Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Ý cầu nguyện Tháng Mười Hai của Đức Thánh Cha Phanxico: Chấm dứt Chiến binh Trẻ em

Ý cầu nguyện Tháng Mười Hai của Đức Thánh Cha Phanxico: Chấm dứt Chiến binh Trẻ em

01-12-2016
Vatican Radio
Ý cầu nguyện Tháng Mười Hai của Đức Thánh Cha Phanxico: Chấm dứt Chiến binh Trẻ em
(Vatican Radio) Ý cầu nguyện Tháng Mười Hai của Đức Thánh Cha Phanxico là cầu cho chấm dứt Chiến binh Trẻ em:  cho hành động ô nhục lấy chiến binh trẻ em bị tống khứ trên toàn thế giới.
Hội Tông đồ Cầu nguyện đã xuất bản Video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha.
Dưới đây là toàn văn Video của Đức Thánh Cha:
Trong thế giới này đã phát triển được những công nghệ tinh vi nhất, những vũ khí cuối cùng được đặt vào tay của những chiến binh trẻ em.
Chúng ta phải làm mọi việc có thể để phẩm giá của trẻ em được tôn trọng, và chất dứt tình trạng nô lệ này.
Bất kể anh chị em là ai, nếu anh chị em cũng xúc động như tôi, tôi xin kêu gọi anh chị em cùng thông công trong ý cầu nguyện: Cầu cho hành động ô nhục lấy chiến binh trẻ em bị tống khứ trên toàn thế giới.



[Nguồn: news.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/12/2016]


Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế

“Một người được ân ban có thể học tập nghiên cứu cũng có trách nhiệm phục vụ vì thiện ích của nhân loại”
1 tháng 12, 2016
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Chăm sóc Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế — từ 36 quốc gia và 5 Châu lục — đang diễn ra tại Roma từ 28 tháng 11 đến 2 tháng 12. Chủ đề của Hội nghị, được xúc tiến và tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Di dân và Dân tộc Du mục, là: “Tông huấn Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxico và những Thách thức đạo đức trong Thế giới Trí thức của Sinh viên Quốc tế hướng đến một Xã hội Lành mạnh hơn.”
Dưới đây là bản dịch của ZENIT diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico khi ngài tiếp các tham dự viên trong buổi tiếp kiến sáng nay.
__
Kính thưa các Đức Hồng y,
Thưa anh em Giám mục và Linh mục,
Xin chào các bạn sinh viên,
Anh chị em thân mến!
Tôi rất vui được tiếp quý vị nhân dịp Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Chăm sóc Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế, được Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Mục vụ cho Di dân và Dân tộc Du mục. Tôi xin cảm ơn Đức Hồng y Chủ tịch đã giới thiệu buổi gặp gỡ của chúng ta, và tôi xin gửi lời chào nồng hậu đến những thừa tác viên mục vụ và các sinh viên Đại học hiện diện ở đây.
Chủ đề cho Hội nghị rất thú vị: nó nói về những thách thức đạo đức trong thế giới của sinh viên quốc tế hôm nay, trong cái nhìn hướng về một xã hội lành mạnh hơn. Đây là một mục tiêu luôn phải giữ mọi lúc: xây dựng một xã hội lành mạnh hơn. Đấy chính là điều vô cùng quan trọng để các thế hệ trẻ đi theo hướng này, cảm nhận chính bản thân họ phải có trách nhiệm về thực tại họ đang sống, và là các kiến trúc sư của tương lai. Những lời của Thánh Phaolo là một tiếng gọi mạnh mẽ  và là một lời khuyên đầy nguồn cảm hứng cho cả những thế hệ trẻ hôm nay, khi ngài đề nghị rằng người môn đệ trẻ Ti-mô-thê phải đưa ra được một mẫu gương cho các tín hữu bằng lời nói, bằng hành động, bằng lòng bác ái, bằng đức tin, bằng sự tinh tuyền, mà không hề sợ hãi rằng có thể ai đó khinh miệt tuổi trẻ của ông (1 Tim 4:12).
Những thách thức về đạo đức phải được giải quyết trong thời đại của chúng ta là rất nhiều và không dễ để chiến đấu nhằm khẳng định chân lý và khẳng định những giá trị, đặc biệt đối với tuổi trẻ. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, và với ý chí ngay thẳng để làm điều thiện, mọi trở ngại đều có thể được vượt qua. Cha rất hạnh phúc vì, nếu chúng con có mặt ở đây, nó cho thấy những thách thức kia không làm chúng con sợ hãi, nhưng khuyến khích chúng con hành động để xây dựng một thế giới nhân bản hơn. Đừng bao giờ dừng bước và bị nản chí, vì Thần Khí của Đức Ki-tô sẽ hướng dẫn chúng con, nếu chúng con lắng nghe tiếng nói của ngài.
Cần phải chống lại quan điểm hiện đại của giới trí thức, tin tưởng vào năng lực tự hoàn thiện và tìm kiếm danh tiếng cá nhân — thường không quan tâm đến mọi người xung quanh — bằng một mô hình đoàn kết hơn, nó sẽ làm tốt nhất cho thiện ích chung và cho hòa bình. Một người được ân ban có thể học tập nghiên cứu cũng có trách nhiệm phục vụ vì thiện ích của nhân loại. Học tập là một con đường đặc ân cho sự phát triển toàn diện của xã hội; là những sinh viên ở một đất nước khác ngoài đất nước của mình, trong một chân trời văn hóa khác, cho phép chúng con học được những ngôn ngữ mới, những cách ứng dụng mới và truyền thống mới. Nó cho phép một người nhìn ra thế giới với một cái nhìn khác và mở lòng ra với người khác có sự khác biệt mà không e sợ. Việc này sẽ dẫn đưa các sinh viên, và những người đón nhận họ, trở nên khoan dung hơn và mến khách hơn. Bằng cách tăng thêm khả năng quan hệ xã hội, sự tự tin lớn lên trong con người và trong những người khác, các chân trời mở rộng, tầm nhìn về tương lai được mở ra và tạo nên lòng khát khao cùng hợp tác xây dựng thiện ích chung.
Trường học và Đại học là địa hạt đặc quyền cho sự thống nhất về những thành phần siêu ngã nhạy cảm hướng đến sự phát triển đoàn kết hơn và mang theo “một cam kết phúc âm hóa theo con đường kỷ luật lẫn nhau và tổng hợp” (Tông huấn Niềm vui Tin mừng, 134). Vì thế, tôi xin thúc đẩy quý vị nhà giáo và những thừa tác viên hãy truyền cho giới trẻ sự yêu mến Tin mừng, ý chí sống Tin mừng một cách cụ thể và tuyên xưng nó với người khác. Điều quan trọng là thời gian ở nước ngoài phải trở thành một cơ hội cho sự phát triển nhân bản và văn hóa cho các sinh viên và nó cho họ một điểm xuất phát để trở về quê nhà và đóng góp sự cống hiến xứng đáng, cùng với một sức đẩy nội tâm để truyền niềm vui của Tin mừng. Cần thiết phải có một nền giáo dục dạy cách suy nghĩ nghiêm túc và có cách huấn luyện sự chín chắn trong những giá trị (Ibid., 64). Vì vậy giới trẻ cần phải được đào tạo biết khát khao chân lý chứ không phải quyền lực, sẵn sàng bảo vệ các giá trị và biết sống lòng thương xót và bác ái, là những trụ cột nền tảng cho một xã hội lành mạnh hơn.
Sự phong phú về con người và văn hóa của giới trẻ cho phép họ dễ dàng hòa nhập vào với thế giới công việc, bảo đảm cho họ một vị trí trong cộng đồng và trở thành một phần trong tổng thể đó. Về phần mình, xã hội được kêu gọi cung cấp cho những thế hệ trẻ các cơ hội việc làm, tránh những điều được gọi là “chảy máu chất xám.” Nghĩa là một người nào đó được tự do lựa chọn con đường chuyên môn của mình và đi làm ở nước ngoài, là một điều tốt và đa dạng; tuy nhiên, đó là một nỗi đau khi những người trẻ được chuẩn bị tốt bị thuyết phục rời bỏ đất nước vì họ thiếu những cơ hội phù hợp để đóng góp.
Hiện tượng sinh viên quốc tế không phải là mới; tuy nhiên, nó đang ở mức độ dày đặc hơn do tính toàn cầu hóa đã kéo sụp những đường biên giới và khoảng không của con người đặt ra, thúc đẩy sự gặp gỡ và trao đổi giữa các nền văn hóa. Nhưng cũng ở đây chúng ta chứng kiến những thái độ tiêu cực, chẳng hạn nổi lên những thái độ khép kín, những cơ cấu phòng thủ trước sự đa dạng, những bức tường nội tâm không cho phép một người nhìn đến người khác như là anh em chị em bằng đôi mắt của mình và không nhìn thấy những nhu cầu thực sự. Giữa những người trẻ cũng như vậy – và điều này rất buồn — “sự toàn cầu hóa tính thờ ơ” có thể ngấm ngầm thấm vào con người, nó làm chúng ta “không còn khả năng cảm thấy lòng trắc ẩn trước tiếng khóc khổ đau của tha nhân” (Ibid., 54). Từ đó xảy ra những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến những cá nhân và các cộng đồng. Thay vì vậy, các bạn thân mến, chúng ta hãy dám đánh cá rằng cách sống mang tính toàn cầu hóa của các bạn có thể xây dựng nên những thành công rất lạc quan và khơi dậy được những tiềm tàng to lớn. Sinh viên chúng con thực ra, trải qua thời gian xa quê hương đất nước, sống trong những gia đình khác và bối cảnh khác, có thể phát triển khả năng thích nghi cao quý, học cách trở thành người chăm sóc cho tha nhân như anh em, và chăm sóc Tạo vật như ngôi nhà chung của chúng ta, và đây là tính quyết định để làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn. Những khóa học đào tạo có thể hỗ trợ và định hướng cho chúng con, những sinh viên trẻ tuổi, theo con đường này, và chúng có thể làm tươi mới những sự kiện hiện tại và tính mạnh dạn của Tin mừng, để đào tạo nên những nhà phúc âm hóa của thế hệ mới sẵn sàng loan truyền khắp thế giới niềm vui của Đức Ki-tô, cho đến ngày tận cùng của trái đất.
Các bạn trẻ thân yêu, Thánh Gioan Phaolo II thích gọi chúng con là “những người canh giữ bình minh.” Cha khuyến khích chúng con hãy làm như vậy mỗi ngày, với cái nhìn của chúng con hướng về Đức Ki-tô và lịch sử. Từ đó chúng con sẽ thành công trong việc công bố ơn cứu độ của Chúa Giê-su và mang ánh sáng của Ngài vào một thế giới thường bị phủ bóng đen của bóng đêm thờ ơ, của lòng tự cao tự đại và của chiến tranh. Cha xin phó thác tất cả chúng con dưới sự bảo trợ mẫu tử của Mẹ Rất Thánh, Mẹ của chúng ta. Cha xin chúc lành cho chúng con, việc học của chúng con, tình bạn của chúng con và cam kết sứ vụ của chúng con. Và chúng con, xin đừng quên cầu nguyện cho cha.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/12/2016]


Các tù nhân Ý vinh danh Đức Thánh Cha Phanxico bằng điệu nhảy flashmob

Các tù nhân Ý vinh danh Đức Thánh Cha Phanxico bằng điệu nhảy flashmob

Josephine McKenna
1 tháng 12, 2016
Prisoners at the Ferrara District Prison practice for the “Pope is Pop” flash mob routine in Ferrara in northern Italy. Photo by Tommaso Trombetta
Các tù nhân tại Nhà tù Quận Ferrara đang tập bài flashmop “Pope is Pop” ở Ferrara miền Bắc Ý. Photo by Tommaso Trombetta
VATICAN CITY (RNS) Hàng chục tù nhân đã trình diễn điệu nhảy “flash mob” bên trong một nhà tù cho nam giới của nước Ý để chào mừng những lời của Đức Thánh Cha Phanxico kêu gọi cải tổ nhà tù và có lòng bao dung và đón nhận hơn đối với những người di cư trên thế giới.
Khoảng 70 tù nhân bị giam giữ thuộc nhiều nền tảng tôn giáo và sắc tộc đa dạng đã nhảy điệu nhảy quen thuộc Zumba với tiêu đề “Pope is Pop” hôm thứ Năm (1 tháng 12) tại nhà tù của quận thuộc thành phố Ferrara ở miền Bắc.
Trong số họ có các tù nhân người Công giáo, Hồi giáo và Chính thống giáo từ Ý và những quốc gia khác.
Trong lời bản nhạc các tù nhân hát khi họ nhảy có câu “Đêm nay chúng tôi không cô đơn, ngài Phanxico ở đó, ở mọi nơi. Aleluja!” và “Pope is pop, our hope is pope” (Tạm dịch: Đức Thánh Cha là của mọi người, hy vọng của chúng tôi là Đức Thánh Cha).
Một tù nhân trong xuất hiện trong video nói: “Thế giới nhỏ bé trong nhà tù này cũng có nhiều người nước ngoài với nhiều tín ngưỡng khác nhau, làm cho bạn nhận ra rằng chúng ta đều bình đẳng như nhau.”
Video:

“Đức Thánh Cha đã mở những cánh cửa của giáo hội, ôm ấp mọi nền văn hóa đa dạng nhất, đón nhận và chào mừng mọi người từ mọi tín ngưỡng khác nhau,” một tù nhân Hồi giáo  xin giấu tên nói trong báo cáo của Igor Nogarotto, người tổ chức sự kiện. “Anh đang cho chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể sống hòa hợp dưới cùng một mái nhà bất kể tính đa dạng của chúng tôi, đúng như chúng tôi đang sống ở đây hôm nay.”
Nói rằng Đức Phanxico là một “người của mọi người,” Nogarotto nói sáng kiến này là một “lời cầu nguyện đa sắc tộc và mang tính trần thế” để đánh dấu kết thúc Năm thánh Lòng Thương xót của Đức Thánh Cha.
Đây không phải là một màn trình diễn flashmop đầu tiên cho ngài Phanxico bên trong nhà tù. Các tù nhân nữ bị giam giữ người Ki-tô hữu và Hồi giáo tại một nhà tù an ninh cao ở Roma đã trình diễn điệu nhảy Flashmop “Pope is Pop” để vinh danh đức giáo hoàng vào tháng 10 năm 2015.
Cải tổ nhà tù — trong đó có việc hủy bỏ án tử hình — và sự đón nhận lớn hơn cho hàng triệu người tị nạn đang phải di tản trên khắp thế giới là những vấn đề hàng đầu trong chương trình hoạt động xã hội của Đức Phanxico.
Prisoners and organziers at the Ferrara District Prison pose for photos while preparing the Pope Is Pop flash mob routine in Ferrara in northern Italy. Photo by Tommaso Trombetta
Các tù nhân và người tổ chức tại Nhà tù quận Ferrara chụp ảnh khi đang chuẩn bị cho màn trình diễn flashmop “Pope is Pop” trong Ferrara ở Bắc Ý. Ảnh của Tommaso Trombetta
Trong nhiều dịp khác Đức Thánh Cha đã kêu gọi các quốc gia Tây phương và những quốc gia khác “phá bỏ những bức tường đang ngăn cấm người di cư đi tìm nơi ẩn náu và hãy đón nhận những người bị bắt buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ vì nghèo đó và xung đột bạo lực.
Trong suốt mùa tranh cửa tổng thống Mỹ ngài đã khơi lên ngọn lửa tranh cãi chính trị khi trên chuyến bay trở về từ Mexico ngài nói rằng những người muốn xây những bức tường “không phải là Ki-tô hữu.” Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump, người đã chiến thắng bầu cử, lúc đó đáp lại một cách giận dữ.
Cải tổ nhà tù là một vấn đề chính của Đức Thánh Cha. Chỉ hai tuần sau khi ngài được bầu chọn vào tháng 3 năm 2013, Đức Phanxico đã đến thăm một trung tâm cải huấn thiếu niên ở Roma để rửa chân cho 12 tù nhân, trong đó có cả những người Hồi giáo và phụ nữ, cho nghi thức Rửa chân truyền thống ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Ngài cũng lên lịch đến thăm các nhà tù trong nhiều chuyến tông du ra nước ngoài.
Trong ngày cuối cùng trong chuyến thăm của ngài đến Hoa kỳ năm 2015, Đức Phanxico dừng chân tại nhà tù lớn nhất tiểu bang Philadelphia, ngài nói với các tù nhân rằng “sự giam cầm không đồng nghĩa với sự loại trừ.”
Ngài cũng thỉnh cầu sự khoan dung cho những tử tù ở Châu Mỹ, trong đó có Kelly Gissendaner, người đã bị xử tử ở Georgia năm 2015 sau khi bị kết án lên kế hoạch giết chồng của bà ta.
(Josephine McKenna viết từ Vatican cho RNS)
[Nguồn: religionnews]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/12/2016]


Đức Hồng Y Turkson nói về Tông huấn Laudauto Si’ và COP 21 đến COP 22

Đức Hồng Y Turkson nói về Tông huấn Laudauto Si’ và COP 21 đến COP 22

PHẦN 2

Phỏng vấn về tông huấn đã ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo thế giới như thế nào
22 tháng 11, 2016
Cardinal Peter Kodwo Appiah Turkson
WIKIMEDIA COMMONS - Missmarple76
Từ COP21 ở Paris đến COP22 ở Marrakech, tông huấn Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa) của Đức Thánh Cha Phanxico không ngừng tạo nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo thế giới suốt hơn một năm sau khi được phát hành, Đức Hồng y Phê-rô Turkson nói, ngài là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, liên quan đến các Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc năm ngoái và năm nay.
ZENIT đã gặp Hồng y ở Paris nhân dịp hội thảo chuyên đề được tổ chức ngày 9 tháng 11 tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) do Phái đoàn Quan sát viên Thường trực Tòa thánh và Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, với chủ đề: “Trái đất Ngôi Nhà Chung Của Chúng Ta: Những Thách Thức và Hy vọng!”
Đức Hồng y Turkson nói rằng thông điệp Laudato Si’ đi theo con đường: “Đối mặt với đe dọa của một thảm họa môi trường trên mức độ toàn cầu, tôi tin rằng một tia sáng đã bắt đầu phá tan những đám mây sinh thái nặng nề và đưa đến cho chúng ta điều mà Đức Giáo hoàng mô tả  là hơi ấm của sự hy vọng!” Đức Hồng y hy vọng rằng “sự khôn ngoan” của thông điệp Laudato Si’ sẽ được mọi người hiểu rõ.
Trong suốt buổi trình bày tham luận ở Paris, ngài đã làm sáng tỏ “khái niệm then chốt của sinh thái học toàn diện,” với quá trình tiến triển của nó được ngài phân tích trong giáo huấn xã hội của Giáo hội. Quả thật, Laudto Si’ (Chúc tụng Chúa), một tông huấn “về sinh thái” trong ý nghĩa nhân văn và toàn diện, là một tông huấn xã hội.
Đức Hồng y Turkson, 68 tuổi, từ Ghana, là cựu Tổng Giám mục của Cape Coast, một nhà chú giải kinh thánh . Dưới đây là bản dịch cuộc nói chuyện của chúng tôi với ngài:
ZENIT: Trong đêm trước hội nghị thượng đỉnh COP21, khi cuộc tấn công khủng bố ở Paris buộc phải hủy bỏ cuộc diễu hành ủng hộ cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, hàng ngàn đôi giày được để lại trong Quảng trường Cộng hòa Paris: các đôi giày biểu trưng cho những nỗ lực của Đức Thánh Cha Phanxico, và của riêng Hồng y, và của Hồng y Claudio Hummes cũng được để lại ở đó.
Đức Hồng Y Turkson nói về Tông huấn Laudauto Si’ và COP 21 đến COP 22
HY Turkson: Tôi phải dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh, và người ta có thể thấy tông huấn của Đức Thánh Cha đã tạo ra một sự thúc đẩy như thế nào trong các cuộc thảo luận … Về mặt này, tông huấn được phát hành theo đúng Sự Quan Phòng. Thậm chí trước COP21, tôi có tham dự một hội nghị, được tổ chức bởi Nicolas Hulot, Hội nghị Thượng đỉnh về Cách Cư xử đối với Khí hậu ngày 21 tháng 7, 2015,  để làm cho các nhà lãnh đạo có sự cảm nhận trước và chuẩn bị cho COP21. Trong diễn văn sau khai mặc, ông Tổng thống nước Cộng hòa đã trích dẫn tông huấn Laudto Si; điều đó thật đáng ngạc nhiên, vì ở Pháp người ta mạnh mẽ cổ vũ cho sự tách biệt hẳn giữa tôn giáo và nhà nước … Ở đó ông Tổng thống trích dẫn lời của Đức Thánh Cha, từng đoạn từng đoạn để đưa quan điểm đến nhu cầu to lớn “phải chăm sóc” và bảo vệ trái đất.
ZENIT: Cũng có một sự trùng hợp rất dễ thương giữa hội nghị chuyên đề ở UNESCO và COP22 hiện tại đang được tổ chức ở Ma-rốc, tại Marrakech …
HY Turkson: Có thể, có thể ... Tôi không biết liệu, khi chuẩn bị cho hội thảo chuyên đề này, Đức ông Follo có nghĩ đến điều đó không …. Trong bất kỳ tình huống nào, người ta đã nhìn thấy sự trùng khớp: chúng tôi tập trung ở Paris nơi COP21 được tổ chức và cũng là nơi diễn ra Hội nghị Cách Cư xử với Khí hậu, và chúng tôi ở đây thảo luận về chủ đề dưới mọi góc cạnh trong khi ở Marrakech việc áp dụng những hiệp định được ký ở đây được đem ra thảo luận, những cách thức tuyệt vời: ở Marrakech, sắt được đổ vào khuôn, để chúng trở nên hình mẫu cụ thể, và được đưa ra ứng dụng. Đối thoại của chúng tôi, qua cách nhắc lại những gì đã được nói ở đây một năm về trước, có thể tạo ra một sức đẩy nào đó, bằng cách thu hút sự chú ý vào tính cần thiết của việc không chỉ là đúc kết được những hiệp định nhưng là sự cam kết thực hiện của họ.
ZENIT: Hơn 200 người, trong đó có ít nhất 40 Đại sứ, tham gia vào hội thảo chuyên đề này ở UNESCO: có sự quan tâm lớn nào dành cho ý kiến của Tòa Thánh về những chủ đề này?
HY Turkson: Chắc chắn là có. Và Tòa Thánh luôn luôn ở đó và tôi có thể hình dung ra rằng tông huấn sẽ luôn đưa ra được một sự thôi thúc. Một sự kiện chuẩn bị cho COP22 đã được tổ chức ở Roma, trong Vatican, ngày 28 tháng 9 – một hội thảo chuyên đề với chủ điểm: “Laudato Si’ tiến đến COP22.” Các chủ điểm được rút ra và được chuyển đến Ma-rốc, chuyển đến cho Sứ thần Tòa Thánh, vì chính Sứ thần dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh. Do đó về phía chúng tôi, chúng tôi đã tự chuẩn bị tại Roma cho COP22.
ZENIT: Thưa Hồng y, ngài từ Ghana đến, một đất nước có khoảng 26 triệu dân, với trên 70% là người Ki-tô hữu. Ngài là Tổng Giám mục Cape Coast suốt 17 năm. Quốc gia của ngài chào đón tông huấn Laudato Si’ như thế nào?
HY Turkson: Một trong những phản ứng đầu tiên khi phát hành tông huấn Laudato Si’ là của Tổng thống Ghana, qua Đại sứ Ghana tại Tòa Thánh: Tổng thống chúc mừng Đức Thánh Cha về tài liệu. Rồi, sau đó chính ông đã đến Paris, trước Hội nghị về Cách đối xử với Khí hậu. Ông nói đến sự nở rộng của sa mạc Sahara, bây giờ là một sự đe dọa nghiêm trọng, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì được những cánh rừng.
Nhưng trước đây Ghana được gọi là “Duyên Hải Vàng,” và vẫn còn có nhiều vàng, không phải ở sâu dưới lòng đất như Nam Phi, nhưng rất gần trên mặt đất. Vì vậy rất nhiều người đào hố, và khi đào hố, họ phá rừng. Đấy không phải là cách tốt để bảo vệ rừng và bảo vệ trái đất chống lại sự nở rộng của Sahara. Khi người ta tìm được một mỏ khoáng chất, rừng bị tàn phá trước tiên, sau đó là các lớp đất bị đào xới. Cuối cùng, để lại một hố khổng lồ chẳng có thể sử dụng cho bất cứ việc gì. Đây là một mối đe dọa rất lớn làm nở rộng sa mạc và làm khí hậu ấm lên. Nó là như vậy đấy, thật không may, những gì chúng tôi đang chứng kiến trong đất nước của chúng tôi: rừng vẫn đang bị tàn phá. Người ta đổ xô đến đất nước của chúng tôi để tìm loại gỗ được gọi là “gỗ hồng sắc,” và người ta tự do đốn nó.
Nhưng mà, kinh tế cần phải tiến đến nhu cầu bảo vệ môi trường, trái đất. Rất cần thiết cho quốc gia như Ghana, một hình thức cân bằng phải được giữ cho cả hai vì, như tông huấn nói, chúng ta phải suy nghĩ: chúng ta sẽ để lại một thế giới như thế nào cho các thế hệ tương lai. Chắc chắn không phải là bóc lột nó, để lại một sa mạc cho các thế hệ tương lai; chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến sự hợp nhất giữa nhiều thế hệ. Dù sao đi nữa, có những dân tộc đã ý thức được tất cả mọi điều này.
Tôi đã tham dự một Hội nghị ở Zambia: Hội đồng Giám mục tổ chức một sự kiện trong đó một số công ty khai khoáng và các Bộ trưởng Nông nghiệp được mời đến tham dự thảo luận. Đó là một nỗ lực rất lớn để ý thức được sự kết nối giữa những hoạt động của con người, việc bảo vệ môi trường, và hệ thống kinh tế của quốc gia. Đó là một sáng kiến rất đáng khen. Có những quốc gia tạo được ý thức tích cực về tình hình này. Có những quốc gia vẫn phải đánh thức thêm một chút để nhìn thấy được mối đe dọa.
ZENIT: Đức Hồng y cũng là một nhà Chú giải Kinh Thánh, có lẽ ngài muốn cho các độc giả đọc Lời Chúa mà ngài thuộc lòng trong tim và ý cầu nguyện?
HY Turkson: Tôi nhớ một số đoạn trong Sách Châm ngôn. Chính Sự Khôn Ngoan là hiện thân nói: “Ta nói nhưng các ngươi không chịu lắng nghe Ta. Và vì các ngươi không lắng nghe ta, sẽ đến một lúc Ta sẽ không nghe thấy tiếng của các ngươi.” Đó là một sự trao đổi qua lại lẫn nhau: Sự Khôn Ngoan nói, cố gắng đưa ra bài học, và hy vọng có một người lắng nghe. Nhưng thật không may, người ta không chịu nghe lời của Sự Khôn Ngoan. Tôi nghĩ đó là tình hình của thế giới hôm nay. Có những người nói với chúng ta như là Sự Khôn Ngoan nói. Đức Thánh Cha là một trong những tiếng nói như vậy. Có rất nhiều tiếng nói trên thế giới cố gắng thu hút sự chú ý về những gì đang xảy ra. Và tôi hy vọng điều đó cũng như vậy ở Marrakech, cũng như ở đây năm ngoái, có những tiếng nói nói với chúng ta như Sự Khôn Ngoan. Và tôi hy vọng sẽ có sự lắng nghe tới tất cả những tiếng nói này. Và theo ý nghĩa này sự cầu mong của tôi sẽ là chúng ta thành công trong việc phát triển khả năng lắng nghe những tiếng nói của Sự Khôn Ngoan đến với chúng ta trong thời đại này.
[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/11/2016]