu nguyện từ trong trái tim. Bạn đang hiện diện ở giữa chúng ta.
[Thinh lặng cầu nguyện]

Chắc có thể có một người trong chúng con nghĩ bụng: “Chà, Giáo hoàng lại làm hỏng buổi tối nay rồi [với cái tin này].” Nhưng đó là sự thật, và chúng ta phải tập quen với những điều tốt và xấu. Các bạn trẻ thân yêu của cha, cuộc sống là vậy. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta không nghi ngờ gì: đức tin của bạn trẻ này, của người bạn của chúng ta, bạn đã làm quá nhiều cho ngày WYD này, bạn đã lên Thiên đàng, và bây giờ đang ở với Chúa Giê-su, Người đang nhìn vào tất cả chúng ta! Và đây là một ân sủng. Hãy vỗ tay hoan hô người bạn đồng hành với chúng ta.!
Tất cả chúng ta rồi sẽ gặp bạn một ngày nào đó: “À, bạn đây rồi! Thật vui được gặp bạn!” Thế đấy, vì cuộc sống là như vậy: hôm nay chúng ta ở đây; ngày mai chúng ta ở đó. Vấn đề là phải chọn được con đường đúng, như bạn đó đã chọn.
Chúng ta tạ ơn Chúa vì Người đã cho chúng ta những tấm gương can đảm, những bạn trẻ anh dũng, điều này sẽ giúp chúng ta tiến bước trong cuộc sống! Đừng sợ, đừng e sợ! Thiên Chúa rất tuyệt vời; Thiên Chúa rất tốt và tất cả chúng ta đều có cái tốt bên trong con người. Bây giờ cha phải vào đây. Ngày mai chúng ta lại gặp nhau, chúng ta sẽ gặp lại. Chúng con cứ làm việc của chúng con đi, tức là gây ồn ào náo nhiệt suốt đêm đi … Và hãy làm cho niềm hân hoan Ki-tô của chúng ta được mọi người nhìn thấy, niềm hân hoan Thiên Chúa ban tặng cho chúng con để trở thành một cộng đoàn bước đi theo Ngài.
Và bây giờ cha ban phép lành cho chúng con. Và như chúng ta đã được học từ thuở bé trước khi đi ngủ, trước hết chúng ta hãy chào Mẹ. Tất cả chúng ta cùng cầu nguyện với Đức Mẹ của chúng ta, mỗi chúng con cầu nguyện bằng ngôn ngữ riêng của mình. Kình mừng Maria ...
[Ban phép lành]
Chào các con! Chào các con! Và nhớ cầu nguyện cho cha.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]



Thế giới an tâm – Đức thánh Cha Phanxico dâng lễ bình thường sau khi ngã

Thế giới an tâm – Đức thánh Cha Phanxico dâng lễ bình thường sau khi ngã


28.07.2016

Không có gì có thể ngăn Đức Thánh Cha Phanxico mừng Ngày Giới trẻ Thế giới – ngay cả bị ngã trong suốt Thánh lễ có truyền hình trực tiếp.
Trong sự kiện chính đầu tiên của ngài tại Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 31, Đức Thánh Cha bước hụt chân trong Thánh lễ tại Đền thờ Đức Bà Czestochowa hôm thứ Năm. Ngài đang cầm bình xông hương và đang bước lên để xông hương Linh ảnh Trinh nữ Vương của Ba lan.
Ngay lập tức, các thành viên trong nhóm an ninh và cha giúp lễ giúp ngài đứng dây và sửa lại áo lễ. Nhờ phản ứng nhanh của họ và sức khỏe tốt của Đức Thánh Cha, vị Giáo hoàng 79 tuổi có thể tiếp tục Thánh lễ và những hoạt động khác đã được lên lịch.
“Đức Thánh Cha không sao,” phát ngôn viên Vatican Greg Burke nói với các phóng viên sau khi ngài bị ngã.
Đức Tổng giám mục Waclaw Depo của Czestochowa nói rằng ngài Phanxico đã nhắm mắt và dường như bị bước hụt chân., ABC News reported.
“Sức khỏe ngài vẫn tốt. Ngài thậm chí chẳng phàn nàn gì. Ngài chẳng bao giờ nói một lời,”  Depo nói. “Ngay bài giảng cũng thể hiện cho thấy Đức Thánh Cha có sức khỏe tốt và sức khỏe của này ngài lấy được từ mọi người.”
Mặc dù chỉ có một lá phổi và bị đau thần kinh tọa, một chứng bệnh gây đau ở vùng lưng dưới, Đức Thánh Cha vẫn tiếp tục có sức khỏe khá tốt và đã chủ sự nhiều sự kiện rất dài, những buổi họp và triều yết chung trong triều đại của ngài, trong đó có Đại hội các Gia đình Thế giới ở Philadelphia mùa thu năm ngoái.
Có nhiều nguồn tường thuật sự việc này trên Twitter:
pope francis
Thời điểm Đức Thánh Cha Phanxico,79 tuổi, NGÃ trong Thánh lễ trước một TV chiếu cho hàng triệu khán giả http://dailym.ai/2ay1Tmy

pope francis
Đức Thánh Cha Phanxico ngã torng Thánh lễ ở Ba lan — sau đó vẫn tiếp tục bình thường http://peoplem.ag/NpiqC7M
Và vì Đức Thánh Cha không bị hề hấn gì sau cú ngã, một số người đã không thể nén lại được những lời hoan hô.
Đền thờ Đức Bà Czestochowa ở Jasna Gora được coi là một trong những nơi thánh thiêng nhất của Ba lan, và là nơi lưu giữ linh ảnh lịch sử Đức Bà Đen (Black Madonna).  Thánh lễ hôm thứ Năm được dâng để mừng kỷ niệm 1050 năm Ba lan trở thành một quốc gia Ki-tô.
Hàng trăm ngàn người đã đổ đầy những khu vực gần đền từ sáng sớm để tham dự Thánh lễ. Đức Phanxico là vị giáo hoàng thứ ba đến thăm Đền này tiếp nối bước đi của Thánh Gioan Phaolo II và ngài Benedict XVI.

[Nguồn: catholicnewsagency]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]



Anh em trai người Syria đoàn tụ tại WYD, và xin thế giới cầu nguyện

Anh em trai người Syria đoàn tụ tại WYD, và xin thế giới cầu nguyện

Al and Yousef Astfan are brothers from Syria who reunited in Krakow at World Youth Day after three years. Credit: Kate Veik/CNA.
Al và Yousef Astfan là anh em trai quê Syria đã đoàn tụ với nhau ở Krakow trong Ngày Giới trẻ Thế giới sau 3 năm. Ảnh: Kate Veik/CNA.
Kate Veik và Kevin J. Jones
Krakow, Poland, 28 tháng 7, 2016 / 12:04 sáng (CNA/EWTN News).- Trong số hàng trăm hàng ngàn người hành hương đến Ngày Giới trẻ Thế giới là hai anh em trai, vừa đoàn tụ lại với nhau.
“Tôi từ Syria đến,” Yousef Astfan, 34 tuổi, nói với CNA. “Nói đã bị chia cách.”
Yousef lần đầu tiên tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid năm 2011. Bây giờ anh ở Krakow với em trai, Al Astfan 25 tuổi, một người tham dự lần đầu tiên đã rất yêu sự kiện.
“Thật tuyệt vời. Nó là một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ mọi người đến từ khắp thế giới, trong danh thánh Chúa Giê-su,” Al nói.
Yousef giải thích suy nghĩ riêng của anh về buổi họp mặt giới trẻ Công giáo khổng lồ.
“Nó cho bạn một cú hích rất đẹp cho đức tin của bạn, ở đây để nhìn thấy tất cả những người Ki-tô hữu này. Vì mọi người nói rằng không phải riêng Châu âu là Ki-tô giáo nữa,” anh nói.
“Khi tôi đến đây? Không, tôi không nhìn thấy điều này. Tôi thấy tự hào rằng tất cả những người Ki-tô hữu này đều ở đây. Đặc biệt khi chúng tôi chiến đấu cho Ki-tô giáo ở Syria. Là một Ki-tô hữu ở Syria như bị một lời nguyền. Bạn có thể bị giết vì chuyện này.”
Cuộc nội chiến Syria đã bùng nổ từ tháng 3 năm 2011. Hơn 270.000 người đã bị giết, trên 12 triệu người đã phải di tản hay trở thành người tị nạn. Một số bên tham chiến đã thực hiện những hành động hung tàn chống lại người Ki-tô hữu và những nhóm tôn giáo thiểu số khác.
Cha mẹ và em gái của anh em Astfan, gia đình của em gái, và vợ của Yousef và gia đình vẫn còn ở Syria.
“Họ đang sống ở Aleppo. Ở đó khá nguy hiểm.Nhưng họ không muốn rời khỏi đất nước,” Yousef nói.
Al Astfan đã sống ở Đức làm người tị nạn trong khoảng 18 tháng. Anh đang theo học thạc sĩ kỹ sư kỹ thuật.
“Tôi muốn tiếp tục họ,” anh nói với CNA.
Với Yousef, anh hiện đang sống và làm việc ở Dubai. Hai anh em vừa đoàn tự hôm thứ Ba.
“Tôi gặp lại anh đúng 4 tiếng trước,” Yousef nói. “Đây lần đầu tiên tôi gặp lại anh sau 3 năm. Từ ngày anh rời khỏi Syria, tôi không gặp được anh.”
“Tôi không thể tin rằng anh ấy cũng ở đây với tôi,” anh nói thêm. “Gia đình tôi rất vui vì cuối cùng chúng tôi gặp lại nhau. Họ cũng ước được ở đây.”
Em trai là Al cũng suy tư về sự đoàn tụ này.
“Thật tuyệt vời,chúng tôi nhớ lại những ngày xưa,” anh nói.
Yousef nghĩ rằng những Ki-tô hữu đang được sống tự do không bị bách hại bạo lực phải biết trân trọng những gì họ đang có.
“Họ không biết trân trọng niềm vui sướng họ đang có,” anh nói. “Tôi có thể nói lớn với mọi người: các bạn đang sống trong vui sướng, hãy giữ lấy nó, hãy làm những gì bạn cần làm.”
Anh cũng có một thông điệp cho độc giả CNA: “Xin cầu nguyện cho Syria. Họ không thể làm gì được nữa.”

[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]



Một người hành hương #WYD bị nghiện ngập: ‘Tin mừng chữa lành’

Một người hành hương #WYD bị nghiện ngập: ‘Tin mừng chữa lành’

Miguel là một sinh viên tốt nghiệp của trường Fazenda da Esperança của Brazil và sẽ phát biểu trước Đức thánh Cha vào thứ Bảy
27 tháng 7, 2016
At the World Youth Day in Cracow, Poland July 2016 Miguel Ángel Vera is from Paraguay; he is 34 years old and full of life. At the present time he is living in Uruguay, where he is responsible for running one of the centres known as the Fazendas da Esperança, or “Farms of Hope”. At the WYD Miguel will be giving his testimony in front of the Pope, telling how, thanks to the Mercy of God, he succeeded in overcoming his drug addiction.
ACN Photo
M. Z. de la Morena
Chỉ vài năm trước, nếu có ai đó bảo Miguel rằng anh sẽ phát biểu trước Đức thánh Cha Phanxico và trước hàng ngàn bạn trẻ ở Ba lan — để kể câu chuyện anh vượt qua được sự nghiện ngập thuốc phiện — anh sẽ không bao giờ tin họ.
Nhưng đó đúng là điều Miguel Ángel Vera quê ở Paraguay sẽ làm. Ở tuổi 34, anh rất khỏe mạnh và sống trọn vẹn ý nghĩa cuộc đới. Anh chịu trách nhiệm điều hành một trong những Fazendas da Esperança, hay gọi là “Những nông trang hy vọng.” Chính anh là sinh viên tốt nghiệp của một trong những trung tâm được Giáo hội công nhận và đang xây dựng cửa hàng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Trung tâm đặc biệt chú trọng vào việc giúp các bạn trẻ vượt qua sự nghiệp ngập thuốc phiện và rượu.
“Tôi sẽ kể với mọi người những gì Chúa đã làm cho tôi,” người thanh niên nói với tổ chức Bác ái Công giáo Quốc tế Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn. Anh sẽ nói chuyện trước nhiều ngàn bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới trong đêm canh thức cầu nguyện với Đức Thánh Cha sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 7 ở Krakow.
“Nó không chỉ là việc đọc trước mặt Đức Thánh Cha những gì tôi đã chuẩn bị; Chúa gửi tôi đến để làm điều gì đó hơn thế nữa — bằng câu chuyện đời tôi, tôi sẽ chuyển tải lòng thương xót của Chúa,” Miguel bày tỏ.
Miguel là một tấm gương về khả năng có thể vượt qua mọi sự khó khăn, qua việc “tha thứ, kiên nhẫn, phục vụ mọi người và rộng lòng,” như trong những gì anh trình bày. Chỉ vài năm trước, không ai trong gia đình anh thậm chí muốn nói chuyện với anh, “ngoại trừ mẹ tôi” — vì “những người mẹ luôn tha thứ tất cả.”
Sau khi trải qua 6 năm trong tù và sau những trải nghiệm khủng khiếp khác, Miguel trở về với ngôi nhà của gia đình. Trong tháng đầu tiên của cuộc sống mới của anh ở đó, một linh mục rất đặc biệt, tên là Padre Antonio, đến gặp anh mỗi ngày, mời anh đến thăm trại Fazenda da Esperança địa phương. “Từng ngày trong suốt 30 ngày, lòng thương xót của Chúa đến gõ cửa lòng tôi, nhưng tôi vẫn quay lưng lại với Ngài,” Miguel nói. Nhưng sau rất nhiều lần lặp đi lặp la5im “Tôi không muốn đi; đừng nói với tôi về Thiên Chúa,” Miguel cuối cùng đổi ý và quyết định đến thăm Fazenda.
“Ngay khi tôi đến cộng đoàn, tôi cảm thấy ngay như ở nhà, tôi cảm thấy như tôi đang ở giữa gia đình của tôi,” Miguel nói thêm rằng anh cảm thấy “vòng tay ôm của Thiên Chúa” ngay khi anh bước qua ngưỡng cửa. “Tin mừng chữa lành,” anh nói với một giọng nói quả quyết chắc chắn. “Tin mừng chữa lành.”
Miguel tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới cùng với một nhóm bạn trẻ hành hương được Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn tài trợ, Tổ chức này cũng hỗ trợ một số bạn trong Fazendas.
Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn là một Tổ chức Bác ái Quốc tế dưới sự hướng dẫn của Tòa thánh, cung cấp sự trợ giúp cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở trên 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Hoa kỳ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org (Ireland); www.acn-aed-ca.org (Cananda) www.acnmalta.org (Malta)

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/07/2016]



Diễn văn của Đức Thánh Cha tại lễ Chào mừng với Giới trẻ

Diễn văn của Đức Thánh Cha tại lễ Chào mừng với Giới trẻ

“Chúng con ở đây rồi, thưa Chúa! Hãy gửi chúng con đi để chia sẻ tình yêu thương xót của Người”
28 tháng 7, 2016
pope francis
Tối nay,Đức THánh Cha Phanxico có buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên với giới trẻ tại WYD, trong một nghi thức tại Błonia ở Krakow.
Dưới đây là bản dịch của Vatican bài diễn văn được chuẩn bị của Đức thánh Cha bằng tiếng Ý, theo sau lời chào mừng của đức Tổng Giám mục Krakow, Hồng y Stanislaw Dziwisz.
Đức Thánh Cha luôn có lượng văn bản diễn văn khổng lồ, tuy nhiên ngài vẫn thường xuyên nhấn mạnh bằng cách ứng khẩu hoặc thêm một số điểm. Bản dịch đầy đủ bài diễn văn dưới đây.
__
Chào các bạn trẻ thân mến, xin chào!
Cuối cùng thì chúng ta cũng ở đây! Cám ơn chúng con vì sự chào đón rất nồng hậu! Cha cảm ơn Đức Hồng y Dziwisz, các giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, các chủng sinh và những người đi hỗ trợ chúng con. Cha cũng xin cảm ơn rất nhiều những vị đã tạo đủ cách để chúng ta có thể ở đây hôm nay, những người “đi thêm một dặm” để chúng ta có thể mừng đức tin của chúng ta.
Tại đây, vùng đất ngài sinh ra, con đặc biệt xin tạ ơn Thánh Gioan Phaolo II, ngài là người đầu tiên có ý tưởng cho những buổi họp mặt như vầy và đã thổi cho nó nhiều động lực thúc đẩy. Từ nơi ngài đang ở trên Thiên đàng, ngài đang ở giữa chúng ta và ngài nhìn thấy tất cả các con: quá nhiều bạn trẻ từ đủ mọi dân tộc, nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau nhưng cùng một mục đích, là hân hoan vui mừng vì Giê-su đang sống giữa chúng ta. Để nói rằng Giê-su đang sống  có nghĩa là thắp lên lòng nhiệt huyết của chúng ta để đi theo Người, canh tân lại lòng khát khao cháy bỏng của chúng ta trở thành môn đệ của Người. Có cơ hội nào tốt hơn để canh tân tình bạn của chúng ta với Giê-su bằng việc xây dựng tình bạn giữa chúng ta với nhau! Còn cách nào tốt hơn để xây dựng tình bạn với Giê-su qua cách chia sẻ Ngài với những người khác!  Có cách nào tốt hơn để trải nghiệm niềm vui lan tỏa của Tin mừng bằng việc cố gắng đem Tin Vui đến mọi nơi có những hoàn cảnh đau khổ và khó khăn!
Giê-su kêu gọi chúng ta đến với Ngày Giới trẻ Thế giới thứ 31 này. Giê-su nói với chúng ta: “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương (Mt 5:7). Quả thật phúc thay những ai có lòng tha thứ, những người thể hiện lòng trắc ẩn chân thành, những người có thể cho đi những gì tốt nhất của chính họ.
Các con thân mến, những ngày này ở Ba lan là một không khí lễ hội; trong những ngày này Ba lan muốn là dung nhan của lòng thương xót mãi luôn trẻ trung. Từ mảnh đất này, cùng với chúng con và tất cả những bạn trẻ khác không có thể có mặt ở đây hôm nay nhưng tham dự với chúng ta qua những phương tiện truyền thông khác nhau, chúng ta sẽ biến Ngày Giới trẻ Thế giới này thành một lễ hội mừng Năm Thánh đặc biệt.
Trong những năm làm giám mục, cha đã học được một điều. Chẳng có gì đẹp hơn khi nhìn thấy được lòng nhiệt huyết, sự cống hiến, sự hăng say và năng lượng mà rất nhiều bạn trẻ chúng con đang thể hiện trong đời sống. Khi Giê-su chạm đến trái tim của một bạn trẻ, bạn đó sẽ trở nên có khả năng làm được những điều gì đó phi thường. Thật hào hứng khi nghe được chúng con chia sẻ những ước mơ, những câu hỏi và sự mất kiên nhẫn của chúng con với những ai nói rằng mọi việc không thể thay đổi được. Với cha, thật là một hồng ân của Chúa ban vì được gặp quá nhiều người chúng con ở đây, cùng với tất cả những câu hỏi của chúng con, cố gắng làm một sự thay đổi. Thật đẹp và xúc động biết bao khi nhìn thấy tất cả lòng nhiệt thành và bền bỉ đó! Hôm nay Giáo hội nhìn đến chúng con và muốn học từ chúng con, để tái khẳng định rằng Lòng thương xót của Chúa Cha luôn có một khuôn mặt trẻ trung, và liên tục mời gọi chúng ta là một phần của Vương quốc của Người.
Hiểu được lòng nhiệt huyết cho sứ mạng của chúng con, cha nhắc lại: lòng thương xót luôn có một khuôn mặt trẻ trung! Vì trái tim thương xót được tạo động lực để hoạt động vượt ra ngoài vùng an toàn của nó. Một trái tim thương xót có thể bước ra ngoài và gặp gỡ mọi người; nó sẵn sàng ôm lấy mọi người. Một trái tim thương xót có khả năng tạo một nơi ở cho những ai không có nhà cửa hay đã mất nhà cửa; nó có khả năng xây dựng một ngôi nhà và một gia đình cho những ai bị cưỡng bức di cư; nó hiểu được ý nghĩa của sự nhân hậu và lòng trắc ẩn. Một trái tim thương xót có thể chia sẻ chiếc bánh của nó với người đói và chào đón những người tị nạn và di cư. Khi nói đến chữ “thương xót” với chúng con là cha nói đến cơ hội, tương lai, sự cam kết, lòng tin, sự mở rộng vòng tay, lòng hiếu khách, lòng trắc ẩn và những ước mơ.
Để cha kể cho chúng con một điều mà cha đã học được trong những năm qua. Nó làm cha nhói đau khi gặp những bạn trẻ dường như đã chọn lựa cách “về hưu non.” Cha rất lo lắng khi cha nhìn thấy những bạn trẻ vội “lấy khăn lau mồ hôi” trước khi trận đấu chưa bắt đầu, những người bị đánh bại thậm chí ngay trước khi bắt đầu cuộc chơi, những người ủ rũ lang thang dường như cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì. Nói thật, mấy bạn trẻ như vậy chán lắm … và chán vô cùng! Nhưng cũng thật khó, và thật đáng lo khi nhìn thấy những bạn trẻ hoang phí cuộc đời cho những việc nguy hại hay tìm lấy một cảm giác sống trẻ bằng cách đi vào những con đường tối tăm và cuối cùng là phải trả giá cho nó … và trả rất đắt. Thật vô cùng buồn khi nhìn thấy những bạn trẻ lãng phí những năm đẹp nhất của cuộc đời, lãng phí năng lượng của họ để chạy theo ma túy để tìm lấy ảo giác (nơi quê nhà của cha, người ta gọi những người đó là “bán khói rong”), những kẻ cướp mất những gì tốt nhất của chúng con.
Chúng ta họp nhau nơi đây để giúp nhau, vì chúng ta không muốn bị cướp mất những gì tốt nhất của chính chúng ta. Chúng ta đừng để bị cướp mất năng lượng, niềm vui, ước mơ của chúng ta bởi những ảo giác.
Vì thế cha hỏi các con: Các con có đang chạy theo những chuyện nguy hại trống rỗng cho cuộc đời không, hay các con muốn cảm nhận được quyền năng có thể cho chúng con ý nghĩa sống trọn vẹn dài lâu? Nguy hại trống rỗng cho cuộc đời hay quyền năng của ân sủng? Để tìm được sự trọn vẹn, để đạt được sức mạnh mới, có một con đường. Đó không phải là một vật thể hay một điều gì, nhưng đó là một con người, và người đang sống. Tên của Người là Giê-su Ki-tô.
Giê-su có thể cho chúng con đam mê thật sự của cuộc sống. Giê-su có thể khơi nguồn hứng khởi cho chúng ta để không chịu ngồi im an phận, nhưng là để cho đi những gì tốt nhất của chúng ta. Giê-su thách thức chúng ta, thúc giục chúng ta tiến bước và giúp chúng ta luôn cố gắng bất cứ khi nào chúng ta bị cám dỗ bỏ cuộc. Giê-su thúc giục chúng ta giữ cái nhìn hướng lên cao và ước mơ những điều vĩ đại.
Trong Tin mừng, chúng ta nghe chuyện Giê-su, trên đường lên Giê-ru-sa-lem, đã ghé ngang một nhà – nhà của Marta, Mary và Lazaro – và được tiếp đón. Ngài dừng chân, vào trong nhà và dành thời gian với họ. Hai người phụ nữ tiếp đón ngài vì họ biết ngài rất cởi mở và ân cần. Tất cả những công việc và trách nhiệm của chúng ta có thể làm chúng ta hơi giống Marta: bận rộn, bị phân tán, liên tục chạy đây chạy kia .... nhưng chúng ta cũng có thể giống Mary: bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy một phong cảnh đẹp, hay xem một video của một người bạn trên điện thoại, chúng ta có thể dừng lại và suy nghĩ, dừng lại và lắng nghe … Trong những ngày này, Giê-su muốn dừng chân và ghé vào nhà chúng ta. Ngài muốn xem chúng ta vội vã với tất cả những thứ chúng ta lo lắng quan tâm, như ngài ngày xưa quan sát Marta … và ngài sẽ đợi chúng ta ngồi lắng nghe ngài, như Mary, để cho ngài một vị trí giữa những hối hả. Cầu mong cho những ngày này giúp chúng ta biết đón tiếp Giê-su trong tất  cả những người mà chúng ta ở chung nhà, những người hàng xóm, trong các nhóm của chúng ta nơi trường học của chúng ta.
Những ai đón tiếp Giê-su, thì hãy học yêu như Giê-su. Vì thế ngài hỏi chúng ta có muốn sống cuộc sống viên mãn: Các con có muốn sống một cuộc đời viên mãn?  Hãy bắt đầu bằng cách cho phép mình mở cửa tâm hồn ra và ân cần! Vì hạnh phúc được gieo và trổ hoa trong lòng thương xót. Đó là câu trả lời của ngài, lời đề nghị của ngài, thách đố của nga2im sự phiêu lưu của ngài: lòng thương xót. Lòng thương xót luôn có một khuôn mặt trẻ trung. Giống như khuôn mặt của Mary làng Bethany, cô ngồi như một môn đệ dưới chân Giê-su và hân hoan lắng nghe lời ngài, vì cô biết rằng ở đó cô có thể tìm thấy bình an. Và cũng giống như khuôn mặt của Mary làng Nazaret, người dám nói “Xin vâng” đã đưa người vào cuộc phiêu lưu của lòng thương xót. Tất cả mọi thế hệ đều gọi người có phúc; với tất cả chúng ta người là “Mẹ của Lòng thương xót.”
Vậy, hãy cùng nhau chúng ta yêu cầu Thiên Chúa: “Hãy đưa chúng ta vào cuộc phiêu lưu của lòng thương xót! Hãy đưa chúng ta vào cuộc phiêu lưu xây dựng những chiếc cầu nối và giật sập những bức tường, những rào chắn và những hàng rào kẽm gai. Hãy đưa chúng ta vào cuộc phiêu lưu giúp đỡ người nghèo, những người cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi, hay không còn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Xin gửi chúng ta đi, như Mary làng Bethany, để chú ý lắng nghe những người chúng ta không hiểu họ, những người thuộc các nền văn hóa và dân tộc khác, ngay cả những người chúng ta cảm thấy sợ vì chúng ta cho rằng họ là một mối đe dọa. Hãy làm cho chúng ta nên ân cần với những người lớn tuổi, như Mary làng Nazaret đối với Elizabeth, để có thể học được sự thông thái của họ.
Chúng con đã ở đây, thưa Chúa! Xin hãy gửi chúng con đi để chia sẻ tình yêu thương xót của Người. Chúng con muốn tiếp đón Người ở giữa chúng con trong Ngày Giới trẻ Thế Giới này. Chúng con muốn xác quyết rằng cuộc sống của chúng con chỉ nên trọn vẹn khi  nó được định hình bởi lòng thương xót, vì đó là phần tốt hơn, và không ai có thể lấy mất nó khỏi chúng con.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/07/2016]