Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Vợ của một người Mỹ bị giết ở Benghazi viết thư gửi cho những kẻ giết chồng cô

Vợ của một người Mỹ bị giết ở Benghazi viết thư gửi cho những kẻ giết chồng cô


"Tôi nghe người ta nói bằng sự thù ghét, tức giận và tố cáo về cái chết của Ronnie, nhưng đó không phải là điều Ronnie muốn,” cô viết.

web-ronnie-smith-family-teacher-via-twitter

via Twitter-Fair Use
Khi họ chuyển đến Libya như những nhà thừa sai, Anita và Ronnie Smith biết những mối nguy hiểm họ phải đối mặt. Bất chấp những vụ ném bom đang tàn phá đất nước trước mắt họ, Anita và Ronnie quyết định vẫn tiếp tục, bấu víu vào sức mạnh của đức tin của họ. Cuối cùng, chính vì đức tin mà họ quyết định sống ở Libya, bị lôi kéo bởi tiếng gọi để “thể hiện cho người Libya thấy tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa,” Anita nói.
Sau hơn một năm làm một giáo viên dạy hóa học tại Trường Quốc tế Benghazi, Ronnie, 33 tuổi, bị bắn chết bởi 4 kẻ tấn công không xác định chạy với tốc độ cao trên một chiếc Jeep màu đen hôm 5 tháng 12, 2013. Anh chết ngay tại chỗ.
Mặc dù Anita, cùng với đứa con trai nhỏ duy nhất của hai người, hoàn toàn bị gục ngã, nhưng cô trả lời lại cho những kẻ giết chồng mình theo một cách thật đáng kinh ngạc, gửi một lá thư ngỏ cho những kẻ đó và cho người dân Libya. Dưới đây chúng tôi tái bản lá thư của cô:
***
Via Twitter-Fair Use
Via Twitter-Fair Use
Người chồng và cũng là người bạn tốt nhất của tôi Ronnie Smith yêu người dân Libyan. Trong hơn một  năm, Ronnie phục vụ như một giáo viên hóa học tại một trường học ở Benghazi, và anh chắc sẽ rất vui nếu được phục vụ thêm nhiều năm nữa ở Libya nếu những tay súng vô danh không cắt đứt sự sống của anh ngày 5 tháng 12, 2013.
Ronnie và tôi đến Libya vì chúng tôi nhìn thấy sự đau khổ của người dân Libyan, nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy niềm hy vọng của các bạn, và chúng tôi muốn là cộng sự của các bạn để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Libya rất khác với những gì chúng tôi đã trải nghiệm trước đây, nhưng chúng tôi rất hào hứng hiểu được văn hóa của Libya. Ronnie yêu các bạn và lối sống của các bạn, và tôi cũng vậy. Ronnie thực sự là “người bạn tốt của Libya.”
Bạn bè và gia đình ở nhà rất lo lắng cho sự an toàn của chúng tôi, cũng như một số người trong các bạn cũng vậy. Chúng tôi nói về điều này nhiều lần đến mức tôi không thể nhớ là bao nhiêu. Nhưng chúng tôi vẫn ở lại vì chúng tôi tin rằng người dân Libya rất đáng để chúng tôi liều. Thậm chí biết về điều đã xảy ra cho tôi bây giờ, tôi vẫn không hề nghi ngờ về việc cả hai chúng tôi cùng đưa ra quyết định giống nhau.
Ronnie rất yêu các bạn, đặc biệt là học sinh của anh. Anh yêu nói chuyện hài với các bạn, kể chuyện về các bạn, giúp cuộc sống của các bạn và thử thách các bạn theo khả năng các bạn có thể. Anh đã làm hết sức để sống đức tin một cách khiêm nhường và tôn trọng trong một cộng đồng dân tộc với một đức tin khác.
Gửi những người tấn công: tôi yêu các bạn và tôi tha thứ cho các bạn.
Làm sao tôi lại không thể làm như vậy? Vì Chúa Giê-su dạy chúng tôi “yêu kẻ thù” – không giết họ hay tìm cách trả thù. Giê-su hy sinh mạng sống của Ngài vì tình yêu cho những người đã giết Ngài, cũng như cho chúng ta ngày nay. Cái chết và sự phục sinh của Ngài mở ra cánh cửa cho chúng ta bước trên con đường ngay thẳng đến với Thiên Chúa trong an bình và tha thứ. Vì những gì Chúa Giê-su đã làm, Ronnie bây giờ đang ở với Giê-su trên thiên đàng. Chúa Giê-su không đến chỉ để đưa chúng ta về thiên đàng khi chúng ta chết, nhưng cũng là để đem an bình và chữa lành trên trần gian này. Ronnie yêu các bạn vì Thiên Chúa yêu các bạn. Ronnie yêu các bạn vì Thiên Chúa yêu anh – không phải vì Ronnie vĩ đại, nhưng vì Thiên Chúa quá vĩ đại.
Gửi người dân Libya: Tôi luôn luôn mong rằng Thiên Chúa ban cho chúng tôi trái tim biết yêu các bạn, nhưng tôi lại không bao giờ mong chờ các bạn yêu chúng tôi quá nhiều. Chúng tôi đến để chúc phúc cho các bạn, nhưng các bạn lại chúc phúc cho chúng tôi nhiều hơn rất nhiều. Xin cảm ơn. Xin cảm ơn vì sự hỗ trợ của các bạn và tình yêu dành cho Ronnie và cho đứa con trai của chúng tôi là Hosea và cho tôi. Từ cái chết của Ronnie tình yêu của tôi dành cho các bạn lại tăng lên theo những cách mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng được. Bây giờ tôi cảm thấy gần các bạn hơn bao giờ hết.
Tôi nghe người ta nói bằng sự thù ghét, tức giận và tố cáo về cái chết của Ronnie, nhưng đó không phải là điều Ronnie muốn. Ronnie muốn rằng cái chết của anh trở nên một cơ hội cho chúng tôi thể hiện cho nhau tình yêu và sự tha thứ, vì đó là những gì Thiên Chúa đã thể hiện cho chúng ta.
Tôi muốn tất cả các bạn – tất cả mọi người dân Libya – biết rằng tôi đang cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng của Libya. Nguyện xin dòng máu của Ronnie, đổ trên đất Libya, cổ vũ cho hòa bình và hòa giải giữa người dân Libya và Thiên Chúa.
Chào thân ái,
Anita Smith

[Nguồn:  aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/10/2016]



Diễn văn của Đức Thánh Cha trước các giới chức, ngoại giao đoàn

Diễn văn của Đức Thánh Cha trước các giới chức, ngoại giao đoàn

‘Còn hơn cả tình trạng bị bót lột khi những động cơ biến những bất hòa thành xung đột và xung đột thành thảm kịch không bao giờ kết thúc, những sự khác biệt về sắc tộc, ngôn ngữ, chính trị và tôn giáo có thể và phải tạo cho mọi người một nguồn làm phong phú lẫn nhau vì thiện ích chung.’
30 tháng 9, 2016
pope francis
Đức Thánh Cha với các giới chức ở Georgia - CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch tiếng Anh do Vatican cung cấp bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxico trước các giới chức của Georgia và ngoại giao đoàn chiều nay:
***
Thưa Ngài Tổng thống,
Thưa Quý vị Giới chức và Thành viên của Ngoại giao đoàn,
Thưa Quý vị,
Tôi tạ ơn Thiên Chúa Toàn Năng ban cho tôi cơ hội được đến thăm vùng đất được chúc phúc này, một nơi của sự gặp gỡ và những giao lưu quan trọng của các nền văn  hóa và văn minh, điều này, từ ngày rao giảng đầu tiên của Thánh Nino đầu thế kỷ thứ 4, đã khám phá trong Ki-tô giáo giá trị sâu đậm nhất và nền tảng vững bền của những giá trị của nó,” Đức Thánh Cha mở lời. “Như Thánh Gioan Phaolo II đã nhận xét khi đến thăm đất nước của quý ngài: ‘Ki-tô giáo đã trở thành hạt giống trổ sinh hoa của nền văn hóa Georgia,’ (Diễn văn tại Nghi thức chào đón ngày 8 tháng 11, 1999), và hạt giống này tiếp tục sinh trái. Nhớ lại với lòng tri ân cuộc gặp gỡ của chúng ta tại Vatican năm ngoái và những mối quan hệ tốt đẹp mà Georgia vẫn luôn duy trì với Tòa Thánh, tôi chân thành cảm ơn Ngài Tổng thống, về lời mời trang trọng của ngài và những lời chào mừng nồng hậu của ngài đại diện cho các giới Chính quyền của Nhà nước và toàn thể dân chúng.
Bề dày lịch sử nhiều thế kỷ của đất nước của quý ngài cho thấy rằng nó có cội rễ trong những giá trị được thể hiện trong văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống của dân tộc. Điều này đưa đất nước của quý ngài hoàn toàn và theo một cách rất đặc biệt vào trong nền tảng gốc của văn minh Châu Âu; đồng thời, cũng như vị trí địa lý của đất nước của quý ngài, Georgia là một chiếc cầu nối tự nhiên vĩ đại giữa Châu Âu và Châu Á, một đường liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và quan hệ giữa các dân tộc. Qua nhiều thế kỷ điều này đã tạo sự thuận lợi cho các mối dây về thương mại cũng như đối thoại và trao đổi những ý kiến và kinh nghiệm giữa các dân tộc khác nhau. Như bài quốc ca của dân tộc tuyên xưng một cách tự hào: ‘Biểu tượng của tôi là quê hương của tôi … những rặng núi và thung lũng sáng ngời có Thiên Chúa ở cùng.’ Đất nước là một biểu tượng thể hiện giá trị của nó và dõi theo những đặc thù và lịch sử của nó; những ngọn núi vươn lên tự do trên không trung, vượt ra khỏi những bức tường ngăn cách, tạo cảnh hùng vĩ cho những thung lũng; chúng tạo nét riêng giữa chúng, kết nối chúng, mỗi ngọn có mỗi vẻ riêng biệt mở ra trên bầu trời chung duy nhất, bầu trời che phủ chúng và bảo vệ chúng.
Thưa Ngài Tổng thống, 25 năm đã trôi qua từ sau tuyên bố độc lập của Georgia. Trong suốt thời gian này khi Georgia giành lại được sự giải phóng hoàn toàn, đất nước đã xây dựng và củng cố vững mạnh thể chế dân chủ và tìm những con đường để bảo đảm sự phát triển chung nhất và đích thực nhất được khả thi. Tất cả những điều này xảy ra không phải không có những hy sinh lớn lao, mà dân tộc đối mặt một cách anh dũng để có thể bảo đảm được lòng khát khao tự do của dân tộc. Tôi hy vọng rằng con đường hòa bình và phát triển sẽ tiến tới với cam kết hợp nhất tất cả mọi thành phần của xã hội, để tạo ra những điều kiện cho sự ổn định, công bằng và tôn trọng luật pháp, từ đó thúc đẩy sự phát triển và những cơ hội lớn hơn cho tất cả.
Sự chung sống hòa bình giữa mọi dân tộc và chính phủ trong khu vực là điều kiện hàng đầu và không thể thiếu được cho sự tiến bộ đích thực và dài lâu,” ngài nhấn mạnh. “Việc này đòi hỏi gia tăng lòng kính trọng và quan tâm lẫn nhau, và điều này cũng không bao giờ có thể bỏ qua một bên sự tôn trọng quyền tối cao của mỗi quốc gia trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Để vượt lên những con đường dẫn đến hòa bình dài lâu và hợp tác thực sự, chúng ta phải nhớ lại rằng những nguyên tắc thích hợp cho một tình hữu nghị công bằng và vững bền giữa các nhà nước là nhắm đến việc phục vụ cho việc cùng chung sống đúng thực tế, theo trật tự và hòa bình giữa các dân tộc.
Quả thật, có nhiều nơi trên thế giới, dường như có một lối suy nghĩ thống trị làm cản trở việc duy trì những sự khác biệt và bất đồng chính đáng – điều này có thể luôn luôn nảy sinh – trong một bầu khí của sự đối thoại văn minh trong đó lẽ phải, sự ôn hòa và tính trách nhiệm chiếm ưu thế. Đây là tất cả những gì cần thiết nhất trong giai đoạn lịch sử hiện tại, với rất nhiều chủ nghĩa khủng bố bạo lực đang thao túng và bóp méo những nguyên tắc tôn giáo, và nô dịch hóa những nguyên tắc đó thành các mưu đồ thống trị đen tối và cái chết.
Chúng ta phải toàn tâm toàn ý dành quyền ưu tiên cho con người trong những hoàn cảnh thực tế của họ và theo đuổi mọi nỗ lực nhằm ngăn cản những sự khác biệt không làm gia tăng bạo lực và có thể gây ra những tai ương kinh hoàng cho con người và cho xã hội. Còn hơn cả tình trạng bị bót lột khi những động cơ biến những bất hòa thành xung đột và xung đột thành thảm kịch không bao giờ kết thúc, những sự khác biệt về sắc tộc, ngôn ngữ, chính trị và tôn giáo có thể và phải tạo cho mọi người một nguồn làm phong phú lẫn nhau vì thiện ích chung. Điều này đòi hỏi mọi người biết sử dụng trọn vẹn giá trị riêng của họ, trên hết tất cả, có khả năng cùng chung sống hòa bình trên quê hương, hay được tự do quay trở lại mảnh đất đó, nếu vì một lý do nào đó họ đã bị bắt buộc phải ra đi. Tôi hy vọng rằng các giới chức dân sự sẽ tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến hoàn cảnh của những người này, và rằng họ sẽ hoàn toàn cam kết tìm đến những giải pháp thật sự, bất kể những vấn đề chính trị chưa được giải đáp. Nó cần có sự nhìn xa trông rộng và lòng can đảm để hiểu được sự tốt đẹp đích thực của các dân tộc, và theo đuổi điều tốt đẹp này với lòng quyết tâm và khôn ngoan. Liên quan đến vấn đề này, điều thực sự quan trọng là phải đặt trước mắt chúng ta sự đau khổ của người khác, để tiến tới trên con đường này với sự vững tin, tuy chậm và khó khăn, nó là con đường đam mê và giải thoát, và dẫn chúng ta đến hòa bình.
Giáo hội Công giáo, đã có mặt trên đất nước này qua nhiều thế kỷ và đã giữ một nét đặc thù riêng biệt của nó trong sự cam kết thăng tiến con người và trong những công việc bác ái, chia sẻ niềm vui và những quan tâm của người dân Georgia, và quyết tâm đưa ra những đóng góp cho sự thịnh vượng và hòa bình của dân tộc, bằng sự hợp tác tích cực với các giới chức và xã hội dân sự. Lòng khát khao cháy bỏng của tôi là Giáo hội Công giáo có thể tiếp tục đưa ra sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của xã hội Georgia, nhờ vào chứng tá chung của truyền thống Ki-tô giáo kết hiệp chúng ta, sự cam kết của giáo hội với những người thiếu thốn nhất, và sự đối thoại được đổi mới và được củng cố với Giáo hội Chính thống Georgia và những cộng đồng tôn giáo khác trong nước. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Georgia và ban cho đất nước hòa bình và thịnh vượng.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Georgia và ban cho đất nước được nền hòa bình và thịnh vượng!
[Văn bản chính: Tiếng Ý] [Bản dịch do Vatican cung cấp]




[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/10/2016]



Đức Thánh Cha dâng Lễ tại thủ đô Georgia

Đức Thánh Cha dâng Lễ tại thủ đô Georgia

Pope Francis spreads incense on the altar as he celebrates a Mass in Tbilisi's stadium, Georgia, Saturday, Oct. 1, 2016. - AP
Đức Thánh Cha xông hương bàn thờ khi ngài dâng Lễ trong sân vận động của Tbilisi, Georgia, Thứ Bảy 1 tháng 10, 2016. - AP
01/10/2016 08:33
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha đánh dấu bắt đầu của ngày thứ hai ở Georgia bằng Thánh Lễ dâng tại Sân vận động Mikheil Meskhi trong thủ đô Tbilisi của quốc gia.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói đến tầm quan trọng của phụ nữ, trích từ các bài viết của Thánh Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su, ngày lễ kính vào 1 tháng 10.
Ngài cũng nói đến sứ vụ “cấp thiết” là đem đến và đón nhận sự ủi an của Thiên Chúa. Ngài nói, Giáo hội là một “ngôi nhà an ủi.”
Xin đọc Bản dịch tiếng Anh chính thức bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh lễ tại Tbilisi, Georgia, dưới đây.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico
Thánh Lễ, Tbilisi, Sân vận động Mikheil Meskhi
1 thánh 10, 2016
Giữa nhiều kho báu của đất nước tráng lệ này, một kho báu nổi bật lên là tầm quan trọng của phụ nữ. Như Thánh Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su mà chúng ta kính hôm nay, đã viết: “họ yêu Thiên Chúa với những con số lớn hơn nhiều so với nam giới” (Hồi ký, Bản viết tay A, VI). Tại đây trong đất nước Georgia có một con số rất nhiều các bà và các mẹ là những người liên tục bảo vệ và truyền lại đức tin đã được gieo vào vùng đất này bởi Thánh Nino; và họ mang nguồn nước mát trong của sự ủi an của Thiên Chúa tới vô vàn những hoàn cảnh khô khan và đối lập.
Điều này giúp chúng ta có thể biết trân trọng nét đẹp của thông điệp của Chúa trong bài đọc một: “Như mẹ hiền an ủi con thơ, ta sẽ an ủi các ngươi như vậy” (Is 66:13). Như người mẹ gánh lấy những gánh nặng và sự chán chường của những đứa con, thì Thiên Chúa chính Người cũng gánh lấy những tội lỗi và những khó khăn cho chúng ta. Người hiểu chúng ta và yêu chúng ta vô bờ, Người luôn quan tâm đến những lời nguyện xin của chúng ta và lau khô những giọt nước mắt của chúng ta. Khi Người nhìn đến chúng ta, Người luôn động lòng và trở nên dịu hiền, với một tình yêu từ sâu thẳm trái tim Người, vượt xa hơn bất kỳ tội lỗi nào chúng ta có thể vấp phạm, chúng ta luôn là con cái của Người; Người muốn ôm lấy chúng ta trong vòng tay, bảo vệ chúng ta, và giải thoát chúng ta khỏi mọi hiểm nguy và tội lỗi. Hãy để những lời này của Thiên Chúa vang lên trong con tim của chúng ta: “Như mẹ hiền an ủi con thơ, ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.”
Sự an ủi chúng ta cần, giữa những xáo động mà chúng ta phải trải qua trong cuộc sống, chính là sự hiện hữu của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta. Sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta là nguồn an ủi thực sự, sự an ủi cư ngụ trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, mang lại sự an bình và tăng thêm niềm vui. Vì lý do này, nếu chúng ta muốn trải nghiệm sự an ủi của Người, chúng ta phải mở đường để Thiên Chúa đi vào đời sống của chúng ta. Và để cho Thiên Chúa vẫn tiếp tục ở lại trong ta, chúng ta phải mở rộng cửa tâm hồn đón Ngài và đừng để Ngài phải đứng ở ngoài. Có những cánh cửa an ủi phải luôn luôn được mở, vì Đức Giê-su rất thích đi qua những cánh cửa đó: Tin mừng mà chúng ta đọc mỗi ngày và mang theo bên mình, lời nguyện cầu kính yêu trong thinh lặng của chúng ta, Bí tích Hòa giải, Bí tích Thánh thể. Thiên Chúa đi vào qua những cánh cửa này và tặng ban hương vị mới cho thực tại. Nhưng nếu cánh cửa tâm hồn của chúng ta khép lại, ánh sáng của Người không thể đi vào và mọi sự trở nên tối tăm. Và rồi chúng ta quen dần với tính yếm thế, mà đây là thái độ không đúng, với những thực tại không bao giờ thay đổi được. Chúng ta sẽ bước đến hậu quả là ngập chìm trong nỗi buồn riêng của chúng ta, trong những hố sâu của sự thống khổ, cô đơn. Ngược lại, nếu chúng ta mở rộng cánh cửa ủi an, thì ánh sáng của Thiên Chúa sẽ đi vào!
Tuy nhiên Thiên Chúa không an ủi chỉ riêng tâm hồn chúng ta; qua ngôn sứ I-sai-a Người nói rằng: “Tại Giê-ru-sa-lem các ngươi sẽ được an ủi vỗ về (66:13). Tại Giê-ru-sa-lem, nghĩa là trong thành trì của Thiên Chúa, trong cộng đoàn: khi chúng ta được liên kết trong tình hiệp nhất thì sự an ủi của Thiên Chúa sẽ hoạt động trong chúng ta, Giáo hội là ngôi nhà an ủi: tại đây Thiên Chúa ước mong ủi an chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi mình: Tôi là người trong Giáo hội, tôi có đem theo sự ủi an của Thiên Chúa? Tôi có biết cách chào đón người khác như là những vị khách và an ủi những ai mà tôi thấy họ đang chán nản và thất vọng? Ngay cả khi phải chịu đựng những hoạn nạn và hắt hủi, một người Ki-tô hữu luôn luôn được kêu gọi để đem lại hy vọng cho tâm hồn của những người đã buông xuôi, để động viên những tâm hồn gục ngã, để đem lại ánh sáng của Chúa Giê-su, hơi ấm của sự hiện hữu của Ngài và sự tha thứ của Ngài để phục hồi chúng ta. Không biết bao nhiêu người phải chịu những thử thách và bất công, và sống trong lo âu. Tâm hồn chúng ta cần được xức dầu với sự an ủi của Thiên Chúa, sự an ủi này không có nghĩa là lấy đi những khốn khó của chúng ta, nhưng là ban cho chúng ta sức mạnh để yêu, để chịu đựng nỗi đau trong an bình.  Đón nhận và mang theo sự an ủi của Thiên Chúa: sứ mạng này của Giáo hội là khẩn thiết. Anh chị em thân mến, xin chúng ta hãy ghi lấy tiếng gọi này: đừng chôn vùi chúng ta vào trong những điều sai quấy bao quanh chúng ta, hoặc sầu não bởi thiếu sự đồng cảm giữa chúng ta. Thật không tốt đẹp nếu chúng ta trở nên quen với một “môi trường cộng đoàn nhỏ xíu” khép kín; nhưng vô cùng tuyệt vời khi chúng ta biết chia sẻ những chân trời rộng lớn của sự hy vọng, có dũng khí để mở cửa tâm hồn một cách khiêm nhường và vượt ra ngoài con người chúng ta.
Tuy nhiên, có một điều kiện cơ bản khi đón nhận sự an ủi của Thiên Chúa, và Lời Người hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến điều này: hãy trở nên bé nhỏ như những trẻ thơ (Mt 18:3-4), hãy nên “như trẻ thơ  nép mình vào lòng mẹ” (Tv 130:2). Để đón nhận tình yêu của Thiên Chúa chúng ta cần có sự bé nhỏ này cho tâm hồn; chỉ những trẻ thơ mới được ôm ẵm trong vòng tay của mẹ.
Bất cứ ai trở nên bé nhỏ như trẻ thơ, Đức Giê-su nói với chúng ta, “người ấy sẽ là người lớn nhất nước trời” (Mt 18:4). Sự vĩ đại thực sự của con người có trong cách người ấy biết làm cho mình bé nhỏ trước Thiên Chúa. Vì không thể biết được Thiên Chúa bằng những ý tưởng to lớn và những nghiên cứu rộng khắp, nhưng bằng sự bé nhỏ của một trái tim khiêm nhường và tín thác. Để trở nên lớn lao trước Đấng Tối Cao không cần phải có sự tích lũy của danh giá và uy thế hay những tài sản và sự thành công của trần thế, nhưng là trở nên hoàn toàn nhỏ bé đơn sơ. Một đứa trẻ chẳng có gì để cho đi nhưng lại có mọi thứ để nhận lãnh. Một đứa trẻ rất mong manh, và phải lệ thuộc vào cha và mẹ. Người trở nên nhỏ bé như trẻ thơ thì nghèo với chính bản thân nhưng lại rất giàu có trước mặt Thiên Chúa.
Những trẻ em, chúng chẳng gặp rắc rối gì trong sự hiểu biết Thiên Chúa, chúng có rất nhiều điều để dạy chúng ta: chúng bảo chúng ta rằng Người hoàn tất những điều vĩ đại nơi những người không tạo nên bất kỳ một chướng ngại nào trước mặt Người, những người đơn sơ và chân thành, không mang hai bộ mặt. Tin mừng cho chúng ta thấy cách những kỳ công vĩ đại được hoàn thiện từ những điều nhỏ bé: một vài ổ bánh và hai con cá (Mt 14:15-20), một hạt cải bé nhỏ (Mc 4:30-32), một hạt lúa chết đi trong lòng đất (Gn 12:24), một chén nước nhỏ (Mt 10:42), với hai đồng xu của một bà góa nghèo (Lc 21:1-4), với sự khiêm hạ của Maria, người tôi tớ của Thiên Chúa (Lc 1:46-55).
Đây là sự vĩ đại đầy ngạc nhiên của Thiên Chúa, của một Thiên Chúa Đấng luôn làm những điều thật diệu kỳ và Người yêu những điều gây ngạc nhiên: chúng ta hãy luôn giữ lòng khao khát muốn tìm đến và tín thác vào những sự kỳ diệu của Thiên Chúa! Nó sẽ giúp chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta vẫn mãi là con cái của Người: không phải là những ông chủ của sự sống của chúng ta, nhưng là những đứa con của một Cha; không phải là những con người tự mãn và tự tách mình ra, nhưng là những đứa con luôn cần được nâng lên và được ẵm bồng, luôn cần sự yêu thương và tha thứ. Thật phúc thay những cộng đoàn Ki-tô hữu biết sống tinh thần đơn sơ của tin mừng đích thực này! Nghèo về tiền bạc của cải, họ lại giàu có trước Thiên Chúa. Phúc thay những Mục tử không chạy theo chuỗi thành công trần thế, nhưng đi theo luật yêu thương: chào đón, lắng nghe, phục vụ. Phúc cho Giáo hội không đặt mình vào những tiêu chuẩn của thuyết chức năng và năng lực tổ chức, cũng không lo lắng về khuôn mặt của mình. Đoàn chiên bé nhỏ và yêu quý của Georgia, những con người gắn mình vào những công việc từ thiện và giáo dục, đón nhận được sự động viên của vị Mục tử Nhân lành, Đấng mà anh chị em phó thác vào Ngài và Ngài sẽ mang anh chị em trên vai và an ủi anh chị em.
Cha muốn tóm tắt lại những suy tư này bằng những câu nói của Thánh Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thánh nữ đã thể hiện “con đường bé nhỏ” trước Thiên Chúa, “niềm tin tuyệt đối không hề sợ hãi của một trẻ thơ ngủ trong vòng tay ẵm bồng của Cha,” vì “Giê-su không đòi hỏi những hành động vĩ đại nơi chúng ta, nhưng chỉ là sự đầu hàng và tri ân” (Hồi ký, Bản viết tay B). Tuy nhiên, thật không may, như Thánh nhân viết lúc đó, và vẫn còn đúng cho đến hôm nay, Thiên Chúa chỉ tìm thấy “ít tâm hồn chịu đầu hàng trước Ngài mà không e dè tính toán, ít tâm hồn hiểu được sự nhân hậu của tình yêu vô biên của Ngài” (ibid). Quả thật, vị Thánh trẻ và là Tiến sĩ Hội thánh là một chuyên gia về “khoa học tình yêu” (ibid), và dạy chúng ta rằng “đức ái hoàn hảo phải gồm có sự chịu đựng lỗi lầm của nhau, không ngạc nhiên trước sự yếu đuối của người khác, được khai trí để nhìn thấy những hành động đức hạnh nhỏ nhất mà họ thực hành”; thánh nữ cũng nhắc nhở rằng “đức ái không thể nằm giấu kín trong tâm hồn” (Hồi ký, Bản viết tay C). Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau khẩn xin ân sủng có một tâm hồn đơn sơ, một tâm hồn biết vững tin và sống trong sức mạnh dịu dàng của tình yêu; hãy cầu xin để chúng ta sống trong niềm tín thác bình an và tuyệt đối vào lòng thương xót của Chúa.
 
Lời cuối Lễ của Đức Thánh Cha Phanxico:
Tôi xin tri ân Đức ông Pasotto vì những lời rất đẹp của Đức ông thay mặt cho các cộng đoàn theo nghi lễ La-tinh, Armenia và Syro-Chaldean. Tôi xin chào Đức Thượng phụ Sako và các Đức Giám mục Can-đê, Đức ông Minassian và các vị từ Armenia lân cận, và tất cả anh chị em, những tín hữu yêu thương từ nhiều vùng khác nhau của Georgia. Tôi xin cảm ơn các giới chức, những người bạn thân yêu của Giáo hội Tông truyền và của các cộng đoàn Ki-tô hữu đang hiện diện tại đây, và đặc biệt tôi xin cảm ơn những vị đại diện của Giáo hội Chính thống Georgia, các vị làm chúng tôi vinh dự bằng sự hiện diện của các vị. Tôi xin tất cả quý vị hãy cầu nguyện cho tôi, tôi xin luôn nhớ đến quý vị trong lời cầu nguyện của tôi, và với toàn thể anh chị em tôi xin bày tỏ lòng tri ân cảm tạ: Didi madloba! [xin cảm ơn rất nhiều!]

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/10/2016]