Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Lời cầu nguyện của một sinh viên trước thềm năm học mới

Lời cầu nguyện của một sinh viên trước thềm năm học mới


Khi trẻ em và thanh thiếu niên quay trở lại trường học, giờ đây -- khi mọi việc đang diễn re tốt đẹp -- là một thời gian tốt nhất để đến với Chúa

WEB-YOUNG-COLLEGE-STUDENT-PRAYING-George-Martell

George Martell CC
Lạy Chúa, con lại đến với Chúa. Các lớp học của con đã được chọn và thời khóa biểu đã được lên, và một năm học nữa trải dài ra trước mặt chúng con. Con tạ ơn Chúa vì đã cho con có cơ hội trở thành người có giáo dục, có cơ hội được đi học, đó là một đặc ân mà nhiều bạn trên thế giới bị tước mất. Con xin cảm tạ ơn Người về những khả năng trí óc và sức khỏe giúp việc học của con thuận lợi hơn. Xin giúp con biết nỗ lực hết sức, đặc biệt tốt hơn năm trước.
Xin giúp con ý thức và cẩn trọng trong các môn học, để không bỏ qua hay lướt qua một điều gì quan trọng.
Xin giúp con giữ vững những ưu tiên quan trọng theo đúng vị trí của nó, để những cố gắng của con không bị phân tán bởi những lời đồn thổi rỗi miệng và những hoạt động vô bổ, và những định hướng của con không bị mất đi giữa những cạm bẫy của những sự kiện xã hội và những gắn kết.
Xin giúp con biết quảng đại với bạn bè anh em những người cùng học chung, sẵn sàng giúp đỡ ở nơi đâu con có thể, xin cho con có được những sự giúp đỡ nơi những lúc con gặp khó khăn.
Giúp con nhớ rằng một số vị thánh của Chúa cũng phải vất vả trong việc học, rằng con có thể nhớ để kêu cầu cùng các thánh – Thánh Giu-se Joseph Cupertino; Thánh Bernadette Soubirous, Chân phước Solanus Casey – nhờ sự giúp đỡ của những lời cầu thay nguyện giúp của các ngài, để trong mọi tình huống khó khăn, con có thể sẵn sàng và được nhắc nhở để nhận ra được sự trợ giúp của Người.
Xin cho con có thể nhớ trong suốt năm học thiên thần bản mệnh của con, các vị thánh, và Mẹ Thiên Chúa luôn ở cùng con, và luôn sẵn sàng hỗ trợ bằng lời cầu xin của các ngài. Xin cho con cũng biết nhớ rằng trong những lúc sợ hãi nhất, con luôn biết đặt những khó khăn này vào trong Thánh Tâm của Người, để những lo toan đó không chế ngự con.
Khi con hưởng những hồng an Chúa ban, Người là Cha của chúng con, xin cho con sẵn sàng là một tiếng nói tôn vinh, ngợi khen và tạ ơn Danh thánh Người, với lòng cảm tạ chân thành. Amen
[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/08/2016]


Giảng huấn Kinh truyền tin: Sự cứu rỗi

Giảng huấn Kinh truyền tin: Sự cứu rỗi

‘Nhưng nếu Thiên Chúa nhân lành và yêu thương chúng ta, tại sao Người lại đóng cửa ở một điểm nào đó? Vì cuộc sống chúng ta không phải là một trò chơi video hay một loạt kịch truyền hình thường thức: đời sống chúng ta rất hệ trọng và mục tiêu đạt tới là vô cùng quan trọng: ơn cứu rỗi đời đời.’
21 tháng 8, 2016
pope francis
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trước và sau kinh Truyền tin giữa trưa với những người trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Trước Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến, Xin chào anh chị em!
Đoạn Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về chủ đề ơn cứu rỗi. Tác giả Tin mừng Luca kể cho chúng ta chuyện khi Chúa Giê-su đang trên đường về phía Giê-ru-sa-lem, trên đường đi một người đàn ông tiến đến hỏi Người: “Thưa ngài, những người được cứu thoát thì ít, phải không ạ?” (Lc 13:23). Chúa Giê-su không cho người đó câu trả lời trực tiếp, nhưng người đưa vấn đề sang một góc độ khác, dùng ngôn ngữ mang tính gợi mở, mà ngay lúc đầu, có thể các môn đệ không hiểu: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” (c. 24). Bằng hình ảnh cánh cửa, Người muốn giải thích với những người đang lắng nghe rằng đây không phải là vấn đề con số, có bao nhiêu người sẽ được cứu rỗi. Vấn đề không phải là bao nhiêu người, nhưng điều quan trọng là mọi người biết được đâu là con đường dẫn đến ơn cứu độ: cánh cửa.
Đi theo con đường này, chúng ta phải đi qua một cánh cửa. Nhưng cánh cửa đó ở đâu? Nó như thế nào? Ai là cánh cửa? Chính Chúa Giê-su là cánh cửa. Người nói trong Tin mừng Gioan: “Tôi là cửa” (Ga 10,9). Người dẫn chúng ta đi vào tình bạn với Chúa Cha, nơi đó chúng ta tìm được tình yêu, sự thấu hiểu và bảo vệ. Nhưng tại sao cánh cửa này lại hẹp? Người ta có thể hỏi. Tại sao nó hẹp? Nó hẹp không phải vì nó mang tính cưỡng ép – không, nhưng vì nó đòi hỏi chúng ta hãy hạn chế và bớt đi tính tự phụ và sự sợ hãi, hãy mở lòng mình ra với sự khiêm nhường và tâm hồn tín thác vào Người, nhận ra chúng ta là những tội nhân, đang cần sự tha thứ của Người. Về vấn đề này, nó hẹp: mang trong người tính tự phụ, nó làm người chúng ta to lên. Cánh của của lòng thương xót của Chúa thì hẹp, nhưng luôn luôn rộng mở, rộng mở cho tất cả  mọi người! Thiên Chúa không dành đặc ân riêng một ai, nhưng luôn chào đón tất cả, không phân biệt. Một cánh cửa để giới hạn và bớt đi tính tự phụ và sự sợ hãi của chúng ta. Cánh cửa mở vì Thiên Chúa chào đón chúng ta không phân biệt người nào. Và ơn cứu độ Người ban cho chúng ta, là một dòng suối thương xót vô tận, lòng thương xót đó phá vỡ mọi rào cản, và mở ra những chân trời ánh sáng và hòa bình đầy kinh ngạc. Cánh cửa thì hẹp, nhưng luôn rộng mở: xin đừng quên điều này.
Một lần nữa, hôm nay Chúa Giê-su nói với chúng ta, đưa ra một lời mời gọi cấp bách đến với Ngài, hãy bước qua cánh cửa dẫn đến sự sống viên mãn, hiệp nhất và hạnh phúc. Người đang chờ chúng ta, bất kể chúng ta đã phạm những tội lỗi gì, bất kể tất cả, để ôm lấy chúng ta, để trao ban sự tha thứ của Người. Một mình Ngài thôi có thể biến đổi tâm hồn chúng ta, chỉ Ngài mới có thể cho chúng ta ý nghĩa trọn vẹn về sự tồn tại của chúng ta, cho chúng ta niềm vui thực sự. Bước vào cánh cửa của Giê-su, cánh cửa của đức tin và Tin mừng, chúng ta có thể thoát ra khỏi những hành vi trần tục, thói quen xấu, tính ích kỷ và đóng cửa lòng. Khi có sự tiếp xúc với tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, sẽ có sự biến đổi thực sự, và đời sống của chúng ta được soi sáng bởi ánh sáng của Chúa Thánh thần: một ánh sáng không bao giờ tắt!
Cha muốn đưa ra một đề nghị. Bây giờ chúng ta hãy nghĩ đến, trong thinh lặng, trong một giây phút về những điều đang chất chứa trong chúng ta và ngăn cản chúng ta bước qua cánh cửa: lòng tự phụ của tôi, lòng tự phụ của tôi, tội lỗi của tôi. Và rồi chúng ta hãy nghĩ đến cánh cửa khác mở ra từ lòng thương xót của Chúa ở phía bên kia đang chờ đợi chúng ta để trao ban sự tha thứ.
Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta nhiều cơ hội để cứu rỗi và đi qua cánh cửa ơn cứu độ. Cánh cửa này là một cơ hội, không nên lãng phí: chúng ta không cần phải làm “bài thuyết trình kinh viện” về ơn cứu độ, như người đàn ông đến hỏi Chúa Giê-su, nhưng chúng ta phải nắm bắt lấy những cơ hội của ơn cứu độ. Vì tại một thời điểm nào đó “chủ nhà sẽ đứng dậy và khóa cửa” (c. 25), như được nói đến trong Tin mừng. Nhưng nếu Thiên Chúa nhân lành và yêu thương chúng ta, tại sao Người lại đóng cửa ở một điểm nào đó? Vì cuộc sống chúng ta không phải là một trò chơi video hay một loạt kịch truyền hình thường thức: đời sống chúng ta rất hệ trọng và mục tiêu đạt tới là vô cùng quan trọng: ơn cứu rỗi đời đời.
Lạy Mẹ Maria Đồng trinh, Cánh cửa của Thiên Đàng, chúng con xin Mẹ giúp chúng con biết nắm bắt lấy những cơ hội mà Thiên Chúa trao ban để chúng con bước qua cánh cửa của đức tin, và từ đó đi vào một con đường thênh thang: đó là con đường của ơn cứu độ là chỗ cư ngụ cho tất cả những ai biết yêu và được yêu. Chính tình yêu giải thoát chúng ta, tình yêu ở đây trên dương thế là một nguồn hạnh phúc cho những người khiêm nhu, kiên tâm và ngay thẳng, quên đi bản thân và hy sinh vì anh em, đặc biệt đối với những người nhỏ bé nhất.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của Deborah Castellano Lubov]


Sau Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến,
Tin thật buồn về vụ tấn công đẫm máu hôm qua xảy ra ở nước Thổ nhĩ kỳ yêu quý. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho những người đã chết và bị thương, và xin ơn hòa bình cho tất cả.
Kính mừng …
Cha thân ái chào các khách hành hương Roma và từ nhiều quốc gia khác, đặc biệt các tín hữu của Kalisz (Ba lan), Gondomar (Bồ đào nha); Cha cũng xin chào cách đặc biệt những chủng sinh mới của Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ. Xin chào mừng đến Roma!
Cha chào Liên đoàn Cứu thể Cực thánh Manfredonia, nhóm xe đạp Polesine, tín hữu của Delianuova và của Verona, là những khách hành hương bộ hành. Cha chào các bạn trẻ vùng Paddule, các bạn đến giúp bếp súp của Hội Caritas Rome.
Cha xin chúc tất cả một ngày Chúa nhật tốt lành. Và xin, đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc tất cả bữa trưa ngon miệng và chào tạm biệt!

[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của Deborah Castellano Lubov]




[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/08/2016]



Bất kể đe dọa từ ISIS, 100 trẻ em được Rước Lễ Lần Đầu ở Iraq

iraq
Photo: Saint-Adday.com


Bất kể đe dọa từ ISIS, 100 trẻ em được Rước Lễ Lần Đầu ở Iraq


21 tháng 8, 2016

Thánh lễ Rước Lễ lần đầu ở Alqosh là một giây phút lịch sử cho một “thành phố tiền tuyến” đã bị những chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đe dọa trong một thời gian dài. Bây giờ nó có thể “hy vọng có hòa bình và sự bình thường” trong số 100 trẻ em này, Đức ông Basil Yaldo nói, giám mục phó Baghdad và là người cộng tác gần gũi của Đức Thượng phụ Louis Raphael Sako.
Đức Giáo chủ Can-đê chủ tế nghi thức với sự tham dự của “tất cả các linh mục trong thị trấn, các nữ tu và hơn 700 người. Các giáo hữu rất phấn khởi vì đây là lần đầu tiên, tòa thượng phụ cử hành lễ Rước lễ Lần đầu trong cộng đồng.”

Cũng như nhiều thị trấn khác trong vùng Kurdistan của Iraq, Alqosh cũng chào đón rất nhiều người tị nạn.

“Đời sống trong khu vực hầu như quay lại bình thường,” cha xứ Baghdad nói. “Chúng tôi hy vọng rằng chẳng bao lâu toàn bộ khu đồng bằng Ni-ni-vê có thể được giải phóng khỏi nhóm chiến binh, và các người tị nạn có thể trở về các làng mạc của họ.”

Công việc bảo đảm an ninh cho khu vực, cha nói, đã “bắt đầu và trong hai ngày qua quân đội Iraq đã thực hiện cuộc chiến giải phóng các làng mạc xung quanh Mosul.”

… Nhắn nhủ với các thiếu nhi nam nữ rước lễ lần đầu, Đức Thượng phụ Sako thúc đẩy các em không rời bỏ quê hương là thành phố Alqosh, nhưng ở lại để giúp tái thiết “vì có một di sản Ki-tô giáo cần phải được bảo tồn.”

Đức Giáo chủ Can-đê, Đức ông Yaldo cũng kêu gọi giới trẻ “mạnh mẽ hơn, hãy đến nhà thờ và tham gia vào đời sống của cộng đồng Ki-tô hữu như bình thường họ tham gia vào đời sống của một gia đình.”

Sau lễ, các em hỏi Đức Thượng phụ Sako một số câu hỏi. Một trong số những câu đó, Đức ông Yaldo nói rằng em thiếu nhi nam “lớn lên con muốn làm linh mục để phục vụ người nghèo và người thiếu thốn.”

Đức Thượng phụ không thể kìm lại được cảm xúc sau khi nghe những lời như vậy, và ngài thêm rằng “hỗ trợ và chia sẻ những đau khổ này là rất quan trọng.”




[Nguồn:  aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/08/2016]



Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

(Gồm 5 phần - Phần 4)

EDWARD PENTIN
27/07/2016
phỏng vấn hồng y
– YouTube
Chỉ ít ngày trước khi Ngày Giới trẻ Thế giới khai mạc ở Krakow, Robert Rauhut thuộc EWTN Đức đã có buổi phỏng vấn mở rộng (for an extensive interview) với Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz. Vị Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng phục vụ rất lâu cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài không chỉ chia sẻ những hy vọng và kỳ vọng về Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng cũng bình luận về những chủ điểm quan trọng khác trong đó gồm Di sản của Đức Gioan Phaolo II cho thế giới, Bí mật thứ Ba của Fatima việc dâng hiến nước Nga, tình bạn của ngài với Đức Joseph Ratzinger, và lòng yêu thương giới trẻ của Đức Gioan Phaolo, tương lai của Giáo hội và xã hội.
***
Một cái nhìn toàn diện ...
Còn hơn là một con người toàn diện. Mọi người đều cảm thấy thoải mái khi ở bên ngài. Họ trở về từ những buổi họp này với tinh thần rất phấn khởi. Có lẽ vì ngài sống với hay sống trong Chúa, và qua việc gặp ngài, họ gặp Chúa. Hãy nhớ rằng giới trẻ lúc đó vô cùng náo nức muốn gặp ngài, và điều rất ấn tượng rằng giới trẻ ngày nay cũng với tinh thần như vậy cho dù chưa bao giờ được gặp Đức Gioan Phaolo II lúc ngài vẫn còn sống.
Tuy vậy, họ vẫn xem ngài là một chứng nhân và một mẫu vài trò cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngài không chỉ gặp gỡ với các học giả và bạn thân, nhưng đặc biệt với giới trẻ – tức là, tương lai của Giáo hội, của xã hội, của văn minh và văn hóa. Điều đó mang nghĩa gì? Đức Gioan Phaolo II nhìn thấy điều gì trong giới trẻ? Và điều giới trẻ tìm thấy cuốn hút là gì?
Ngài nhìn thấy điều tốt trong giới trẻ, điều tốt. Ngài cũng thấy rằng giới trẻ rất nhạy cảm. Ngài để ý thấy họ đang đi tìm một điều gì đó. Do đó, ngài nhận ra rằng bạn phải để cho giới trẻ vây quanh m2inh. Là một giáo hoàng và là một mục tử, ngài hiểu rằng ngài phải là người lãnh đạo tinh thần bằng tình yêu, nhưng cũng phải bằng những mệnh lệnh và bằng chân lý. Ngài luôn nói rằng: “Chúng con phải sống trong chân lý.” Ngài ra mệnh lệnh nhưng họ biết rằng ngài yêu họ. Họ biết rằng ngài muốn điều tốt đẹp cho họ. Và họ đã gặp nhau ở đó. Ngài có thể nhìn thấy tương lai nơi giới trẻ. Con đường của giới trẻ ngày nay sẽ là con đường của xã hội và Giáo hội ngày mai. Ngài là một người suy nghĩ sâu, suy tư rộng. Ngài luôn suy tư. Ví dụ, khi ngài viết, và ngài viết rất nhiều — tài liệu, bài giảng — ngài chẳng bao giờ sử dụng bất kỳ văn bản hay sách hướng dẫn. Ngài không bao giờ sử dụng sự trợ giúp khi ngài viết. Ngài đọc cũng rất nhiều, nhưng ngài chủ yếu tập trung vào suy tư. Ngài luôn chăm chú và suy nghĩ và suy tư. Chỉ vậy thôi, rồi đến bước thứ hai, ngài đặt ý nghĩ của ngài trên giấy.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng Đức Giáo hoàng rất tin tưởng vào giới trẻ?
Hoàn toàn đúng, ngài tin tưởng họ, ngài tin họ, nhưng không phải theo cách dễ dãi. Ngài đưa ra những đòi hỏi phải hiến dâng cho công việc.
Chúng ta biết rằng giới trẻ bây giờ cũng tìm đến ngài như ngày xưa khi ngài vẫn còn sống và đặc biệt khi ngài chết. Con còn nhớ lúc con tham dự lễ an táng, con quá sức kinh ngạc vì con số giới trẻ có mặt ở đó. Họ không phải chỉ là người Ba lan, nhưng từ khắp Châu Âu. Vì lý do nào đó mà con người có cảm nhận ra điều gì.  
Họ dựng trại trong suốt những ngày cuối cùng của ngài, không chỉ ở Piazza San Pietro nhưng còn trên các con phố lân cận. Tôi nói chuyện với những bạn trẻ này nhiều lần và bảo họ đi về. “Các bạn trẻ yêu của cha, các con ngồi ở đây, nhưng các con cần phải nghỉ ngơi, ít nhất nghỉ một chút!” Họ trả lời như sau: “Người đã ở với chúng con! Bây giờ trong giờ phút này, trong giây phút rất mong manh của sự sống của ngài – và đây là phần rất quan trọng của tình cảm thể hiện – chúng con muốn ở với người! Người đã đi tìm chúng con! Bây giờ chúng con muốn ở cùng người!” Điều quan trọng đối với những bạn trẻ từ khắp thế giới này là thể hiện lòng biết ơn, là chứng tỏ một tình bạn đã được kết thành. Tình bạn này chứa đựng một nét gì đó của sự gần gũi, và đó là điều mà những bạn trẻ này muốn cho ngài thấy đặc biệt trong những ngày cuối cùng của đời ngài. Thực vậy, họ đã đi theo ngài đến nơi vĩnh hằng.
Có một tính xác thực nào đ1o trong Đức Gioan Phaolo II, một tính thánh mà giới trẻ cảm nhận được trong nhiều lần gặp gỡ khác nhau, lớn nhỏ, đúng không thưa cha? Họ thấy rằng ngài sống cho những gì ngài đã tuyên bố và ngài tuyên bố những gì ngài sống. Điều này không có gì khác biệt với điều kia.
Ngài không phải là diễn viên khi ngài là Giáo hoàng. Ngài là một mục tử đích thực. Người ta hiểu được điều đó nơi ngài. Người ta nhận ra ngài là một mục tử tận hiến cho đoàn chiên. Ngài không có bàn tay làm thuê, nhưng là một mục tử đúng nghĩa và đó là một nét tuyệt vời về ngài Gioan Phaolo II. Ngài có chung đặc điểm đó như tất cả các vị giáo hoàng mà tôi biết, bắt đầu là Đức Phaolo VI, sau đó là Gioan Phaolo I, một vị giáo hoàng hay cười như các bạn thường nói và các vị giáo hoàng về sau ...
Thưa Hồng y Dziwisz, cha có đề cập đến Ngày Giới trẻ Thế giới sắp diễn ra. Chúng ta đang ở trong giữa giai đoạn chuẩn bị. Chúng ta đang ở trong giai đoạn cận kề với sự kiện ....
Tôi không có gì đắn đo, hầu như mọi thứ đã được chuẩn bị.
Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra ở Krakow có ý nghĩa gì? Đã có một ngày Giới trẻ Thế giới khác diễn ra ở đây, ở Ba lan, đúng không thưa cha?
À, chưa có lần nào ở Krakow, nhưng có ở Częstochowa. Giới trẻ họ muốn vậy. Họ mong muốn được có lễ mừng lần thứ 25 Ngày Giới trẻ Thế giới tại thành phố của Đức Gioan Phaolo II. Họ muốn biết cái tốt và cái đẹp ở đây là gì; họ muốn biết Krakow, Ba lan. Chúng tôi rất vui vì điều đó. Chúng tôi rất vui vì hy vọng rằng đây sẽ là một đại hội vĩ đại về đức tin và hiệp nhất giữa các bạn trẻ. Chúng tôi tự tin rằng tinh thần tươi sáng này sẽ mang lại bình an cho họ.
Và lòng thương xót.
Chính xác. Đó là điều tôi muốn thêm vào. Krakow là kinh đô của lòng thương xót. Từ đây một ngọn lửa sẽ bùng lên, một ngọn lửa của lòng Chúa thương xót, như chị Faustina once wrote. Ánh lửa đó sẽ hỗ trợ để làm sâu mạnh thêm đời sống tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng giới trẻ sẽ hiểu thấu đáo sự ủy thác nay, thông điệp Lòng Chúa thương xót này để họ sẽ mang nó đến với mọi quốc gia. Anh biết đấy, có rất nhiều nước, vì có khoảng gần 200 quốc gia khác nhau đến  Krakow.
Thưa Hồng y Dziwisz, cha có thể nói rõ hơn một chút về cách lòng thương xót làm cửa ngõ cho mọi người, nếu có một hình thức nào đó của sự hoán cải, tự suy tư, sửa lại những sai lầm của con đường? Ý tưởng đó không rõ ràng lắm ở phương Tây. Chúng ta nói chuyện về lòng thương xót, nhưng thỉnh thoảng chúng ta quên tất cả những khía cạnh khác có liên quan đến nó, chẳng hạn công lý?
Đúng, đọc được những dấu hiệu của thời đại là rất quan trọng. Sự quan phòng của Chúa đã cách này cách kia để cho mọi việc được xảy ra: Năm thánh Lòng thương xót, đức Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico, là vị Giáo hoàng của Lòng thương xót. Mọi việc tùy vào Sự quan phòng của Thiên Chúa để cho giới trẻ mừng đại hội lòng thương xót  năm nay ở đây tại Krakow. Thiên Chúa muốn cho chúng ta thấy điều gì đó, Người muốn cho chúng ta thấy rằng đây là con đường của tương lại, con đường của Giáo hội, con đường của các xã hội. Tuy nhiên, lòng thương xót cũng có nghĩa là hoán cải và trở về. Chúng ta thấy rằng có nhiều người đến với tòa cáo giải, họ tha thiết muốn hiệp nhất với thiên Chúa và với người khác. Lòng thương xót – đó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, và con người cũng phải có bổn phận phải chuyển tải và chi sẻ tình yêu và lòng thương xót với người khác. Bằng cách này những hành động của lòng thương xót sẽ phát triển ...
Lấy vị trí nơi sự kiện sẽ diễn ra: Dự liệu trước được ý định của Đức Thánh Cha, hai nhà đã được xây dựng ở đó! Có một căn nhà lương thực, trong đó người nghèo được chào đón và tìm được nơi ở. Nó cũng sẽ cung cấp thuốc cho những người bệnh, tư vấn y khoa hoặc phục hồi được thực hiện ở đó. Vì thế chúng ta không chỉ mừng vui ở đó, nhưng sẽ có những cái tồn tại ở đó mãi mãi. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị xe và xe cứu thương, nó sẽ chạy đến Syria. Vấn đề không chỉ đơn giản là công bố lòng thương xót, nhưng sống lòng thương xót bằng hành động.
Theo quan điểm ở rên, con muốn hỏi thêm một câu. Giáo hội Ba lan bây giờ đang đứng ở vị trí nào, kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ? Năm 1989 đã qua đi và rất nhiều thách thức đang đối đầu với giáo hội. Con biết rằng cha đã hòa nhập trong nhiều năm và khi cha trở lại sau một thời gian rất dài, nó có cho các cha một cái nhìn khác về tình hình?
Tôi chưa bao giờ là một người di cư. Tôi đã phục vụ đức giáo hoàng ở Roma, nhưng tôi không bao giờ có cảm giác là một người di cư. Cái nhìn của ngày nay rất đơn giản. Cứ nói là thời đại toàn cầu hóa, tất cả chúng ta đều biết tất cả về mọi việc. Đó là lý do tại sao đến ở lại rồi quay về một quốc gia lân cận, đặc biệt là giáo phận nơi tôi đã ra đi, là rất dễ. Đó là những vấn đề mà tôi biết. Sẽ luôn luôn có vấn đề, nhưng chúng tôi đang cố gắng làm quen với những vấn đề này và giải quyết chúng. Chắc chắn cũng sẽ có những vấn đề cho giới trẻ. Một thách thức là phải bảo đảm làm sao để giới trẻ cùng tiến với Giáo hội và phải bảo đảm rằng giới trẻ được chuẩn bị cho cuộc sống xã hội. Theo những cách nói đó, giáo lý là một công cụ vô cùng quan trọng cho chúng ta là những thành viên của Giáo hội. Một nền tảng giáo lý vững là rất cần thiết, vì sự mù mờ là vô cùng nguy hiểm. Khi con người  thấy e ngại hay không biết phải làm gì tiếp theo, người đó sẽ rất dễ dàng lá đích ngắm của những loại hình khuynh hướng khác nhau [chẳng hạn thời trang]. Những gì chúng tôi muốn làm là giảng dạy thật tốt để chống lại điều đó. Đó là bổn phận của Giáo hội hôm nay. Điểm tiếp theo là cùng song hành với xã hội nhưng không hòa trộn vào chính trị. Chúng tôi muốn có được một sự hợp tác tích cực, nhưng chúng tôi cũng muốn có sự độc lập.Chúng ta hãy quay trở lại với Stanislaus và cởi mở với mọi người, và không khép kín trước bất kỳ nhóm chính trị nào. Điều đó sẽ mang lại niềm tin của mọi người nơi chúng tôi. Bằng cách đó, chúng tôi chắc chắn rằng mọi người có thể cảm thấy nhẹ thoải mái ở trong Giáo hội. Không có ai bị đẩy ra ngoài. Quả thật, công việc không phải là dễ, nhưng sống trong một chế độ dân chủ, chúng tôi phải hiểu tính độc lập liên quan đến việc phục vụ xã hội và Giáo hội.
Nói về chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phanxico, cha đã đề cập đến giáo lý và một hình thức tân phúc âm hóa dân tộc đã làm gốc rễ cho truyền thống Ki-tô giáo trong một thời gian dài. Liệu Đức Thánh Cha Phanxico có sẽ cung cấp cho chúng ta những điều gì nữa không?
À, Đức Thánh Cha Phanxico là một chủ chăn mục vụ vĩ đại. Ngài có cách tiếp xúc rất tuyệt vời với mọi người. Tôi nghĩ là ngài sẽ đem đến cho chúng tôi cá tính của ngài, nó có thể là một thông điệp nào đó, anh có thể nói như vậy. Dĩ nhiên, sẽ có nhiều hơn, nhưng Ba lan luôn liên kết với tòa thánh và vì thế, dân tộc vẫn luôn trung thành với tòa thánh.





(Xin quý vị đọc tiếp phần 5 ngày mai ...)



Bản dịch tiếng Anh của Marion Sendker


[Nguồn:  ncregister]


[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 29/07/2016]