Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Pokemon Go quá phổ biến và nó đang gây ra những vấn đề về gia đình

Pokemon Go quá phổ biến và nó đang gây ra những vấn đề về gia đình

Các cố vấn Caritas nói rằng trò chơi điện thoại thông minh đang tạo ra những xung khắc và đánh mất ý thức chung

Pokemon Go is so popular it's causing family issues
Một người lớn và các trẻ em chơi Pokemon Go tại cổng vào hệ thống MTR ở Hong Kong. (ucanews.com photo)
ucanews.com reporters, Hong Kong
Hong Kong

19 tháng 8, 2016





Từ khi Pokemon Go được phát hành ở Hong Kong tháng trước có đến 7 trẻ em mỗi ngày gọi điện cho Trung tâm Hỗ trợ Khủng hoảng Gia đình của Caritas (FCSC) phàn nàn về những căng thẳng với cha mẹ về trò chơi điện thoại nổi tiếng.
Nhưng, vì một số người lớn cũng đang săn các nhân vật Pokemon, một trong bốn trẻ phàn nàn rằng cha mẹ của các em đang lấn phần chơi game.
Trò chơi rất phổ biến ở Hong Kong vì nó được phát hành vào dịp nghỉ hè, giới trẻ có nhiều thời gian rảnh hơn, theo Giám đốc cấp cao FCSC, Wong Chui-shan.
Wong nói, "Họ có thể chơi game suốt ngày.”
Trò chơi đã trở thành một mốt của quốc tế từ khi nó được phát hành ở Mỹ ngày 6 tháng 7. Tuần đầu tiên nó đã thu hút gần 21 triệu người chơi trên toàn thế giới, theo số liệu từ Survey Monkey.
Người chơi có thể đi tìm những pokemons, viết tắt của "pocket monsters," (quái thú bỏ túi) qua dữ liệu GPS trên điện thoại di động của họ và bắt chúng trên nền ảo. Từ khi trò chơi được giới thiệu, người ta có thể nhìn thấy hàng trăm người tụ tập đông đảo tại một công viên nào đó hay chỗ trống nơi có nhiều cơ hội để bắt được pokemon đặc biệt.
"Qua đường dây nóng, các cố vấn của chúng tôi lắng nghe các em nói chuyện về thói quen hàng ngày của các em và đánh giá xem các em đã bị nghiện trò chơi điện tử hay chưa,” Wong nói. “Sau đó, chúng tôi sẽ cho các bé lời khuyên.”
Tuy nhiên, chị để ý rằng trong số những đứa trẻ đề cập đến trò chơi trong đường dây nóng, 25 phần trăm nói rằng các người chơi có vấn đề là cha mẹ của các em chứ không phải chính các em.
Wong nghĩ rằng xung khắc giữa cha mẹ và con cái là do những tiêu chuẩn nhân đôi. Một số cha mẹ chơi trò chơi liên tục nhưng lại giới hạn thời gian các con chơi, Wong nói.
"Hầu hết những người dùng dịch vụ của chúng tôi ở độ tuổi 9-10. Các em có thể chưa có điện thoại thông minh riêng,” chị nói thêm. “Các em phải sử dụng điện thoại của cha mẹ để chơi nhưng cha mẹ giữ điện thoại bên mình hầu như suốt thời gian.”
Một nhân viên xã hội khác, Ronald Tsui cũng quan sát một số người chơi dường như mất ý thức chung, anh kể một bản tin địa phương  về một người phụ nữ chạy vội vào trong sân bóng đá để bắt một con pokemon và bị bóng bay đập trúng người.
"Thật khó mà đánh giá được mức độ nghiện nghiêm trọng của trò chơi này tạo ra trong xã hội,” Tsui nói, anh là một thanh niên Công giáo 25 tuổi làm việc tại một trung tâm phúc lợi khác. “Nhưng rõ ràng là có một số người đã đánh mất ý thức chung.
Chính Tsui cũng chơi trò này nhưng đã bỏ. “Trò chơi rất hấp dẫn,” Tsui nói. "Nó đặt ra mục tiêu cho bạn để đạt tới và hầu hết các nhân vật rất quen thuộc với tôi. Nó mang lại những kỷ niệm thời còn bé,” anh nói.
"Nhưng khi bạn đã bắt được con pokemon, bạn sẽ muốn bắt càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ liên tục nhìn vào điện thoại của bạn để tìm xem chúng ở đâu và xem bạn có thể bắt được chúng hay không.”
pokemon go
Ước tính có khoảng 300 người chơi Pokemon Go trong công viên Lai Chi Kok ngày 14 tháng 8. (ucanews.com photo)

[Nguồn: ucanews]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/08/2016]



Được cứu không bị phá thai, hai anh em sinh đôi người Chile bây giờ là linh mục

Được cứu không bị phá thai, hai anh em sinh đôi người Chile bây giờ là linh mục

Fr. Paulo and Fr. Felipe Lizama are twin brothers and Catholic priests in Chile. Photo courtesy of Fr. Lizama.
Cha Paulo và cha Felipe Lizama là anh em sinh đôi và là linh mục Công giáo người Chile. Ảnh của cha Lizama.




Santiago, Chile, 16 tháng 8, 2013 / 12:12 chiều (CNA/EWTN News).- Hai anh em sinh đôi ở Chile nói rằng quyết định của mẫu thân của hai cha không phá thai bất chấp lời khuyên của các bác sĩ đã giúp thúc đẩy sự tận hiến của hai cha trên đời sống linh mục.
“Làm sao tôi không bảo vệ Thiên Chúa của sự sống?” cha Paulo Lizama nói. “Biến cố này làm vững mạnh sự tận hiến của tôi và cho nó một sức sống đặc biệt, và vì thế, tôi có thể tận hiến thân mình cho những gì tôi tin.”
“Tôi khẳng định những gì tôi tin, tôi là ai, và những gì tôi nói, rõ ràng là nhờ hồng ân Thiên Chúa,” cha nói với CNA.
Cha Paulo và người anh em sinh đôi giống hệt nhau, cha Felipe, sinh năm 1984 ở thành phố  Lagunillas de Casablanca thuộc Chile.
Trước khi biết mình mang thai, thân mẫu hai cha, bà Rosa Silva, đã bị tia X-quang chiếu vào khi làm công tác trợ lý y tế. Sau khi được xác định có thai, bác sĩ của bà siêu âm và thông báo rằng ông ta đã nhìn thấy “cái gì đó rất lạ” trong ảnh.
“Em bé có 3 cánh tay và đôi chân bị dính vào nhau. Thai cũng có 2 đầu,” bác sĩ nói với bà.
Mặc dù phá thai vì những lý do “liệu pháp điều trị” là hợp pháp ở Chile vào lúc đó và các bác sĩ nói rằng sự sống của bà đang bị nguy hiểm, Rosa chống lại ý kiến đó và nói rằng bà sẽ chấp nhận bất cứ điều gì Chúa gửi đến cho bà.
“Thiên Chúa làm việc của Người và tạo ra một song thai. Tôi không biết là bác sĩ có lầm hay là điều gì khác,” cha Felipe nói.
“Tôi luôn luôn suy nghĩ đến mẹ với lòng trìu mến và xúc động trong lòng vì mẹ đã liều mạng sống của mẹ cho tôi, cho chúng tôi,” cha Paolo nói thêm.
Hai anh em sinh ngày 10 tháng 9, 1984. Cha Felipe sinh trước, và khi nhau không tách ra, các bác sĩ đề nghị nạo tử cung. Tuy nhiên,  Silva từ chối, nói rằng bà cảm thấy một em bé nữa đang ra. Paulo ra đời 17 phút sau.
“Chi tiết cuối cùng rất đặc biệt đối với tôi,” cha Paulo nói. “Các bác sĩ đặt các thiết bị để tách nhau vì nó không tự tách được. Mẹ tôi biết rằng tôi ở đó. Tôi ra trễ, nhưng tôi sẽ ra.”  Nếu để các bác sĩ nạo tử cung, cha có thể sẽ bị “thương tổn  nặng nề.”
Anh em sinh đôi biết về tình trạng ra đời của mình khi cả hai đang ở năm thứ sáu đào tạo chủng viện.
“Chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và trái tim của mẹ đã cho chúng tôi biết được một biến cố kỳ diệu như vậy vào đúng thời điểm,” cha Paulo nói, và suy tư rằng trong khi cha luôn nghĩ sự tận hiến cho thiên chức linh mục của cha đến ở tuổi trưởng thành, sau đó cha mới nhận ra Thiên Chúa đã can thiệp vào đời sống của cha từ lúc đầu, nhờ vào chữ ‘xin vâng’ của thân mẫu.
Mặc dù cả hai lớn lên trong một gia đình Công giáo, anh em nhà Lizama bị xa rời đức tin và bỏ đi lễ. Tuy nhiên, sự chia cách và ly dị của cha mẹ đã đưa hai cha trở lại với Giáo hội , và hai cha đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Lúc đó, cha Paulo nói, cha còn thiếu sự xác tín trong đức tin nhưng bị cuốn hút bởi Bí tích Cực thánh, những bài bình ca, và sự thinh lặng thành kính cầu nguyện.
Cha Felipe nói rằng cha được kéo đến với Chúa nhờ một linh mục, là cha Reinaldo Osorio, người sau đó trở thành cha giám đốc đào tạo chủng viện của cha.
“Chúa đã gọi tôi. Tôi nhận ra rằng chỉ trong Chúa và trong những điều thuộc về Chúa tôi mới tìm thấy hạnh phúc. Không có gì nghi ngờ: tôi muốn trở thành một linh mục,” cha nhớ lại.
Dù là anh em, nhưng cả hai không nói gì với nhau về ơn kêu gọi của mình.
“Tôi không biết ai nhận ra tiếng gọi trước,” cha Paulo nói. “Tôi nghĩ Chúa làm theo đúng con đường để bảo đảm sự tự do nghe theo tiếng gọi của chúng tôi.”
Tháng 3 năm 2003, cả hai vào chủng viện. Ban đầu rất khó để gia đình chấp nhận quyết định của hai anh em, sau năm đầu nhà tập mẫu thân của hai cha nói rằng bà cảm thấy bình an, nhận ra rằng tất cả đều hạnh phúc.
Hai anh em sinh đôi được tiến chức linh mục ngày 28 tháng 4 năm 2012, và dâng lễ mở tay ở nhà thờ Đức Bà Giàu lòng Thương xót ở Lagunillas.
Bây giờ, sau một năm tiến chức, cha Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin thành Tours ở Quillota, và cha Paulo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời ở Achupallas.
“Chúa không đối xử tệ với chúng tôi. Người muốn chúng tôi hạnh phúc, và thiên chức linh mục là một ơn thiên triệu rất đẹp và làm cho chúng tôi hoàn toàn hạnh phúc,” cha Felipe nói.
Bước theo Đức Giê-su không phải là dễ nhưng rất đẹp, cha Paulo nói thêm.
“Chúa Giê-su, Giáo hội và thế giới cần chúng tôi,” cha giải thích. “Nhưng không phải bất kỳ người trẻ nào cũng được cần đến, nhưng là những bạn trẻ được ban sức mạnh bởi chân lý của Thiên Chúa, để cuộc sống của họ chuyển tải sự sống, nụ cười của họ chuyển tải hy vọng, khuôn mặt của họ chuyển tải niềm tin và hành động của họ chuyển tải sự yêu thương.”

[Nguồn:  catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/08/2016]



Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

(Gồm 5 phần - Phần 3)


EDWARD PENTIN
27/07/2016
phỏng vấn
– YouTube
Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz. Vị Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng phục vụ rất lâu cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài không chỉ chia sẻ những hy vọng và kỳ vọng về Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng cũng bình luận về những chủ điểm quan trọng khác trong đó gồm Di sản của Đức Gioan Phaolo II cho thế giới, Bí mật thứ Ba của Fatima việc dâng hiến nước Nga, tình bạn của ngài với Đức Joseph Ratzinger, và lòng yêu thương giới trẻ của Đức Gioan Phaolo, tương lai của Giáo hội và xã hội.
***
Và về một mặt nào đó đó phản ánh được những tình bạn, mà ngài duy trì ...
Về sau ngài đánh giá rất cao Đức Hồng y Ratzinger, người mà ngài muốn có ở bên cạnh ngay từ lúc bắt đầu triều đại của ngài … Ngài biết rất rõ, ngay từ ban đầu, rằng Hồng y Ratzinger là rất cần thiết để làm sáng tỏ những vấn đề về thần học, đặc biệt là những điểm dễ gây tranh cãi và chưa rõ ràng. Ngài đã rất thán phục Hồng y vì khả năng uyên bác rất lớn, nền tảng học vấn, những khả năng và kỹ năng đối thoại của Đức Hồng y. Ban đầu Hồng y trả lời: “Con đã bắt đầu một vài thứ ở Munich." Tuy nhiên, một thời gian sau Đức thánh Cha quay lại Hồng y với lời yêu cầu của ngài. Cuối cùng thì Đức Hồng y quyết định về Roma. Đó là lý do sự hợp tác gần gũi được bắt đầu. Cả hai vị là một đội, được liên kết bằng sự tin tưởng lẫn nhau trong sự cống hiến cho công việc. Hai vị rất tôn trọng nhau, cho nên anh có thể chắc chắn gọi những gì hai vị có được là một sự thông hiểu lẫn nhau và một tình bạn.
Và đó là một mẫu gương cho các dân tộc, các nhân vật đặc biệt ở Châu Âu, có thể làm việc với nhau.
Hai vị không bao giờ có những nhận xét tiêu cực … luôn luôn là tích cực. Ngài Gioan Phaolo II là một người rất cởi mở … Ngài nhìn thấy mọi việc … ngài không đóng cửa lòng; ngài không khép mình lại. Tôi nghĩ đây là lý do tại sao ngài làm việc rất gần với hội đồng Giám mục Ba lan về lá thư viết gửi hội đồng Giám mục Đức. Và những từ ngữ quan trọng sau đây có trong lá thư: "Chúng tôi tha thứ và chúng tôi tìm kiếm lòng tha thứ.” Những lời này và lá thư này trở thành một mẫu điển hình cho giải pháp của các vấn đề khó khăn, chẳng hạn vùng Balkan. Đức Thánh Cha đã nhắc chúng ta nhớ đến lá thư gửi các Giám mục Đức khi chiến tranh nổ ra ở vùng Balkan … Tôi nghĩ thậm chí hôm nay, các giám mục đoàn vẫn giữ liên lạc với nhau, trong đó có giám mục Ba lan liên lạc với khu đại thượng phụ Moscow, hay với các tòa ở Ukraine. Đó là những lời tiên tri.
Và vẫn còn phù hợp cho đến bây giờ ….
Vẫn còn phù hợp cho đến bây giờ. Theo con đường Ki-tô giáo để giải quyết những vấn đề khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không ghi nhớ. Bạn tha thứ, nhưng bạn phải nhớ, để bạn không lặp lại những sai lầm đã mắc phải, để bạn tránh được những sai lầm. Vì có những sai lầm, nhưng nếu cứ nhìn vào những sai lầm này sẽ làm bạn trì trệ lại. Bạn phải tha thứ và tiến bước.
Con muốn quay lại với Đức Gioan Phaolo II, là một con người, một người Ba lan vĩ đại, một giáo hoàng vĩ đại, nhưng cũng là một vị thánh vĩ đại.
Một người Châu Âu vĩ đại ...
Bằng cách nào mà sự thánh thiện của Con người Châu Âu này được chú ý?
Người ta hỏi tôi là tôi nhìn thấy sự thánh thiện của ngài ở điểm nào. À, chúng ta biết rằng ngài là một người rất có tài – một nhà văn, một nhà thơ, một diễn giả, một diễn viên, nhưng trên tất cả là một người cầu nguyện vĩ đại. Ngài đã khám phá ra tầm quan trọng của sự cầu nguyện khi còn là một cậu bé ở Wadowice. Sự quan trọng của lời cầu nguyện cho mọi người và cho  chính ngài. Ngài đã tổ chức cuộc sống theo một cách có nhiều liên hệ đến Thiên Chúa; để chính cuộc sống của ngài trở nên một lời nguyện dâng lên Thiên Chúa. Ngài không phân chia thời gian giữa công việc, thể thao và cầu nguyện. Mọi việc ngài làm đều phục vụ thánh ý của Thiên Chúa, theo một cách nào đó. Ngài tổ chức những buổi triều yết, ngài tổ chức những buổi họp khác nhau, nhưng những người thân cận với ngài biết rằng ngài thậm chí cầu nguyện cả trong những lúc đó. Với giới trẻ ngài luôn nói rằng: “Với những ai cầu nguyện, học sẽ nhìn thấy mọi việc theo cách khác, với họ, cuộc sống chính nó sẽ tự sắp xếp theo một cách hoàn toàn mới.” Một trong các vị hồng y trong ban nhân viên có lần nói với tôi rằng ngài đưa cho Đức Giáo hoàng một tình huống khó khăn và nói với người: “Chà, con không tìm ra được giải pháp.” Đức Giáo hoàng trả lời: “Cha cũng chẳng tìm ra được giải pháp nào, vì chúng ta chưa cầu nguyện đủ … Thôi chúng ta đưa vấn đề này lên cho Chúa; rồi giải pháp sẽ có theo một hướng nào đó, vấn đề sẽ luôn luôn tự có cách giải quyết qua lời cầu nguyện.” Tôi có lần nghe trực tiếp từ chính Đức Giáo hoàng: “Điều quan trọng nhất là đôi tay này giơ lên trước Thiên Chúa. Đừng cầu xin những điều gì khác; hãy cầu nguyện cho Giáo hội, cầu nguyện cho thế giới.” Giáo hoàng – Cầu nguyện. Đó chính là tên anh có thể đặt cho ngài, “Đức Giáo hoàng là một người cầu nguyện.” Nhưng không phải chỉ khi ngài trở thành giám mục, hồng y, hay giáo hoàng — điều đó đã theo ngài từ khi còn bé. Thân phụ của ngài giữ một vai trò rất lớn trong thói quen này. Ông dạy ngài lời kinh cầu Chúa Thánh Thần, và lời kinh theo ngài suốt cuộc đời. Thậm chí trong ngày Thứ Bảy cuối cùng, vào ngày ngài ra đi, ngài đã đọc kinh này dâng lên Chúa Thánh Thần … Ngài giữ lòng sùng kính rất lớn cho Chúa Thánh Thần và dĩ nhiên, với Mẹ Maria … tràng chuỗi Mân côi … những bí mật thêm … nhưng với ngài đó luôn luôn là một lời kinh theo Ki-tô học, suy tư về công trình cứu chuộc với Mẹ Thiên Chúa.
“Totus Tuus” (Tất cả cho Mẹ) – Tất cả của người ...
Totus: với Mẹ, nhưng luôn luôn hướng về Đức Giê-su Ki-tô … Maria và Ki-tô. Tôi nhớ rất rõ, khi các hồng y, giám mục, các linh mục và giáo dân tham dự các Thánh lễ riêng — trong Lâu đài Tông truyền hay trong Castel Gandolfo — đây là những khía cạnh kết nối: linh ảnh Đức Bà Đen Madonna của Częstochowa của chúng ta, Đức Gioan Phaolo II cầu nguyện vô cùng tập trung, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đặc biệt Đức Bà Đen Madonna của Częstochowa đã đồng hành với chúng tôi đến rất nhiều nơi, cũng như những khía cạnh rất đặc biệt của Thánh Thể.
Ngài duy trì giờ thờ lạy hàng ngày kể cả Thứ Năm, giờ thánh. Khi còn là thư ký, có lần ngài nói: “Các tông đồ đã ngủ trong vườn nho. Chúng ta phải bù lại giờ đó; chúng ta phải thêm vào cho đủ.” Theo nghĩa đó, ngài khuyến khích chúng ta phải bù lại thời gian các Tông đồ ngủ quên, để bù lại cho Chúa Giê-su Ki-tô Thánh thể cũng như tôn kính thánh giá. Mỗi Thứ Sáu ngài cầu nguyện chặng đàng Thánh giá, và trong mùa Chay còn thường xuyên hơn. Như vậy bạn có thể thấy, ngài không nghiêng về một bên nào. Có Chúa Thánh Thần, Mẹ Thiên Chúa, tôn kính Thánh Thể, và tôn kính sự thương khó của Thiên Chúa.
Điều đó thậm chí còn được thể hiện nhiều hơn theo một cách rất đặc biệt trong Chặng đàng Thánh giá vào cuối đời của ngài ...
... vào ngày Thứ sáu Tuần Thánh
Vào ngày Thứ Sáu Tuần thánh cuối cùng của ngài, chúng ta biết hình ảnh của ngài ôm thánh giá trong đôi tay, vì ngài đã quá yếu không thể đến hý trường Colosseum. Ngài không thể là được nữa. Ngài không thể. Ngay cả lúc đó, đã có Đức Hồng y Ratzinger. Đó là Chặng đàng Thánh Giá của ngài, do chính tay ngài viết.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II là con người của cộng đồng. Cha có thể nói thêm về khía cạnh cộng đồng trong đời sống của ngài, thưa Đức Hồng y?
Ngài yêu mọi người, Thiên Chúa và mọi người, và ngài luôn nhìn thấy những điểm tích cực trong mỗi người. Tôi nghĩ đó là do thần học của ngài – hình ảnh của Thiên Chúa trong con người, sự trân trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, ngài vẫn duy trì, như anh đã chỉ ra, môi trường riêng tư mà ngài cảm thấy an tâm. Ngài đã đưa rất nhiều vào môi trường này nhưng cũng đạt được nhiều điều từ nó, ngài có được sự hài lòng rất nhiều từ nó. Ngài luôn trung thành với tình bạn. Ngài giữ sự trung thành với các đồng nghiệp ở Sân vận động Wadowice. Cho đến lúc ngài qua đời, ngài có những đồng nghiệp sống tại Roma ở đây. Một trong số đó là ông Kluger. Họ biết nhau từ hồi còn ở trường tiểu học. Ngài nhìn thấy một người Do thái ở Wadowice. Họ trở nên bạn bè thân thiết. Ông ta đến thăm Đức giáo hoàng, ông ta dùng bữa với ngài. Thỉnh thoảng ông ta thậm chí tham dự thánh lễ, nhưng ông ta không bao giờ vào nhà nguyện. Ông ta luôn luôn đứng ở cửa, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng ông ta cầu nguyện với Thiên Chúa. Một con người dễ thương. Tôi nghĩ điều quan trọng là chú ý đến sự trung thành trong tình bạn của Đức Giáo hoàng không lệ thuộc vào hoàn cảnh. Bất kể ngài là giám mục, là hồng y, hay là giáo hoàng … ngài vẫn luôn trung thành. Điều đó làm cho ngài trở nên sự tin cậy rất lớn. Ngài không bao giờ làm ai phiền lòng ...
Thế còn việc Đức Gioan Phaolo II có một đam mê rất lớn với văn hóa? Ví dụ, có một buổi họp rất nổi tiếng ở Lâu đài Castel Gandolfo, một hội nghị chuyên đề mỗi mùa hè trong đó ngài mời những người như Giáo sư [Robert] Spaemann và những người khác. Những buổi họp đó có ý nghĩa gì?
Ngài rất chú trọng đến vấn đề này. Về một mặt, ngài nói rằng những cuộc họp như vầy rất quan trọng đối với ngài, vì chúng giúp ngài nắm thông tin về những sự phát triển của thần học và khoa học. Về mặt khác, ngài muốn kéo những người này lại gần với Giáo hội hơn. Tôi cũng có thể nhấn mạnh rằng triều đại của Đức Gioan Phaolo II đã đem thế giới của Giáo hội lại gần với thế giới khoa học hơn. Đồng thời nó cũng đưa các học giả lại gần với Giáo hội hơn. Fides et Ratio (Đức tin và Lý trí), mọi việc được giải quyết một cách thực tiễn tại Castel Gandolfo. Những con người này mở lòng ra với ngài không chỉ về các vấn đề khoa học, nhưng còn liên quan đến những vấn đề riêng tư của họ. Họ nói chuyện về nó. Việc này đưa người ta lại gần với Đức Giáo hoàng hơn theo một cách rất giản dị và nhân văn. Dĩ nhiên, Đức Giáo hoàng đã dùng những ảnh hưởng đó. Hàng năm những nhóm này thay phiên nhau, và ngài rất trân trọng những buổi họp này. Ngài muốn có mặt trong mọi chủ đề và ngài đã làm như vậy.


(Xin quý vị đọc tiếp phần 4 ngày mai ...)



Bản dịch tiếng Anh của Marion Sendker


[Nguồn:  ncregister]

[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 29/07/2016]