Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico: người cao tuổi mang chứng tá chân lý trường tồn

Đức Thánh Cha Phanxico: người cao tuổi mang chứng tá chân lý trường tồn

Pope Francis arrives to meet an association of elderly workers during a special audience he granted them in the Pope Paul VI hall, at the Vatican, Saturday, Oct. 15, 2016 - AP
Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm hiệp hội công nhân cao tuổi trong một lần gặp gỡ đặc biệt ngài tiếp họ trong đại sảnh Phaolo VI tại Vatican, Thứ Bảy 15 tháng 10, 2016 - AP
15/10/2016 11:15
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã tiếp những người tham dự trong một buổi họp mặt những công dân cao tuổi và những người chăm sóc cho họ hôm thứ Bảy, trong bối cảnh lễ mừng Ngày Quốc gia của Ông Bà của Ý – Festa dei nonni – được đánh dấu hàng năm vào ngày 2 tháng 10, với các sự kiện kéo dài liên tục trong tháng.
Dưới đây, xin đọc bản dịch tiếng Anh của đài phát thanh Vatican bài chia sẻ của Đức Thánh Cha
************************************
Anh chị em thân mến,
Cha rất vui mừng được ở đây với ông bà để trải nghiệm ngày suy tư và cầu nguyện này, nằm trong bối cảnh của Ngày của Ông Bà. Cha xin chào thân ái tất cả từng ông bà, bắt đầu với các vị Chủ tịch của các Hiệp hội, cha xin cảm ơn những lời chào đón của các vị. Cha xin bày tỏ lòng cảm kích với tất cả những ông bà đã phải đối mặt với những khó khăn và cực nhọc để không bỏ lỡ sự kiện này; và đồng thời cha rất gần gũi với những ông bà cao tuổi, những người vì bệnh tật mà không thể ra khỏi nhà, nhưng họ vẫn hiệp nhất với chúng ta trong tinh thần.
Giáo hội tôn kính người cao tuổi với lòng quý mến, tri ân, và trọng kính. Họ là một phần vô cùng quan trọng của cộng đoàn Ki-tô hữu và của xã hội: đặc biệt họ đại diện cho nguồn cội và ký ức của một dân tộc. Ông bà là một sự hiện hữu quan trọng, vì kinh nghiệm của ông bà là một gia tài vô giá, và nó vô cùng quan trọng nếu chúng ta nhìn về tương lai với sự hy vọng và trách nhiệm. Sự trầm tĩnh và thông thái của anh chị em, được tích lũy qua năm tháng, có thể trợ giúp cho lớp người trẻ khi tìm kiếm con đường riêng cho họ, hỗ trợ họ trên con đường phát triển và mở rộng đến tương lại. Quả thật, người cao tuổi cho thấy rằng, thậm chí trong những cơn thử thách khó khăn nhất, chúng ta không bao giờ được mất sự tín thác vào Thiên Chúa và vào một tương lai tốt đẹp hơn. Họ giống như những cây tiếp tục trổ sinh hoa trái: cho dù dưới sự đè nặng của năm tháng, họ có thể cho sự cống hiến của họ cho một xã hội giàu có về những giá trị và cho sự xác quyết của văn hóa sự sống.
Không phải chỉ có một vài vị cao tuổi đã quảng đại cho đi thời gian và tài năng mà Thiên Chúa đã tặng ban cho họ để giúp đỡ và hỗ trợ tha nhân. Cha đang nghĩ đến không biết bao nhiêu người trong ông bà luôn sẵn sàng trong các giáo xứ cho sự phụ vụ giá trị đích thực: một số trongông bà cống hiến cho việc trang trí nhà của Chúa, nhiều vị khác là những người dạy giáo lý, những vị chuẩn bị nghi thức phụng vụ, và có những vị khác là chứng nhân cho đức bác ái. Và vai trò của họ trong gia đình là như thế nào? Không biết bao nhiêu ông bà đang chăm sóc cho những đứa cháu, đơn giản là để truyền cho con cái kinh nghiệm sống, những giá trị tinh thần và văn hóa của một cộng đồng và một dân tộc! Ở những quốc gia phải chịu sự bách hại tôn giáo dữ dội, ông bà là những người truyền lại đức tin cho những thế hệ trẻ, dẫn đưa con cái được thanh tẩy trong một bối cảnh đau khổ trong bí mật.
Trong một thế giới như vậy, trong đó sức mạnh và diện mạo thường được thần thoại hóa, sứ mạng của anh chị em là mang theo chứng tá của những giá trị đích thực quan trong và trường tồn vì chúng được khắc sâu trong tim của mỗi con người và được bảo đảm bởi Lời của Chúa. Là những người được gọi là “thời đại thứ ba”, ông bà, hay đúng hơn là chúng ta – vì cha cũng là một trong số họ – chúng ta được kêu gọi để làm việc cho sự phát triển của văn hóa sự sống, làm chứng tá rằng mọi giai đoạn cuộc sống đều là một quà tặng của Thiên Chúa và mang nét đẹp riêng và tầm quan trọng riêng của nó, cho dù có dấu ấn của sự mỏng giòn.
Mặc dù có rất nhiều vị cao tuổi, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, tiếp tục phục vụ tha nhân, nhưng vẫn còn rất nhiều vị đang sống với bệnh tật và những khiếm khuyết về thể lý, và cần sự trợ giúp. Hôm nay cha xin tạ ơn Chúa vì có rất nhiều người và tổ chức tận hiến lo liệu sự phục vụ thường nhật cho người cao tuổi, thúc đẩy những bối cảnh nhân văn xứng hợp, trong đó mọi người có thể sống đúng với phẩm giá tại giai đoạn quan trọng này của cuộc đời. Những tổ chức nuôi dưỡng người cao tuổi được kêu gọi để trở thành những nơi của lòng nhân đạo và của sự quan tâm yêu thương, nơi những người yếu đuối nhất không bị quên lãng cũng không bị từ bỏ, nhưng được thăm viếng, được nhớ đến, và được chăm sóc như những người anh em chị em. Đây là cách diễn tả duy nhất lòng biết ơn dành cho những người đã trao tặng quá nhiều cho các cộng đoàn và là sự bảo tồn của những cội người của nó.
Vẫn còn nhiều điều mà các tổ chức và cấu trúc xã hội có thể làm để giúp người cao tuổi cống hiến hết khả năng của họ, để tạo điều kiện cho những đóng góp tích cực của họ, đặc biệt để bảo đảm rằng nhân phẩm của họ luôn được tôn trọng và được đánh giá đúng. Để làm được điều này chúng ta phải chống lại văn hóa loại trừ nguy hiểm gạt những người cao tuổi ra ngoài lề xã hội, xem họ như không còn hữu ích. Những người chịu trách nhiệm cho thịnh vượng chung, những nhà lãnh đạo văn hóa, giáo dục và tôn giáo, cũng như tất cả những người thiện chí, được kêu gọi để cam kết xây dựng một xã hội ngày càng biết chào đón nhiều hơn và bao dung tất cả. Một điều cũng rất quan trọng là thúc đẩy mối dây ràng buộc giữa các thế hệ. Tương lai của một dân tộc đòi hỏi có sự gặp gỡ giữa lớp trẻ và lớp già: người trẻ là sức sống của một dân tộc “đang tiến bước” và người cao tuổi củng cố cho sức sống này bằng ký ức và sự khôn ngoan.
Ông bà nội ngoại thân mến, xin cảm ơn ông bà về những mẫu gương yêu thương, cống hiến và khôn ngoan. Hãy tiếp tục với lòng can đảm mang chứng tá cho những giá trị này! Xin đừng để những nụ cười và ánh sáng rạng ngời của đôi mắt của ông bà thiếu vắng trong xã hội! Cha luôn đồng hành với ông bà trong lời cầu nguyện – và xin cũng đừng quên cầu nguyện cho cha. Và bây giờ, cha khẩn cầu sự chúc phúc lành của Thiên Chúa cho tất cả những ý định và công việc tốt đẹp của ông bà.
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis




[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/10/2016]



Đức Thánh Cha: Một mục tử tốt lành xa lánh quyền lực và tiền bạc và không bao giờ bị cay đắng

Đức Thánh Cha: Một mục tử tốt lành xa lánh quyền lực và tiền bạc và không bao giờ bị cay đắng

Pope Francis celebrating Mass in the Santa Marta chapel - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ trong nhà nguyện Santa Marta - OSS_ROM
18/10/2016 12:40
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng một người mục tử tốt lành là người theo Chúa Giê-su hơn là quyền lực, tiền bạc hay bè phái và nếu có bị mọi người bỏ rơi cũng chỉ cảm thấy buồn chứ không bao giờ cay đắng. Ngài nói trong Thánh lễ sáng thứ Ba dâng trong nhà nguyện Thánh Marta.
Lấy ý từ Thư thứ hai gửi Ti-mô-thê, bài giảng của Đức Thánh Cha là một suy tư về những khó khăn mà các tông đồ như Phaolo phải đối mặt trong chặng cuối của cuộc đời, khi các ngài bị bỏ lại không có một nguồn tài chính, bị mọi người bỏ rơi và phải đi xin mọi thứ như những người ăn mày.
“Cô đơn, nài xin, bị mọi người bỏ rơi và là nạn nhân của những cơn giận dữ. Nhưng đây là một Phaolo vĩ đại, con người đã nghe thấy tiếng Chúa, nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa! Một con người đã đi khắp đó đây, chịu đựng nhiều đau khổ và quá nhiều thử thách khi rao giảng Tin mừng, người đã làm cho các tông đồ hiểu rằng Thiên Chúa cũng muốn những người ngoại được dự phần vào Giáo hội, một Phaolo vĩ đại, một con người khi cầu nguyện lên Tầng trời thứ Bảy và đã nghe được những điều mà chưa ai đã nghe thấy trước đó: Phaolo vĩ đại, ở đó, trong căn phòng chật hẹp đó của một căn nhà ở Roma, chờ đợi xem cuộc chiến đấu kia sẽ kết thúc như thế nào trong Giáo hội giữa những phe phái khác nhau, giữa những sự cứng ngắc của những người tuân theo luật Do thái và các tông đồ trung thành với ngài. Và đây là hình ảnh kết thúc cuộc đời của Phaolo vĩ đại: trong cô độc, không phải trong sự oán giận hay cay đắng nhưng trong sự cô độc nội tâm.”
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục cho thấy rằng Phê-rô và Thánh Gioan Tẩy giả cùng chịu cảnh túng thiếu như nhau trong giai đoạn cuối cuộc đời, và Gioan Tẩy giả bị chặt đầu chỉ vì “sự đồng bóng của một vũ nữ và sự trả thù của một người đàn bà ngoại tình.” Trong những thời gian gần đây, ngài nói, tình trạng tương tự cũng xảy ra cho Maximilian Kolbe, người xây dựng phong trào tông đồ trên toàn thế giới tuy nhiên lại chết trong ô ngục tối của một trại tử thần. Khi một người tông đồ trung thành, Đức thánh Cha nhấn mạnh, người đó biết rằng họ cũng có thể chờ đợi một kết cục tương tự như Chúa Giê-su đã phải chịu. Nhưng Thiên Chúa luôn ở gần và không bao giờ bỏ rơi họ và họ đã tìm thấy sức mạnh trong Ngài. Đức Thánh Cha Phanxico nói “Đây là Luật của Tin mừng: nếu hạt lúa không chết đi nó không trổ sinh những hạt mới” và nhắc nhở rằng một nhà thần học của những thế kỷ đầu viết rằng máu của những vị tử đạo là các hạt giống của người Ki-tô hữu.
“Chết trong tình trạng này cũng giống các vị tử đạo, như là những chứng nhân của Chúa Giê-su, là hạt giống chết đi và trao tặng sự sống cho các hạt giống mới và làm tràn lan trên mặt đất với các Ki-tô hữu mới. Khi một linh mục sống như cách này ngài không cảm thấy cay đắng: có thể ngài cảm thấy cô đơn nhưng ngài tin chắc rằng có Thiên Chúa đang ở bên cạnh. Khi một linh mục suốt đời bị gắn chặt với những điều khác, hơn là với tín hữu - chẳng hạn khi linh mục bị gắn chặt vào quyền lực, tiền bạc, là một thành viên trong một bè phái, gắn chặt vào nhiều thứ - thì khi chết linh mục sẽ không bị lẻ loi, có thể các cháu của ngài sẽ chờ đợi ngài chết để họ xem họ có thể lấy được món gì cho họ.”
Đức Thánh Cha Phanxico kết luận bài giảng bằng mô tả thái độ của rất nhiều linh mục cao tuổi đang sống trong các nhà hưu dưỡng cho dù có chịu nhiều đau khổ vẫn trung thành ở gần bên Chúa.
“Khi cha đến thăm các nhà hưu dưỡng cho các linh mục cao tuổi cha tìm thấy có quá nhiều những vị mục tử tốt lành đã trao tặng hết cuộc đời mình cho các tín hữu. Bây giờ họ ở đó, đau yếu, bị liệt, ngồi trong xe lăn nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy các ngài cười tươi. ‘Ngài khỏe, lạy Chúa; ngài khỏe, lạy Chúa,’ vì các ngài cảm nhận Thiên Chúa rất gần với các ngài. Các ngài có những đôi mắt ngời sáng và các ngài hỏi: ‘Giáo hội hôm nay thế nào? Giáo phận tình trạng ra sao rồi? Ơn gọi tiến đến đâu rồi?’ (Như vậy đấy) cứ thế cho đến phút cuối vì các ngài là cha, vì các ngài trao tặng cuộc sống cho tha nhân. Quay lại với Thánh Phaolo: cô đơn, nài xin, nạn nhân của những cơn giận dữ, bị mọi người bỏ rơi ngoại trừ Chúa Giê-su: ‘Chỉ Thiên Chúa luôn ở gần tôi!’ Và Người mục tử Nhân lành, người mục tử phải có lòng tin chắc chắn này: nếu ngài đi theo hành trình của Giê-su, Thiên Chúa sẽ luôn ở gần ngài cho đến bước cuối cùng. Chúng ta hãy cầu xin cho những mục tử đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời và đang đợi để Chúa đón các ngài về với Người. Và chúng ta hãy cầu xin để Thiên Chúa có thể ban cho các ngài sức mạnh, sự an ủi và lòng tin chắc chắn rằng, cho dù các ngài cảm thấy đau yếu và cô đơn, Thiên Chúa vẫn luôn ở cùng các ngài, ở bên các ngài. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các ngài sức mạnh này.”
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis
pope francis




[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/10/2016]