Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Ba lan mở cửa Đền thờ Công giáo khổng lồ - sau 224 năm chờ đợi

Ba lan mở cửa Đền thờ Công giáo khổng lồ - sau 224 năm chờ đợi

11 tháng 11, 2016
BBC


A picture of the inauguration Mass in the Temple of Divine Providence, in Warsaw, Poland, on November 11, 2016.Image copyrightAFPImage
Người Công giáo ở Warsaw cuối cùng cũng được dâng lễ thánh hiến nhà thờ cao nhất thành phố - sau ít là 224 năm chờ đợi
Ba lan đánh dấu Ngày Độc Lập của đất nước bằng việc mở cửa ngôi đền Công giáo khổng lồ được khởi sự xây dựng cách đây hơn 2 thế kỷ.
Viên đá góc đầu tiên của Đền thờ Thiên Chúa Quan Phòng ở Warsaw được đặt năm 1792, nhưng một cuộc xâm lăng của Nga và hai cuộc thế chiến đã làm ngưng tiến trình.
Khởi công lần này được bắt đầu năm 2003, thu hút €50 triệu (£43 triệu; $54 triệu) do những khoản dâng cúng riêng.
Với chính quyền bảo thủ của Ba lan, ngôi đền là biểu tượng của sụ bền chí - và lòng yêu nước.

The Temple of Divine Providence is seen during its inauguration mass on November 11, 2016, in Warsaw.Image copyrightAFPImage
Nhà thờ được tài trợ vốn hàng triệu euro chủ từ những tiền dâng cúng riêng
Quốc gia có đại đa số dân là người Công giáo Roma, và Giáo hội tiếp tục có ảnh hưởng đến chính trị và xã hội.
Một thánh lễ khánh thành được dâng trong ngôi đền, tham dự có Thủ tướng Ba lan Beata Szydlo và Tổng thống Andrzej Duda.
Đức Tổng Giám mục Stanislaw Gadecki nhắc lại lời của Đức Gioan Phaolo II, vị Giáo hoàng người Ba lan, kêu gọi việc sử dụng sự tự do “có trách nhiệm và cảnh báo chống lại “sự ngạo mạn của quyền lực.”
Thậm chí sau hai thế kỷ, công việc xây nhà thờ vẫn chưa hoàn thành. Một số bức vẽ chưa xong và những cửa sổ kính màu vẫn chưa hoàn tất.
Cần có thêm hơn €7 triệu tiền dâng cúng để hoàn tất công việc.

President of Poland Andrzej Duda (right) kneels as he prays with his wife Agata Kornhauser-Duda (4-left), Polish Senate Speaker Stanislaw Karczewski (2-left) and Polish Sejm Speaker Marek Kuchcinski (3-left) in the Temple of Divine Providence as part of the Independence Day celebrations in Warsaw, Poland, on 11 November 2016.Image copyrightEPAImage
Tổng thống Andrzej Duda (phải) quỳ khi ông cầu nguyện trong Thánh Lễ Ngày Độc Lập
People attend in the inauguration holy mass in the Temple of Divine Providence, in Warsaw, Poland, on November 11, 2016.Image copyrightAFPImage
Ba lan vẫn còn là một quốc gia có tỷ lệ người Công giáo rất cao, với số người đi lễ thường xuyên
Không phải tất cả mọi người ở Ba lan đều hài lòng với ngôi đền, phong cách kiến trúc mái vòm lớn của nó làm người ta đặt cho một cái tên nghe không đẹp “máy vắt chanh khổng lồ.”
Để tưởng thưởng cho 224 năm chờ đợi, du khách đến viếng đền được thưởng thức hệ thống âm thanh và ánh sáng tuyệt vời có thể thay đổi để thể hiện những mùa khác nhau theo lịch Giáo hội.
Cũng như nhà thờ, khu liên hợp này bao gồm một đền tưởng niệm những người Ba lan vĩ đại, và một viện bảo tàng tưởng nhớ Giáo hoàng Gioan Phaolo II và Stefan Wyszynski, vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Ba lan dưới thời thống trị của Cộng sản.
Ngôi đền được thắp sáng bằng những màu sắc quốc gia của Ba lan gồm đỏ và trắng để đánh dấu Ngày Độc Lập thứ 98.

A young man makes a snowball as people queue to enter the Temple of Divine Providence before the opening ceremonies, on November 11, 2016.
Image copyrightAFPImage
Một thanh niên đang làm người tuyết khi mọi người xếp hàng trong thời tiết băng giá để vào viếng đền

[Nguồn: bbc]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/11/2016]

Các Giám mục Canada ủng hộ các Phái đoàn COP22

Các Giám mục Canada ủng hộ các Phái đoàn COP22

Bức thư đại kết và liên tôn khẳng định vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
16 tháng 11, 2016
Các Giám mục Canada ủng hộ các Phái đoàn COP22
Pixabay CC0 - Foto-Rabe
Đức Giám mục Douglas Crosby giáo phận Hamilton, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Canada, đã ký một thư đại kết và liên tôn với một nhóm các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Canada, cũng như đại diện của nhiều cơ quan tôn giáo khác nhau đang hoạt động trong lãnh vực đại kết và công bằng xã hội.
Thư chung chuyển tải những lời cầu nguyện và sự hỗ trợ cho những tham dự viên Canada tại phiên họp thứ 22 của Hội nghị các Quốc gia Thành viên của Công Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP22) diễn ra ở Marrakech, Ma-rốc, 7-18 tháng 11, 2016. Lá thư được gửi đến Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi Khí hậu, Bà Catherine McKenna, dẫn đầu Phái đoàn Canada. Trong thư, các nhà lãnh đạo tôn giáo trình bày rằng “các tôn giáo có thể góp phần lớn vào việc xây dựng một xã hội an toàn hơn, tốt đẹp hơn và công bằng hơn. Vì thế chúng tôi ghi tâm những cân nhắc thận trọng của Hội nghị và hoan hô mọi nỗ lực tận tâm và vị tha đang được thực hiện thay cho cộng đồng quốc tế, vì thiện ích cho mọi nhân vị, và là món quà của chính tạo hóa.”
Đức Thánh Cha Phanxico cũng gửi một thông điệp đến những tham dự viên tại Marrakech. Trong thông điệp Đức Thánh Cha nói rằng “Tình trạng suy giảm môi trường hiện tại … lên tiếng kêu gọi tất cả chúng ta, mỗi người với vai trò và năng lực riêng, và dẫn đưa chúng ta đến để gặp gỡ tại đây với một cảm nhận đổi mới về ý thức và trách nhiệm.”
Trước đó, các tham dự viên trong một hội nghị thảo luận chuyên đề, do Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học tổ chức, đã đưa ra một tuyên bố những liên quan đến Hội nghị Marrakech, làm nổi bật những mối liên hệ với Tông Huấn Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa), Tông Huấn của Đức Thánh Cha Phanxico nói về việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Hội đồng các Giáo Hội Canada (CCC) cũng đưa ra nhiều tuyên bố và thư năm 2015 liên quan đến biến đổi khí hậu và chăm sóc tạo vật. Chủ tịch của CCCB nằm trong số những người đã ký tuyên bố có chủ đề “Thúc đẩy Công bằng Khí hậu và Chấm dứt Nạn đói ở Canada – Các Cộng đồng Tôn giáo ở Canada Lên tiếng nói”, xuất bản tháng 9 năm 2015.

[Nguồn:  zenit

[TRI KHOAN 17/11/2016]




Đức Thánh Cha kêu gọi Hành động trước tình trạng Biến đổi Khí hậu, thoát ra khỏi những áp lực Chính trị và Kinh tế

Đức Thánh Cha kêu gọi Hành động trước tình trạng Biến đổi Khí hậu, thoát ra khỏi những áp lực Chính trị và Kinh tế

Ngài nói không còn thời gian để lãng phí; đặc biệt người nghèo đang bị lệ thuộc vào nó
15 tháng 11, 2016
Đức Thánh Cha kêu gọi Hành động trước tình trạng Biến đổi Khí hậu, thoát ra khỏi những áp lực Chính trị và Kinh tế
Pixabay CC0 - LoggaWiggler
Đức Thánh Cha Phanxico nói chúng ta có một “trách nhiệm luân lý và đạo đức vô cùng quan trọng” để hành động trước tình trạng biến đổi khí hậu “không thể trì hoãn,” gạt sang một bên những lợi ích cá nhân và tiến tới “với tâm thế thoát khỏi những áp lực chính trị và kinh tế.” Đặc biệt, những người nghèo nhất và những thế hệ tương lai đang phải lệ thuộc vào nó.
Đức Thánh Cha nói trong thông điệp ban hành hôm nay và gửi đến ngoại trưởng Ma-rốc, Salaheddine Mezouar.
Ngoại trưởng làm chủ tọa phiên họp thứ 22 của Hội nghị Các Chính phủ Thành viên của Công Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP22), diễn ra ở Ma-rốc vào Thứ Sáu.
“Tình trạng suy giảm môi trường hiện tại, có mối tương quan rất gần với sự suy giảm nhân văn, đạo đức và xã hội mà chúng ta phải trải qua mỗi ngày, lên tiếng kêu gọi tất cả chúng ta, mỗi người với vai trò và năng lực riêng, và dẫn đưa chúng ta đến để gặp gỡ tại đây với một cảm nhận được canh tân về ý thức và trách nhiệm,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Hiệp Ước Paris vừa được đưa vào áp dụng, và việc thông qua nghị quyết đã diễn ra gần một năm trước “thể hiện một nhận thức rất quan trọng rằng, đối mặt với những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, hành động của cá nhân và/hay quốc gia vẫn chưa đủ; thay vào đó cần phải thực hiện một hành động có tính trách nhiệm chung hoàn toàn nhắm đến mục tiêu ‘cùng làm việc để xây dựng căn nhà chung của chúng ta.’”
Ngài Phanxico nói rằng công ước làm vững mạnh cho nhận thức của chúng ta rằng “chúng ta phải sử dụng trí tuệ của chúng ta để hướng dẫn kỹ thuật, cũng như để canh tác và hạn chế năng lượng sử dụng của chúng ta, và để ‘đưa nó đến mục tiêu phục vụ cho một loại hình phát triển khác, sự phát triển mạnh khỏe hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, và toàn diện hơn,’ để có thể đưa kinh tế vào phục vụ nhân vị, để xây dựng hòa bình và công bằng và để bảo vệ môi trường.”
Dưới đây là toàn văn thông điệp, do văn phòng báo chí Vatican phát hành:
Kính gửi ngài Salaheddine Mezouar, Bộ trưởng Ngoại vụ và Hợp tác của Vương quốc Ma-rốc và là Chủ tịch của phiên họp thứ 22 của Hội nghị các Quốc gia Thành viên của Công Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP22) (Marrakesh, 7-18 tháng 11, 2016).
Thưa ngài, tình trạng suy giảm môi trường hiện tại, có mối tương quan rất gần với sự suy giảm nhân văn, đạo đức và xã hội mà chúng ta phải trải qua mỗi ngày, lên tiếng kêu gọi tất cả chúng ta, mỗi người với vai trò và năng lực riêng, và dẫn đưa chúng ta đến để gặp gỡ tại đây với một cảm nhận đổi mới về ý thức và trách nhiệm.
Vương quốc Ma-rốc chủ sự COP22 vài ngày sau khi Hiệp Ước Paris được đưa vào thi hành, và đã được thông qua gần một năm trước. Việc thông qua Hiệp Ước thể hiện nhận thức quan trọng rằng, khi đối mặt với những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, hành động của cá nhân và/hay quốc gia vẫn chưa đủ; thay vào đó cần phải thực hiện một hành động có tính trách nhiệm chung hoàn toàn nhắm đến mục tiêu ‘làm việc chung để xây dựng căn nhà chung của chúng ta. Về mặt khác, chúng ta phải sử dụng trí tuệ của chúng ta để hướng dẫn kỹ thuật, cũng như để canh tác và hạn chế năng lược sử dụng của chúng ta, và để ‘đưa nó đến mục tiêu phục vụ cho một loại hình phát triển khác, sự phát triển mạnh khỏe hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, và toàn diện hơn,’ để có thể đưa kinh tế vào phục vụ nhân vị, để xây dựng hòa bình và công bằng và để bảo vệ môi trường.
Hiệp Ước Paris đã vạch ra một con đường rõ ràng để dựa trên đó toàn cộng đồng quốc tế được kêu gọi phải gắn kết vào; COP22 thể hiện một giai đoạn trọng tâm của con đường này. Nó ảnh hưởng đến toàn nhân loại, đặc biệt những người nghèo nhất và những thế hệ tương lai, những người đại diện cho các thành phần không có khả năng bảo vệ trước những tác động phức tạp của biến đổi khí hậu, và kêu gọi chúng ta nhận lấy trách nhiệm luân lý và đạo đức vô cùng quan trọng để có hành động không ngay lập tức, gạt sang một bên những lợi ích cá nhân và tiến tới “với tâm thế thoát khỏi những áp lực chính trị và kinh tế, gạt sang một bên những lợi ích và hành vi cá nhân.
Liên quan đến việc này tôi xin gửi lời chào đến ngài, thưa ông Tổng thống, và tất cả các vị tham dự trong Hội nghị, cùng với sự cổ vũ mạnh mẽ của tôi rằng công việc của quý vị trong những ngày này được truyền cảm hứng từ tinh thần hợp tác và xây dựng được diễn đạt trong COP21. Sau Hội nghị này là bước vào giai đoạn thực thi Hiệp Ước Paris: một thời khắc trao đổi rất đẹp, bước vào một con đường cụ thể hơn của những khung luật, những cơ cấu cơ quan và những yếu tố cần thiết để việc áp dụng được chính xác và hiệu quả. Đây là những khía cạnh phức tạp không thể trao phó cho ý kiến riêng của giới chuyên môn kỹ thuật, nhưng nó đòi phải có sự khuyến khích và ủng hộ liên tục của chính trị, dựa trên nền tảng của sự thừa nhận rằng chúng ta là ‘một gia đình nhân loại duy nhất. Không có các biên giới hoặc rào cản chính trị hoặc xã hội ẩn núp ở đằng sau, và ít còn chỗ đứng hơn nữa cho sự toàn cầu hóa tính thờ ơ.’
Một trong những đóng góp chính của Hiệp Ước này là nó kích thích được việc xúc tiến những sách lược cho sự phát triển quốc gia và quốc tế đặt nền tảng trên chất lượng môi trường mà chúng ta định nghĩa nó như tình huynh đệ; quả thật, nó thúc đẩy tình đoàn kết liên quan đến những người không có khả năng bảo vệ và xây dựng trên những mối liên kết mạnh mẽ giữa cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và cuộc chiến chống đói nghèo. Mặc dù về bản chất tự nhiên còn rất nhiều yếu tố trong lĩnh vực này, nhưng tất cả chúng ta đều biết nó không thể bị giới hạn riêng bởi chiều kích kinh tế và công nghệ; những giải pháp kỹ thuật là quan trọng nhưng chưa đủ; quan trọng hơn và chính xác hơn nữa là phải cân nhắc thật kỹ tới những khía cạnh đạo đức và xã hội của mô hình phát triển và tiến bộ mới.
Ở đây chúng ta đi vào những môi trường nền tảng của giáo dục và thúc đẩy những lối sống chú trọng đến những mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; và chúng ta được nhắc nhở đến sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển một ý thức trách nhiệm về ngôi nhà chung của chúng ta. Trong trách vụ này, tất cả các Quốc gia Thành viên đều được kêu gọi để đưa ra những đóng góp, cùng với những bên liên quan không thuộc các chính phủ thành viên: xã hội dân sự, khu vực tư nhân, thế giới khoa học, các tổ chức tài chính, các giới chức địa phương, các cộng đồng địa phương, các dân tộc bản địa.
Để kết luận, thưa ngài Tổng Thống và quý vị tham dự viên của COP22, tôi xin gửi đến những lời chúc tốt đẹp nhất để làm sao những văn bản của Hội nghị Marrakech được hướng dẫn bởi ý thức về trách nhiệm của chúng ta phải dẫn lối mỗi người chúng ta nhằm thực hiện một cách nghiêm túc một ‘văn hóa chăm sóc lan tỏa trong mọi xã hội,’ chăm sóc đến tạo vật, nhưng cũng còn anh chị em của chúng ta, xa hoặc gần về thời gian và không gian. Cách sống dựa trên văn hóa loại trừ là rất mong manh và không được có chỗ đứng trong những mô hình phát triển và giáo dục của chúng ta. Đây là một thách thức giáo dục và văn hóa đòi phải đưa ra được câu trả lời cho tiến trình áp dụng Hiệp Ước Paris nếu nó được thực hiện thực sự hiệu quả. Khi tôi cầu nguyện cho công việc thành công và đạt kết quả tốt của Hội nghị, tôi khẩn cầu cho ngài và những vị tham dự sự Chúc Lành của Đấng Toàn Năng, mà tôi nhờ quý vị chuyển tải đến mọi công dân của đất nước của quý vị.’
Thưa ngài Chủ tịch, xin nhận nơi tôi lời chào chân thành và thân ái nhất.
Từ Vatican, 10 tháng 11, 2016-11-15
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/11/2016]