Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Viết về những vì sao: Một suy tư Ngày Giáng Sinh

Viết về những vì sao: Một suy tư Ngày Giáng Sinh




Viết trong những vì sao: Một suy tư Ngày Giáng Sinh

Chòm Kim Ngưu tinh có khoảng 3.000 ngôi sao. Credit: NASA, ESA, AURA/Caltech, Palomar Observatory The science team consists of: D. Soderblom and E. Nelan (STScI), F. Benedict and B. Arthur (U. Texas), and B. Jones (Lick Obs.)
Linh mục James Kurzynski

Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh, có thể các bạn chú ý thấy sự gia tăng lớn số lượng các ngôi sao. Những ngôi sao tôi nói đến ở đây không phải sao trên trời vào ban đêm, nhưng là những ngôi sao tô điểm cho các góc phố và các nhà thờ, thường được trang trí thêm bằng kim tuyến và các bóng đèn. Những việc trang trí này đã trở nên quá bình thường nên chúng ta ít khi suy nghĩ tại sao một trích đoạn trong Kinh Thánh lại có ảnh hưởng quá nhiều đến cách chúng ta suy tính xem phải trang trí Giáng sinh như thế nào. Tuy nhiên, những trang trí này cũng gợi nên câu hỏi, Chúng ta có nhìn thấy câu chuyện của Ngôi Sao Giáng Sinh dưới ánh sáng của nó?
Khoảng một tháng trước, một người anh linh mục gọi cho tôi, xin giúp giải thích Ngôi sao Bê-lem. Anh thắc mắc tại sao Kinh thánh vừa có thể lên án thuật tử vi, nhưng lại nhắc đến một sự kiện thuộc môn chiêm tinh tiên báo về sự giáng trần của Chúa Giê-su? Tôi nhắc anh rằng các đạo sĩ/nhà chiêm tinh đi theo ngôn sao là “từ phương đông,” tức không phải người Do thái. Vì vậy, cách các nhà đạo sĩ tiến đến với tạo vật có hơi khác với cách người Do thái tiếp cận với tạo vật. Đây là một trong những ý nghĩa sâu thẳm mạnh mẽ về câu chuyện của Ngôi sao Bê-lem: Sự kiện Chúa Giê-su sinh ra quá quan trọng đến mức những người không thuộc thế giới quan của Kinh thánh cũng rất háo hức muốn khám phá ra vị Vua hài nhi này.
Việc này dẫn đến một ý nghĩ thứ hai về Ngôi sao Bê-lem: Đây có phải là một sự kiện theo đúng nghĩa đen, theo lịch sử; một cách ẩn dụ, sự kiện tượng trưng; hay có phần nào đó kết hợp cả hai? Câu trả lời trung thực nhất cho câu hỏi này là Tôi không biết. Không có dấu hiệu báo trước rõ ràng về ngôi sao này trong Cựu Ước, chỉ có một câu truyện đề cập đến một ngôi sao tiên báo trong sách Dân số.
Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc,
tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên;
một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en (Ds 24:17)
Sẽ có người hỏi, “Đây có phải là một lời tiên tri rõ ràng về một ngôi sao?” Câu trả lời là không, trích đoạn này trong sách Dân số không báo trước một ngôi sao mới sẽ xuất hiện trong bầu trời đêm. Ngôi sao được nói đến tượng trưng cho một con người. Kinh Thánh người Do thái thường hiểu các vì sao theo một trong hai cách: Là một tạo vật của Thiên Chúa đem lại vinh quang cho Thiên Chúa hoặc là một thể hiện tượng trưng cho một người hay một nhóm người. Vì vậy, sách Dân số không cung cấp một sự hỗ trợ rõ ràng nào cho những người đi tìm một sự kiện thuộc chiêm tinh theo đúng nghĩa trên bầu trời đêm dẫn lối cho các nhà đạo sĩ đến với Đức Ki-tô. Tuy nhiên, nếu chúng ta tìm một phép ẩn dụ, một cách hiểu tượng trưng về ngôi sao, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dòng của ngôn sứ I-sai-a, (Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi." [Is 9:1]) rồi nhìn lại sách Dân số cùng với Tin mừng Mát-thêu ý nghĩa trở nên sáng tỏ hơn: Những điều thế giới ngoài người Do thái tìm kiếm qua những bằng chứng tự nhiên được làm sáng tỏ bởi những gì đã được tỏ lộ cho người Do thái bởi Sự Mặc Khải của Thiên Chúa Đấng mà ánh sáng này biểu thị. Cho dù bí mật vẫn còn đó về việc Ngôi Sao Bê-lem có phải là một sự kiện chiêm tinh thật sự hay không, thì điều chắc chắn về sự thật gợi nguồn động lực cho các nhà đạo sĩ lên đường hành hương chính là Ngài người là Đường, là Sự thật, và là Sự sống.
Trên mức độ tu đức cá nhân, Giáng sinh này soi dẫn tôi đến suy nghĩ về ánh sáng của chân lý dẫn đưa tất cả chúng ta đến một khám phá mới, một thế giới mới, một Vương quốc mới. Khi chúng ta suy nghĩ đến việc khám phá ra một ngôi sao, một hành tinh, hay một dải ngân hà mới, ý tưởng ngay lập tức thắc mắc về sự tương quan của thế giới mới được phát hiện này với thế giới chúng ta đã biết: Ngôi sao đó có giống với chúng ta không? Nó có các hành tinh giống của chúng ta không? Có sự sống trong dải ngân hà này không? Bất kể sự khám phá ra “thế giới mới” trên hành tin này hay những bước chân đầu tiên của con người lên mặt trăng có thế nào, thì câu trả lời đúng cho các câu hỏi về khám phá đó là chúng ta sẽ không thể hiểu trọn vẹn một thế giới mới cho tới khi chúng ta gặp được thế giới đó.
Nhiều người đã có những suy đoán về Đấng Mê-xi-a sẽ như thế này 2000 năm trước. Một số hy vọng về một nhà quá khích quân sự sẽ thành lập một thể chế chính trị mới ở Jerusalem. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không đến như một nhà quá khích, nhưng là “Thái tử Hòa bình,” mời gọi chúng ta trải nghiệm một thế giới mới, một Vương quốc mới mà thế giới này không biết hay không hiểu được. Cho đến hôm nay, người ta không thể hiểu trọn vẹn thế giới của Ki-tô giáo nếu người ta chưa gặp gỡ và đi vào nó, ôm trọn lấy nó và sống. Mượn lời của một trong những câu nói đáng nhớ của G.K. Chesterton, “Người đã không cố gắng và đã không tìm thấy sự ước muốn, nên người ta chỉ thấy khó khăn, và bỏ không cố gắng.” Quan điểm cốt lõi của câu nói này khẳng định rằng làm người Ki-tô hữu là một chuyện, bước trọn vẹn vào thế giới kỳ diệu và tuyệt mỹ theo cái nhìn của người Ki-tô hữu lại là chuyện khác. Hầu hết chúng ta, kể cả tôi, thường thấy mình đi vào một tình trạng căng thẳng với một chân bước trong thế gian này và chân kia bước vào nước Chúa. Tạ ơn Chúa, chính Chúa Giê-su cho thấy sự căng thẳng này là cần thiết, nhìn thấy thế giới mới của Vương quốc của Chúa được thiết lập giữa chúng ta trong khi vẫn chờ đợi sự mặc khải trọn vẹn của Vương quốc đó khi Đức Ki-tô trở lại một lần nữa trong vinh quang.
Thế giới bạn đang bước vào là gì? Ánh sáng dẫn đường cho bạn là gì? Khi chúng ta đang chuẩn bị mừng mầu nhiệm vĩ đại của Đức Ki-tô đi vào lịch sử nhân loại qua Mầu Nhiệm Nhập Thế, nguyện xin để chúng ta có can đảm khám phá thể giới tuyệt mỹ, kỳ diệu, và rất thú vị, đó là Nước Chúa. Và, cùng nhau, nguyện xin cho chúng ta đang bước đi trong bóng tối được kéo ra ngoài ánh sáng của Đức Ki-tô!
[Nguồn: vofoundation]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/12/2016]


Đức Tổng Giám mục Auza nói về hậu quả thảm khốc của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt

Đức Tổng Giám mục Auza nói về hậu quả thảm khốc của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt

Archbishop Bernardito Auza, Permanent Observer of the Holy See to the United Nations - RV
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc - RV
16/12/2016 10:46
(Vatican Radio) Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza đã trình bày một tham luận trong buổi Tranh luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Ngăn ngừa thảm họa: Một chương trình hành động toàn cầu để chặn đứng sự gia tăng những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt của những đối tượng sử dụng không thuộc chính phủ.
Trong tham luận Đức Tổng nhắc lại “sự phản đối liên tục và kiên quyết của Tòa thánh đối với việc sản xuất và sử dụng các loạt vũ khí huỷ diệt hàng loạt.” Ngài cũng nhấn mạnh rằng Tòa Thánh “có những lo ngại rất lớn rằng các tiến bộ về công nghệ trong sức mạnh của các hệ thống vũ khí hủy diệt tạo ra những thảm họa kinh hoàng hơn bao giờ hết cho những công dân vô tội.”

Dưới đây là tham luận của Đức Tổng Giám mục Auza bằng tiếng Anh

Tòa Thánh tri ân Đại diện chính phủ Tây Ban nha đã đưa ra chủ đề chặn đứng sự gia tăng của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt của các đối tượng không thuộc chính phủ để tranh luận trong Hội đồng này và tạo sự chú ý đối với Cộng đồng Quốc tế. Sự tham gia của các đối tượng không thuộc Chính phủ trong các cuộc chiến và xung đột gần đây đã tăng lên mạnh và điều này gây những hậu quả khủng khiếp cho các nhóm thường dân, đặc biệt nhất là phụ nữ, trẻ em, người già và người tàn tật. Các đối tượng phi chính phủ sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs) mà không bị trừng phạt và hoàn toàn tùy tiện, cho thấy rất ít hoặc không một chút quan tâm đến cộng đồng dân sự, tính tỷ lệ và sự phân biệt giữa các người tham chiến và không tham chiến.
Ngày nay những con số đáng chú ý về người tị nạn và người di cư cưỡng bức trên toàn thế giới làm chứng cho sự tàn phá mang đến bởi WMDs, cùng với những loại vũ khí quy ước có sức tàn phá kinh hoàng.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn chúng tôi xin lặp lại sự phản đối liên tục và kiên quyết của Tòa Thánh đối với việc sản xuất và sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bất cứ hành động nào, bất cứ loại vũ khí nào nhắm tùy tiện phá hủy toàn bộ thành phố hay các khu vực rộng lớn, cùng với cư dân của thành phố, là chống lại toàn bộ luật nhân đạo quốc tế và tất cả những ý tưởng văn minh, và đáng bị những sự kết án dứt khoát, tuyệt đối và ngay lập tức.
Tòa Thánh có những lo ngại rất lớn rằng những tiến bộ về công nghệ trong sức mạnh của các hệ thống vũ khí hủy diệt tạo ra những thảm họa kinh hoàng hơn bao giờ hết cho những công dân vô tội. Chỉ hơn một tuần trước đây, Đức Thánh Cha Phanxico có nhận xét, “Chúng ta nói ‘Không bao giờ thêm một lần nữa’ nhưng đồng thời chúng ta sản xuất vũ khí và bán chúng cho những bên đang có chiến tranh với nhau.”
Món lợi và việc buôn bán vũ khí này diễn ra ở mọi cấp độ. Một số Chính phủ cung cấp vũ khí cho các Chính phủ khách hàng cho dù họ biết rằng chúng sẽ được sử dụng để duy trì tính hung bạo, đàn áp nhân quyền căn bản và quay lưng lại với sự phát triển của toàn thể các quốc gia và dân tộc. Việc buôn bán này thường được thực hiện qua các nhóm tội phạm quốc tế, như Đức Giáo hoàng Phanxico đã nói tuần trước, là “một cách dễ dàng nhất để trở nên giàu có, nhưng cái giá là rất đắt: máu.”
Chiến đấu và đánh bại thương mại vũ trang bất hợp pháp và tội phạm là nền tảng để ngăn chặn những đối tượng phi chính phủ sở hữu và sử dụng những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, và từ đó ngăn chặn được những sự tàn bạo mà họ sẽ sử dụng các loại vũ khí đó để thực hiện. Củng cố những đạo luật phù hợp và những quy ước ở các mức độ đa quốc gia, song phương và quốc gia là một bước cần thiết trong hướng đi đúng đắn.
Thưa ông Chủ tịch,
Việc kinh doanh như bình thường liên quan đến những chính sách về các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, và tất cả các hệ thống vũ khí, phải được thay thế bằng một tính đạo đức toàn cầu mới. Lợi nhuận, những thuận lợi về địa chính trị bằng bất cứ giá nào và lập luận về sự sợ hãi và mất niềm tin phải được thay thế bằng con đường giải quyết nền an ninh rộng lớn hơn. Những động lực chính trị, kinh tế và văn hóa làm cho các đối tượng thuộc chính phủ và phi chính phủ tìm kiếm an ninh, sự hợp pháp, và năng lực trong việc sản xuất các loại vũ khí, hơn là sử dụng các nguồn tài nguyên để nâng cao sự phát triển kinh tế xã hội, sự hợp tác ngoại giao và chính trị, tôn trọng nhân quyền căn bản và pháp quyền, và hợp tác và đoàn kết ở mức độ khu vực và quốc tế.
Tòa Thánh đã liên tục kêu gọi những quốc gia sản xuất vũ khí nghiêm túc giới hạn và kiểm soát việc sản xuất và bán các loại vũ khí và đạn dược cho những quốc gia và khu vực không ổn định trên thế giới là những nơi khả năng sử dụng bất hợp và và có thể rơi vào tay của những đối tượng không thuộc chính phủ là mối nguy hiểm thực sự và hiện đang có. Sự gia tăng các loại vũ khí, bất kể là những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt hay là vũ khí “quy ước đơn thuần,” chỉ làm trầm trọng thêm những tình hình xung đột và gây ra hậu quả là sự đau khổ tột cùng cho con người và những cái giá về vật chất, làm hủy hoại nghiêm trọng đến sự phát triển và việc tìm kiếm hòa bình dài lâu.
Không gia tăng, kiểm soát vũ trang và giảm trừ quân bị làm vững chắc thêm cho an ninh toàn cầu, tôn trọng nhân quyền và phát triển bền vững. Không có những yếu tố này, việc đạt được Chương trình Hành động Phát triển Bền vững 2030 đang được ca tụng sẽ bị nguy hiểm nghiêm trọng. Không có chúng, những thảm họa chống lại con người và các dân tộc sẽ tiếp tục xảy ra. Không có sự hợp tác quốc tế và khu vực mạnh mẽ hơn, đặc biệt giữa những chính phủ sản xuất vũ khí, kiểm soát chặt chẽ và giới hạn hoạt động của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, thì việc nó về chiến lược toàn cầu chặn đứng sự gia tăng những loại vũ khí như vậy bởi những đối tượng không thuộc chính phủ chỉ là ảo tưởng.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/12/2016]