Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Giới Công giáo Indonesia thúc đẩy chống tham nhũng trong xã hội, Giáo hội

Giới Công giáo Indonesia thúc đẩy chống tham nhũng trong xã hội, Giáo hội

Archbishop Ignatius Suharyo of Jakarta (right) at the annual meeting of Indonesia's Catholic Bishops.  - RV
Đức Tổng Giám mục Ignatius Suharyo of Jakarta (phải) tại buổi họp thường niên của các Giám mục Công giáo Indonesia. - RV
11/11/2016 16:04
Các Giám mục Công giáo Indonesia kết thúc kỳ họp thường niên 11 ngày hôm thứ Năm bằng lời kêu gọi mục vụ thúc đẩy người Công giáo hiệp nhất chống lại tình trạng tham nhũng đã cắm rễ sâu thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội, kể cả Giáo hội. “Có thể tìm thấy tham nhũng ở khắp nơi. Có thể thấy nó trong thế giới kinh doanh cũng như những cơ quan nhà nước. Thậm chí có thể tìm thấy nó trong các đoàn thể Công giáo kể cả giáo hội,” các giám mục nói trong một lá thư sau kỳ họp kéo dài từ 31 tháng 10 đến 10 tháng 11 ở Jakarta.  Các ngài nói rằng “hình thức tham nhũng trong Giáo hội cũng tương tự như ở trong các tổ chức khác.” “Chi tiêu cho những quỹ không minh bạch, nâng khống các quỹ cần dùng cho nhiều dự án khác nhau, và sử dụng những hóa đơn giả,” các đức giám mục nói thêm. Tham nhũng phá hủy nhân phẩm và rất khó chống vì nó xảy ra trên một phạm vi rộng lớn, các ngài nói. “Chống tham nhũng phải được thực hiện qua hoạt động liên kết và thực hiện theo cách rất minh bạch, có trách nhiệm và đáng tin,” lá thư viết.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia, Đức Tổng Giám mục Ignatius Suharyo giáo phận Jakarta, nói rằng việc này có thể được thực hiện qua sự tự đổi mới. “Không thể rửa sạch được tình trạng tham nhũng. Nhưng ít nhất, nó có thể giảm xuống ở mức độ tối thiểu trong giáo hội qua một hoạt động liên kết,” ngài nói.
Quỹ Bhumiksara, một hiệp hội phi lợi nhuận Công giáo, đề xướng một nỗ lực chống tham nhũng năm 2012 với mục đích từng bước giáo dục giới trẻ Công giáo tri thức, đạo đức và tính liêm chính tốt hơn. Cùng với các giám mục, quỹ đã khởi xướng nhiều chủ đề tại các cộng đoàn Công giáo ở nhiều vùng trong nước.
Indonesia bị xếp thứ 88 trong số 168 quốc gia trong Bảng Chỉ Số Nhận thức Tham nhũng (Transparency International’s Corruption Perception Index) năm 2015 so với vị trí 107 năm 2014 trong số 175 quốc gia năm 2014.   "Nó cho thấy tình hình chưa có thay đổi nhiều. Dù có thay đổi gì cũng không quan trọng. Điều đó có nghĩa là còn nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được,” Adnan Topan Husodo, điều phối viên của tổ chức Theo dõi Tham nhũng Indonesia nói. Hệ thống luật và Cơ quan chấp pháp yếu kém có nghĩa là tham nhũng sẽ tiếp tục xảy ra ở khắp nơi, ông nói. Năm 2014, nhóm ghi nhận 479 trường hợp bị kết án vì hối lộ trong đó có 372 người nhận án dưới 4 năm tù, với mức phạt trung bình là 2 năm 8 tháng tù giam.  (Nguồn: UCAN)

[Nguồn:  radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/11/2016]


Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết

Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết

“Chúa Giê-su khuyên dạy chúng ta phải có sự chắc chắn rõ ràng trong tâm hồn rằng Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử của chúng ta”
13 tháng 11, 2016
Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết
Dưới đây là bản dịch của ZENIT huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau đọc Kinh Truyền tin giữa trưa với những người tập trung tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tin mừng theo Thánh Lu-ca hôm nay cho chúng ta biết phần đầu của lời của Chúa Giê-su nói về thời gian sau hết. Chúa Giê-su nói đến điều này khi đang đứng trước Đền thờ Giê-ru-sa-lem, từ những trầm trồ khen ngợi của mọi người trước vẻ đẹp của ngôi đền và họa tiết trang trí của nó. Chúa Giê-su nói, “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó — sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”
Chúng ta có thể hình dung ra sức tác động của những lời này lên các môn đệ của Chúa Giê-su. Ngài không muốn xúc phạm đền thờ nhưng muốn cho các ông hiểu, và cả chúng ta hôm nay, rằng những công trình kiến trúc của con người — thậm chí cả những nơi thánh thiêng nhất — đang qua đi, và chúng ta không nên đặt sự an toàn của chúng ta vào những nơi này.
Có bao nhiêu điều trong cuộc sống mà chúng ta nghĩ rằng nó chắc chắn, rồi cuối cùng hóa ra chỉ là phù du. Ngược lại, có bao nhiêu những khó khăn chúng ta phải đối mặt dường như không có lối thoát, và rồi chúng ta cũng vượt qua!
Chúa Giê-su biết rằng luôn có những người tìm kiếm nghiên cứu đưa ra những nhu cầu mà người ta cần có để bảo đảm cho sự an toàn. Đó là lý do tại sao Ngài nói: “Hãy cẩn thận đừng để các ông bị lừa,” và bảo họ phải cảnh giới chống lại tất cả những người tự nhận họ là đấng mê-xi-a. Ngày nay chúng ta vẫn có những người này. Và Chúa Giê-su nói thêm rằng không cần phải quá sợ hãi hay bị mất phương hướng bởi chiến tranh, cách mạng và tai ương, vì đây là cũng là một phần của thực tại của trần gian này.
Lịch sử của Giáo hội rất phong phú về những mẫu gương của những người đã vượt qua bao khổ cực và đau khổ với sự thanh thản, vì họ ý thức rằng họ được an toàn trong bàn tay của Thiên Chúa. Ngài là một người cha trung tín và ân cần không bao giờ bỏ rơi những đứa con của mình. Không bao giờ. Và chúng ta phải giữ lòng tin chắc chắn này trong con tim chúng ta. Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Để kiên vững với Thiên Chúa, để bước đi trong hy vọng rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta, để chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bất kể bao khó khăn và những biến cố đau buồn ghi dấu trong cuộc sống chung của mọi người và của riêng mỗi người — đây mới là điều đáng kể.
Đó là điều mà Cộng đoàn Ki-tô hữu được kêu gọi để dấn bước tiến đến “ngày của Thiên Chúa.”
Chính trong bối cảnh này, chúng ta muốn thể hiện những nỗ lực để dấn bước sau những tháng chúng ta đã sống đức tin của Năm Thánh Đặc Biệt Lòng Chúa Thương Xót, mà hôm nay mọi giáo phận trên khắp thế giới bế mạc bằng việc đóng các Cửa Thánh của các nhà thờ chính tòa. Về một mặt, Năm Thánh đã kêu gọi chúng ta phải luôn hướng mắt trông về sự viên mãn của Nước Chúa, và về mặt khác, để xây dựng tương lai trên trái đất này, hãy làm việc để loan truyền tin mừng cho hiện tại, để mang đến thời gian cứu độ cho mọi người.
Chúa Giê-su khuyên dạy chúng ta phải giữ sự kiên vững trong tâm hồn rằng Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử của chúng ta và hiểu rằng mọi việc và mọi điều cuối cùng rồi cũng qua đi.
Lịch sử — với những bước đi không chắc chắn của nó và sự đan xen nhau giữa cái tốt và cái xấu — phát triển dưới sự quan phòng thương xót của Thiên Chúa. Mọi việc xảy ra đều nằm trong dự liệu của Ngài. Sự sống của chúng ta không thể bị mất đi vì nó ở trong tay của Ngài.
Chúng ta cùng cầu xin với Đức Mẹ Maria Đồng Trinh, để Mẹ giúp chúng ta qua những biến cố vui buồn của trần gian này vẫn luôn kiên vững trong hy vọng về sự trường tồn của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Đồng Trinh để Mẹ giúp chúng ta hiểu sâu sắc được sự thật rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi những đứa con của Người.
[Kinh Truyền Tin]

Anh chị em thân mến, tuần này tượng chịu nạn bằng gỗ cổ xưa nhất Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô được gắn trở lại để cho các tín hữu tôn thờ; tượng có niên đại từ thế kỷ XIV. Sau một công trình phục chế cần mẫn tỉ mỉ, tượng đã lấy lại được vẻ huy hoàng nguyên thủy và tượng sẽ được treo trong nhà nguyện Thánh Thể, để nhắc lại Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Hôm nay ở Ý mừng ngày truyền thống Lễ Tạ ơn vì những hoa trái trên mặt đất và công lao của con người. Cha xin cùng hiệp thông với các giám mục trong niềm ước mong rằng mẹ trái đất luôn được cày cấy theo hướng đi bền vững. Với sự hiểu biết và công nhận của mình, Giáo hội ở cạnh thế giới nông nghiệp và không quên những anh chị em ở nhiều vùng trên thế giới bị tước đoạt mất những món quà đặc biệt nhất như lương thực và nước uống.
Cha xin chào mọi người, các gia đình, các giáo xứ, các hội đoàn và tín hữu đến từ nước Ý và nhiều miền khác trên thế giới. Đặc biệt, cha xin chào và cảm ơn các hội đoàn trong những ngày này đã hỗ trợ cho Năm Thánh cho Những người bị loại trừ.
Cha xin chào những anh chị em hành hương từ Río de Janeiro, Salerno, Piacenza, Veroli và Acri, và “Gia đình” phục vụ Milan, và các anh em Dòng Chúa Ba Ngôi của Ý.
Cha xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Xin chúc bữa trưa ngon miệng và xin hẹn sớm gặp lại!

[Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/11/2016]

Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết
Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết
Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết
Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết

Huấn giáo Kinh Truyền Tin: Chờ đợi Thời gian sau hết