Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Trong ngày lễ Bổn mạng của ngài, Đức Thánh Cha có cuộc viếng thăm riêng gây sửng sốt đến những nạn nhân động đất

Trong ngày lễ Bổn mạng của ngài, Đức Thánh Cha có cuộc viếng thăm riêng gây sửng sốt đến những nạn nhân động đất

Như ngài nói hôm Chủ nhật trên chuyến bay về từ Caucasus, ngài muốn làm chuyến thăm “một mình, như là một linh mục, một giám mục, và một giáo hoàng”
4 tháng 10, 2016
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Lúc 9:10 sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm người dân ở Amatrice, thành phố bị tàn phá hoang tàn bởi trận động đất ngày 24 tháng 8. Cùng đi theo có Đức Giám mục Đa-minh Pompili, Giám mục giáo phận Rieti, Đức Thánh Cha đến thăm trường học và sau đó là “khu vực đỏ”của vùng này đã bị cách ly vì những lý do an toàn.
Chủ nhật vừa qua trên chuyến họp báo trên máy bay từ Baku trở về Roma, Đức Thánh Cha nói rằng ngài muốn làm chuyến thăm này “một cách riêng tư, một mình, như là một linh mục, một giám mục và giáo hoàng. Nhưng chỉ một mình. Tôi muốn tự mình làm việc này và tôi muốn gần gũi với mọi người.”
Pope Francis. Earthquake victims.

Một lần nữa trong chia sẻ của ngài ngày 28 tháng 8, Đức Thánh Cha bày tỏ “sự gần gũi tinh thần với những người dân vùng Latium, Marches và Umbria, đã bị động đất tấn công nặng nề nhất trong những ngày qua. Cha nghĩ đặc biệt đến người dân vùng Amatrice, Accumoli, Arquata del Tronto và Pescara và Norcia. Một lần nữa cha nói với những người thân yêu này rằng Giáo hội chia sẻ những nỗi đau và những nỗi lo lắng của họ. Chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết và những người sống sót. [...] Anh chị em thân mến, cha muốn đến thăm anh chị em càng sớm càng tốt, để mang đến cho anh chị em sự an ủi của đức tin, đem đến vòng tay ôm của tình cha và tình anh em và điểm tựa cho sự hy vọng của Đức Ki-tô.”
Trong suốt chuyến thăm, Đức Thánh Cha Phanxico nói với cư dân vùng Amatrice rằng, “Cha đã suy nghĩ rất lâu và rất nhiều trong những ngày đầu tiên của những nỗi đau này và sự viếng thăm của cha lúc đó, có thể, là một sự cản trở hơn là một sự giúp đỡ, một lời chào thăm. Cha không muốn gây rắc rối nên để một ít thời gian trôi qua, để một vài việc có thể được giải quyết, như trường học. Nhưng ngay từ giây phút đầu tiên, cha cảm thấy rằng cha cần phải đến với anh chị em! Đơn giản để bày tỏ sự gần gũi của cha với anh chị em, không còn gì ngoài điều đó. Và cha cầu nguyện, cha cầu nguyện cho anh chị em! Tình hiệp thông và cầu nguyện: đây là những gì cha có thể gửi đến anh chị em. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em; nguyện xin Đức Mẹ bảo trợ anh chị em trong giây phút đau buồn và thử thách này.”
Sau khi ban phép lành cho họ, ngài nói, “Chúng ta hãy tiến tới; luôn luôn có một tương lai. Có nhiều người thân yêu của chúng ta đã rời bỏ chúng ta, những người đã nằm dưới những đống đổ nát này. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ cho họ; chúng ta hãy cùng cầu nguyện với  nhau. Hãy luôn hướng về phía trước. Can đảm, và giúp đỡ nhau. Một người có thể bước đi tốt hơn cùng với người khác, một mình sẽ chẳng đi đến đâu. Hãy tiến tới! Xin cảm ơn.”
Sau đó Đức Thánh Cha đến trung tâm bị tàn phá nặng nề của Amatrice có ông thị trưởng Sergio Pirozzi đi theo. Tại đó ngài dừng lại nhiều phút đồng hồ để cầu nguyện.
Gần 4.000 người đang sống trong các lều bạt gần Amatrice sau khi nhà của họ bị tàn phá trong trận động đất 6.0 độ. Sau đó, Đức Thánh Cha dừng chân tại ‘Trung tâm Hỗ trợ sự sống Thánh Raphael Borbona’ ở Rieti khi trên đường tới vùng Accumoli và Arquata del Tronto lân cận để cũng mang thông điệp hy vọng và hiệp nhất của ngài đến cho họ.
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Đức Thánh Cha dừng chân gần 2 giờ đồng hồ với người già ở Borbona, dừng chân ngắn tại Trại chỉ huy của Đội cứu hỏa ở  Cittareale – trạm chính cho khu động đất. Sau đó ngài đi Accumoli, một trong những thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất, tại đây ngài chào thăm nhiều người trong đó có ông thị trưởng, ở Piazza San Francesco và cầu nguyện trước Nhà thờ Thánh Phanxico đã bị động đất tàn phá.
Từ đó ngài đi đến Pescara del Tronto, dừng tại 3 điểm để chào những nhóm ít người. Ngay trước 2 giờ chiều, Đức Thánh Cha đến Arquata del Tronto.
Trong chuyến thăm đến Pescara Del Tronto và Arquata del Tronto, Đức Thánh Cha được tháp tùng bởi Đức Giám mục Giovanni D’Ercole, giám mục giáo phận Ascoli Piceno. Tại Arquata del Tronto, Đức Thánh Cha chào hỏi hơn 100 người, nói một vài lời với họ và cầu nguyện với họ. Ngài cũng đến thăm ngôi trường dựng tạm được dựng lên trong thành phố lều bạt.
“Xin chào tất cả anh chị em,” ngài nói. “Cha rất muốn được gần gũi với anh chị em ngay lúc này và nói với anh chị em rằng anh chị em đang ở trong tim của cha và cha biết, cha biết sự đau khổ của anh chị em và sự thống khổ của anh chị em, và cha cũng biết về những người đã chết của anh chị em, và cha luôn cùng với anh chị em, và vì vậy cha muốn ở đây hôm nay.
“Bây giờ chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban phúc lành cho anh chị em và cầu nguyện cho những người thân yêu của anh chị em đã từng ở đây … và đã lên thiên đàng. Ave Maria … [Ban phép lành]
“Và hãy can đảm, luôn tiến lên phía trước, luôn tiến lên trước. Thời gian sẽ thay đổi và anh chị em sẽ có thể tiến lên phía trước. Cha luôn gần gũi với anh chị em, cha ở cùng anh chị em.”
Cuối cùng ngài đến thăm San Pellegrino di Norcia ở Umbria.  Ngài được tháp tùng bởi Đức Tổng giám mục Renato Boccardo, giáo phận Spoleto-Norcia. Đức Thánh Cha cầu nguyện trong khu vực đỏ phía trước nhà thờ Thánh Pellegrino đã bị tàn phá nặng nề. Sau đó ngài chào hỏi những người đang đứng chờ ngài ở phía ngoài và dùng loa của cảnh sát, ngài có những lời này với họ: “Cha xin chào tất cả anh chị em. Cha đã rất gần gũi với anh chị em và trong giây phút đau buồn này cha cảm thấy thật gần và cha cầu nguyện cho anh chị em và nguyện xin Thiên Chúa ban cho anh chị em sức mạnh để tiến tới. Và bây giờ cha mời tất cả anh chị em đọc kinh Kính mừng.”
Đức Phanxico sau đó trở về Roma.
Pope Francis. Children. Earthquake Victims

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/10/2016]



Toàn văn: họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha Phanxico từ Azerbaijan

Toàn văn: họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha Phanxico từ Azerbaijan


(Phần 1)

Pope Francis speaks to journalists aboard the papal plane during the flight from Baku to Rome, Oct. 2, 2016. Credit: Alan Holdren/CNA.

Đức Thánh Cha Phanxico nói chuyện với các nhà báo trên máy bay giáo hoàng trong suốt chuyến bay từ Baku về Roma, 2 tháng 10, 2016. Credit: Alan Holdren/CNA.


Trên máy bay giáo hoàng, 2 tháng 10, 2016 / 06:08 pm (CNA/EWTN News).- Trong suốt chuyến bay từ Baki, Azerbaijan về Roma hôm Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxico đã có cuộc họp báo với các ký giả có mặt trên máy bay giáo hoàng. Ngài phản ánh về chuyến đi đến Georgia và Azerbaijan, hôn nhân và ly dị, và đồng tính và xác định giới tính.
Ngài cũng nói về mật hội hồng y, giải Nobel Hòa bình, và Thánh Gioan Phaolo II.
Dưới đây là toàn văn họp báo, bản dịch của Catholic News Agency (Thông tấn Công giáo):
Đức Thánh Cha Phanxico: Xin chào quý vị và cảm ơn rất nhiều về công việc và sự giúp đỡ của quý vị. Đúng thật, nó là chuyến đi ngắn, có 3 ngày, nhưng quý vị có nhiều việc để làm. Tôi xin sẵn sàng trả lời quý vị và tôi xin cảm rất nhiều vì công việc, và muốn biết không biết quý vị thích gì.
Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh: Xin cảm ơn Đức Thánh Cha. Câu hỏi đầu tiên xin dành cho Georgia, người thực hiện chương trình truyền hình Ketevan Kardava.
Ketevan Kardava, Phát thanh viên Cộng hòa Georgia: Xin cảm ơn rất nhiều. Xin tạ ơn Đức Thánh Cha về chuyến đi đầu tiên của cha đến Georgia. Đối với con thật rất quan trọng phải tường thuật về chuyến đi này và dõi theo chuyến thăm của cha đến đất nước của con. Tất cả mọi công dân của Georgia rất xúc động vì bài diễn từ của cha, và đặc biệt là tấm ảnh chụp của cha với Đức Đại thượng phụ Georgia đã được chia sẻ cả hàng ngàn hàng ngàn lần trên truyền thông xã hội. Đó là một chuyến đi đầy phấn khởi cho cộng đoàn Công giáo rất bé nhỏ của chúng con. Sau buổi gặp gỡ của cha với Đức Đại Thượng phụ, cha thấy có đất cho sự hợp tác trong tương lai và đối thoại xây dựng giữa cha và Giáo hội Chính thống về giáo lý không? Cha đã nói với chúng con rằng chúng ta có nhiều cái chung, và rằng những gì kết hiệp chúng ta thì nhiều hơn những gì chia rẽ chúng ta. Xin cảm ơn cha rất nhiều, con đang chờ câu trả lời của cha.
ĐTC Phanxico: Tôi có hai ngạc nhiên ở Georgia. Một, Georgia: Tôi chưa bao giờ hình dung có quá nhiều văn hóa, quá nhiều đức tin, quá nhiều Ki-tô giáo như vậy … Đó là một dân tộc đầy lòng tin tưởng và là một nền văn hóa Ki-tô giáo cổ xưa! Một dân tộc với rất nhiều vị tử đạo. Tôi khám phá ra được điều tôi không hề biết: chiều sâu đức tin của người Georgia. Ngạc nhiên thứ hai là đức Thượng phụ:  ngài là người của Thiên Chúa. Ngài đã làm tôi xúc động. Tôi rất nhiều lần trở về lòng đầy tâm trạng và xúc động với cảm giác  rằng tôi đã tìm được một con người của Thiên Chúa, thực sự là một người của Chúa. Và về những điều làm kết hiệp chúng tôi và chia cách chúng tôi, tôi xin nói: đừng bắt chúng tôi phải thảo luận những vấn đề giáo lý, hãy để việc đó cho các nhà thần học. Họ biết rõ hơn chúng tôi. Họ thảo luận, và nếu họ giỏi, và chắc chắn họ giỏi, họ có thiện chí, các nhà thần học bên này và bên kia, (nhưng) người ta phải làm gì? Hãy cầu nguyện cho nhau, điều này rất quan trọng: cầu nguyện. Và điều thứ hai: hãy chung tay trong nhiều việc. Vấn đề người nghèo thì sao? Chúng ta hãy cùng nhau làm việc với người nghèo. Có vấn đề này vấn đề kia: chúng ta có thể làm việc chung với nhau, chúng ta hãy chung tay làm. Còn những người nhập cư? Chúng ta hãy làm việc chung với nhau … Chúng ta hãy làm điều tốt đẹp cho người khác, chung tay cùng nhau. Chúng ta có thể làm được điều này và đây là con đường thống nhất. Không phải chỉ có con đường giáo lý, nó là điều cuối cùng, nó phải đến sau cùng. Nhưng chúng ta hãy bước đi cùng nhau. Và với thiện chí chúng ta có thể làm được nó, chúng ta PHẢI làm được. Ngày nay sự thống nhất phải được thực hiện qua cách cùng đồng hành, cầu nguyện cho nhau, và rồi các nhà thần học sẽ tiếp tục nói chuyện với nhau, học hỏi lẫn nhau … Tôi không biết nữa … Nhưng Georgia rất tuyệt vời, đó là một vùng đất trước đây tôi không nghĩ đến, một dân tộc Ki-tô giáo, nhưng trong nghị lực!
Tassilo Forchheimer, ARD/BR-Radio, phóng viên Đức: Thưa Đức Thánh Cha, sau khi nói chuyện với tất cả những người có thể thay đổi lịch sử kinh hoàng của Azerbaijan, cần có điều gì xảy ra giữa Armenia và Azerbaijan, cần có điều gì xảy ra để có được nền hòa bình dài lâu bảo vệ được nhân quyền? Các vấn đề ở đây là gì và Đức Thánh Cha có thể có vai trò nào trong việc này?
ĐTC Phanxico: Trong hai bài diễn văn tôi đã hai lần nói đến chuyện này. Trong bài cuối cùng tôi nói đến vai trò của các tôn giáo trong việc hỗ trợ vào việc này. Tôi tin rằng con đường duy nhất là đối thoại, một đối thoại chân tình và không có điều gì được cất giấu dưới bàn. Chân tình và trực tiếp gặp gỡ. Đàm phán chân tình. Và nếu anh không làm được điều này, nhưng có đủ can đảm để ra tòa án quốc tế, hãy đến The Hague, chẳng hạn vậy, và đưa vấn đề ra trọng tài quốc tế. Tôi không nhìn thấy một cách nào khác nữa cả! Cách khác chỉ là chiến tranh, và chiến tranh thì luôn tàn phá; với chiến tranh là mất tất cả. Người Ki-tô hữu phải cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình, vì những trái tim này … con đường này của hòa bình, đàm phán hoặc ra tòa án quốc tế, nhưng họ không thể để những vấn đề như vầy. Hãy thử nghĩ 3 quốc gia vùng Caucasus có vấn đề: Georgia cũng có vấn đề với Nga, tôi không biết nhiều, nhưng nó còn lớn hơn nữa … nhưng nó là vấn đề có thể lớn lên, nó là vấn đề ngấm ngầm. Và Armenia là một quốc gia với các biên giới mở, nó gặp các vấn đề với Azerbaijan và nên ra tòa án quốc tế nếu đối thoại và đàm phán không đi tới đâu. Không còn con đường nào khác. Và cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình.
Maria Elena Ribezzo, La Press, Phóng viên Thụy sĩ: xin chào Đức Thánh Cha. Hôm qua cha có nói đến một ‘chiến tranh thế giới’ chống lại hôn nhân và trong cuộc chiến này cha dùng những từ ngữ rất mạnh chống lại ly dị, cha nói nó làm ô uế hình ảnh Thiên Chúa, trong khi mấy tháng trước trong thượng hội đồng có ý kiến nói về việc chào đón những người ly dị. Con muốn biết liệu những bước tiến này có thuyết phục không và bằng cách nào.
ĐTC Phanxico: Vâng. Mọi điều tôi nói hôm qua, bằng ngôn ngữ khác, vì hôm qua tôi nói bộc phát và có hơi gắt, tất cả đều trong Tông huấn Amoris laetitia (Niềm vui yêu thương), mọi thứ! Khi nói đến hôn nhân như là sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ như Thiên Chúa đã tạo dựng, như là hình ảnh của Thiên Chúa là một người nam và một người nữ, hình ảnh của Thiên Chúa không phải là một người nam, đó là một người nam và nữ với nhau. Họ trở nên một xương thịt khi họ kết hiệp với nhau trong hôn nhân: đây là chân lý. Sự thật là những xung khắc văn hóa này và rất nhiều vấn đề khác không được dàn xếp tốt đẹp và rồi những triết lý ngày nay: Tôi làm việc này và khi nào tôi mệt tôi làm việc khác, và rồi tôi làm việc thứ ba, rồi thứ tư, và đây là ‘cuộc chiến thế giới’, như anh đã nói, chống lại hôn nhân. Chúng ta phải cẩn thận không để những tư tưởng này đi vào. Nhưng trước hết hôn nhân là hình ảnh của Thiên Chúa, người nam và người nữ, một xương thịt. Khi anh phá hủy điều đó, anh làm ô uế hoặc làm mất đi hình ảnh của Thiên Chúa. Và trong Amoris laetitia có nói về cách đối mặt với những trường hợp này, cách xử lý những vết thương gia đình, và lòng thương xót đi vào nơi đó. Có một lời nguyện rất đẹp của Giáo hội mà chúng ta cầu trong tuần trước. Câu cầu nguyện  như vầy: Thiên Chúa Người đã tạo dựng nên thế giới này quá phi thường và Người còn phi thường hơn nữa khi khi tái tạo lại nó (nói cách khác là, với sự cứu độ, với lòng thương xót). Hôn nhân bị thương tổn, những cặp vợ chồng bị thương tổn, phải cần lòng thương xót. Nguyên tắc là vậy, nhưng những sự yếu đuối của con người vẫn còn đó, tội lỗi vẫn còn đó, và sự yếu đuối không bao giờ nói lời sau cùng, tội lỗi không nói lời sau cùng. Chỉ lòng thương xót mới nói lời sau cùng. Tôi muốn nói như vậy, tôi không biết tôi có nói với anh chị em chưa, vì tôi lặp đi lặp lại nó quá nhiều … trong nhà nguyện Santa Maria Maddalena - tôi đã nói với anh chưa nhỉ? - Có một tấm ảnh vẽ rất đẹp, nó của thế kỷ 13 hay hơn kém gì đó. Những tấm ảnh vẽ thời trung cổ là các bài giáo lý bằng hình. Và trong một phần của tấm hình có Giu-đa treo cổ với cái lưỡi lè ra và đôi mắt lồi ra, và ở phía bên kia của tấm hình có Chúa Giê-su vị Mục tử Nhân lành đang vác Giu-đa đi với Ngài. Và nếu anh nhìn gần hơn khuôn mặt của Chúa Giê-su, đôi môi của Chúa Giê-su buồn ở một bên, nhưng một mé kia là mỉm cười thấu hiểu. Lúc đó họ đã hiểu lòng thương xót là gì … với Giu-đa! Về vấn đề này Amoris laetitia nói đến hôn nhân, nền tảng của hôn nhân, như lúc ban đầu … nhưng rồi những trục trặc xảy ra. Làm sao để giáo dục những đứa con … và trong Chương Tám, khi các vấn đề xảy  đến, anh giải quyết nó làm sao bây giờ? Hãy giải quyết nó theo bốn tiêu chuẩn: chào đón những gia đình bị tổn thương, hỗ trợ, phân biệt từng trường hợp và hòa hợp lại. Việc này có thể làm liền, trong sự tái tạo kỳ diệu này mà Thiên Chúa đã làm với ơn cứu độ. Và nếu anh chỉ lấy có một phần nó sẽ không ra vấn đề! Amoris laetitia - ý tôi muốn nói - tất cả đều dồn vào Chương Tám? Không, không … anh phải đọc từ đầu đến cuối. Và trọng tâm của nó ở đâu? Nó tùy mỗi người. Đối với tôi, cốt lõi của Amoris laetitia là Chương Bốn, phục vụ suốt đời, nhưng anh phải đọc hết nó và đọc lại toàn bộ một lần nữa và thảo luận xuyên suốt. Tất cả là một tập hợp. Nhưng rồi có tội lỗi, có tan vỡ, nhưng cũng có lòng thương xót, cứu độ và chăm sóc. Tôi giải thích rõ rồi chứ?
Josh McElwee, phóng viên National Catholic: Xin cảm ơn Đức Thánh Cha. Cũng trong bài diễn từ hôm qua ở Georgia, cha có nói đến học thuyết giới tính, cũng như ở nhiều quốc gia khác, cha nói rằng nó là một kẻ thù lớn và là một mối đe dọa chống lại hôn nhân. Nhưng, con muốn hỏi cha, cha sẽ nói thế nào với một ai đó đã phải chiến đấu với giới tính của họ trong nhiều năm và cảm thấy rằng thực sự có vấn đề về sinh lý, rằng vẻ ngoài của người đó không hợp với những gì người đó cảm thấy là giới tính thật của họ. Cha là một chủ chăn và thừa tác viên, cha giúp đỡ những người này như thế nào?
ĐTC Phanxico: Trước hết, trong đời làm linh mục và giám mục của tôi, thậm chí là giáo hoàng, tôi đã giúp đỡ những người có khuynh hướng đồng tính, tôi cũng đã gặp những người đồng tính, giúp đỡ họ, đưa họ trở về gần với Chúa hơn. Là một môn đệ Chúa, và tôi không bao giờ bỏ rơi họ. Con người phải được trợ giúp như Chúa Giê-su trợ giúp họ, khi một người bị tình trạng như vầy đến trước Chúa Giê-su, Chúa Giê-su chắc chắn không bảo họ ‘đi đi vì ngươi là người đồng tính.’ Điều tôi muốn nói đó là sự gớm ghiếc của việc truyền bá học thuyết giới tính mà ngày nay người ta đang làm … một ông bố người Pháp kể cho tôi rằng ông ta đang nói chuyện với mấy đứa con ở bàn, ông ấy và vợ đều là người Công giáo, Công giáo ‘có hương hoa’ thôi, nhưng là Công giáo! Và ông ta hỏi đứa con trai 10 tuổi: ‘Con muốn là gì khi con lớn lên?’ - ‘là con gái.’ Ông bố mới phát hiện ra rằng ở trường người ta dạy con ông học thuyết giới tính, và điều này chống lại tính tự nhiên. Một bên là người có khuynh hướng này, có tình trạng này và thậm chí là thay đổi giới tính, nhưng bên kia là dạy điều này trong trường học để thay đổi trạng thái tâm lý. Đây là điều tôi gọi là thuộc địa hóa hệ tư tưởng. Năm ngoái tôi nhận được một lá thư từ một người nói tiếng Tây ban nha kể cho tôi câu chuyện của anh ta khi còn bé, một thanh niên, anh ta đã là một cô gái, một cô gái rất đau khổ vì anh ta cảm thấy mình như một đứa con trai, nhưng hình thể lại là con gái. Anh ta kể cho mẹ của anh và người mẹ … (cô gái) lúc đó khoảng 22 tuổi nói rằng cô muốn có sự can thiệp của phẫu thuật và mọi thứ khác. Và bà mẹ bảo đừng làm như vậy trong khi bà vẫn còn đang sống. Bà lúc đó đã già và một thời gian sau bà qua đời. Cô ta đi giải phẫu và là một nhân viên của một nhóm thừa tác vụ trong thành phố Tây ban nha. Vị giám mục đã giúp đỡ (người này) rất nhiều. Một vị giám mục tuyệt vời. Tôi đã có thời gian hỗ trợ người này. Rồi (anh thanh niên) này kết hôn, anh ta thay đổi giấy chứng minh, kết hôn và viết cho tôi một lá thư nói rằng đối với anh ta, anh ta cảm thấy được an ủi hơn với một người vợ, anh ta là người trước đây là nữ, nhưng bây giờ là nam! Tôi tiếp họ: họ hạnh phúc, và trong khu xóm nơi anh ta sống có một vị linh mục lớn tuổi, đang ở tuổi 80, một mục tử già đã nghỉ công tác xứ và giúp các nữ tu trong giáo xứ. Và có một linh mục mới. Vị linh mục mới có thể sẽ hét toáng trên hè đường: ‘Anh sẽ xuống hỏa ngục!’ Nhưng khi vị linh mục mới tình cờ gặp vị linh mục già, linh mục mới đến lại nói: ‘Con đã xưng tội được bao lâu rồi? Lại đây, lại đây, hãy xưng tội để con có thể rước lễ.’
Cuộc sống là cuộc sống và mọi việc phải được đón nhận như khi chúng đến. Tội là tội. Và những khuynh hướng hay sự mất cân bằng hormon có nhiều vấn đề và chúng ta phải cẩn thận không được nói rằng mọi cái đều giống nhau. Chúng ta cùng vào hội. Không, không được, nhưng trong mọi trường hợp tôi chấp nhận, tôi trợ giúp, tôi tìm hiểu, tôi phân biệt và tôi hòa nhập. Đây là điều Đức Giê-su sẽ làm ngày hôm nay! Xin đừng nói: ‘Đức Thánh Cha đã chấp nhận những người chuyển giới.’ Xin đừng! Vì tôi có nhìn thấy bìa của các tờ báo. Có gì còn nghi ngờ về điều tôi nói không? Tôi muốn thật rõ ràng! Nó là vấn đề luân lý. Nó là vấn đề của con người và nó phải được giải quyết, và luôn có thể với lòng thương xót của Chúa, với sự thật như chúng ta nói về trường hợp hôn nhân bằng cách đọc toàn bộ Tông huấn Amoris Laetitia, nhưng phải luôn với tâm hồn rộng mở. Và đừng quên rằng chương Vézelay, nó rất đẹp! Rất đẹp.

(Xin quý vị đọc tiếp phần 2 vào ngày mai.)

[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/10/2016]