Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Ki-tô Hữu Iraq Hưởng Mùa Giáng Sinh Phấn Khởi

Ki-tô Hữu Iraq Hưởng Mùa Giáng Sinh Phấn Khởi

“Nói về sự tha thứ với họ rất dễ vì họ đã tha thứ không mang nỗi oán hận”
27 tháng 12, 2016
Christmas Celebration in Erbil - Community of Father Luis Montes IVE
Cha Montes/ ACN Photo
Mónica Zorita thuộc Hội Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn
Năm nay, người tị nạn ở miền Bắc Iraq phấn khởi gấp đôi khi mừng Chúa Giáng sinh. Điều này có được do phần lớn các ngôi làng trên đồng bằng Ni-ni-vê, trước đây nằm dưới sự chiếm đóng của “Nhà nước Hồi giáo” (IS) từ mùa hè năm 2014, bây giờ đã được giải phóng. Trong thời gian bị chiếm đóng, 120.000 người đã chạy trốn khỏi sự đe dọa ngày càng nhiều của nhóm chiến binh jihad; họ tìm nơi trú ẩn trong Tổng Giáo phận Erbil thuộc Giáo hội Can-đê ở Kurdistan.
“Khi chúng tôi nhận được tin IS đang rút lui, một cuộc ăn mừng tự phát bùng lên trong các trại tị nạn. Người ta đổ ra các con đường để nhảy mừng và ca hát, xem như họ chẳng có vấn đề tồi tệ nào trong cuộc sống.” Đây là những lời của Cha Luis Montes, linh mục coi xứ thuộc giám mục La-tinh của Kurdistan.
Tuy nhiên, hội thừa sai thuộc Học viện Ngôi Lời Nhập Thể nói với tổ chức Bác ái Công giáo Quốc tế Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn rằng còn rất nhiều trở ngại ngăn cản trước khi những người tị nạn có thể trở về nhà của họ. Cha giải thích: “Gần 60% các ngôi nhà ở Đồng bằng Ni-ni-vê đã bị đốt trụi. Những kẻ khủng bố không chỉ lấy toàn bộ của cải của họ, chúng còn cày xới cả khu vực bằng mìn,” thậm chí giấu chất nổ trong các đồ chơi của trẻ em.
Tuy nhiên, linh mục nói thêm rằng người ta “vẫn không mất hy vọng có thể quay về nhà của họ. Họ hình dung ra họ được sống trở lại trong những căn nhà của họ, tiếp đón bạn bè bà con thân thuộc ở đó. Vì lòng hiếu khách rất quan trọng đối với họ. Cho dù thế nào, người Iraq vẫn không mất nụ cười và niềm hy vọng của họ.” Nhà thừa sai nói thêm: “Làm linh mục coi xứ ở đây rất dễ vì người ta thực sự sống theo những gì họ nói. Nói về sự tha thứ với họ thì rất dễ vì họ đã tha thứ mà không mang sự oán hận. Họ đã mang lại cho chúng tôi sức mạnh.”
Đồng thời, các tổ chức cứu trợ đang giữ cho mọi người tiếp tục cuộc sống, nhớ đến người tị nạn một cách đặc biệt trong mùa Giáng sinh. “Thật đáng nhớ khi nhìn vào khuôn mặt của các trẻ em khi các em nhìn thấy những món quà tặng. Không phải chỉ vì những gì được gói trong đó, nhưng vì những người sống cách rất xa họ đang nghĩ đến họ,” cha Montes nói.
Chăn mền hiện tại là một nhu cầu rất lớn, vì tường của các trại lính được làm sẵn trong các trại tị nạn rất mỏng — quá mỏng không ngăn được nhiệt độ đóng băng của mùa đông. Nó dưới độ đóng băng rất nhiều vào mùa đông, một đối nghịch quá lớn so với nhiệt độ 100 độ (F) vào mùa hè. Người ở Tây phương thường nghĩ rằng Iraq nóng quanh năm, nhưng điều đó rất xa sự thật.
Cha Montes nói rằng người tị nạn “biết rằng người Ki-tô hữu ở những quốc gia khác giữ cho họ còn sống,” ngài nói thêm “họ luôn cầu nguyện cho các mạnh thường quân.” Tuy nhiên, vị linh mục nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế không nên quên rằng Iraq có lần bị Nhà nước Hồi giáo đánh bại. “Quốc gia này cần phải được tái thiết từ đầu. Người dân đã mất tất cả mọi thứ,” ngài nói.
Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn là một tổ chức bác ái Công giáo Quốc tế dưới sự hướng dẫn của Tòa Thánh, cung cấp sự hỗ trợ cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở hơn 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Hoa kỳ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org (Ireland); www.acn-aed-ca.org (Canada) www.acnmalta.org (Malta)

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/12/2016]



PHỎNG VẤN: ‘Aleppo đang ăn mừng, thoát khỏi những kẻ khủng bố. Truyền thông Tây phương thông tin sai’

PHỎNG VẤN: ‘Aleppo đang ăn mừng, thoát khỏi những kẻ khủng bố. Truyền thông Tây phương thông tin sai’

Trong suốt gần 5 năm xung đột, Tiến sĩ Nabil Antaki ở lại trong thành phố của Syria để chăm sóc người, ông nói về trải nghiệm của ông
26 tháng 12, 2016
PHỎNG VẤN: ‘Aleppo đang ăn mừng, thoát khỏi những kẻ khủng bố. Truyền thông Tây phương thông tin sai’
ngAleppo - Facebook SOS Chrétiens D'Orient
“Người dân của Đông Aleppo đang trải qua những thời khắc vui mừng, được giải phóng khỏi những kẻ khủng bố sử dụng người dân ở đây làm những lá chắn người.” Những lời nói này nghe khác với những gì chúng ta quen nghe thấy ở Phương Tây.
Nhiều phương tiện truyền thông miêu tả sự giải phóng của thành phố Syria này bởi quân Chính phủ giống như một cơn dịch, trong khi thực sự, ngoại trừ những khó khăn không thể tránh khỏi và những tình tiết ác liệt, người dân đã sống những thời khắc này giống như một cơn ác mộng đã qua đi.
Tiến sĩ Nabil Antaki khẳng định điều này. Ông sinh năm 1941, là một bác sĩ chuyên khoa đường ruột, khi cuộc chiến nổ ra ở Aleppo, ông được hối thúc chạy trốn để bảo toàn mạng sống. Nhưng ông đã chọn ở lại. Ông ở lại Mouhafaz, khu xóm của ông, nằm ở vùng phía tây của thành phố, vì “con người trong cuộc xung đột cần được chăm sóc hơn bao giờ hết.”
Trung thành với Lời Thề Hippocrat, ông đã thực hiện công việc của mình trong mọi giai đoạn của cuộc khủng hoảng hung tàn này ở Aleppo. Và bây giờ những tiếng súng cối cuối cùng đã im lặng, Tiến sĩ Antaki kể với ZENIT kinh nghiệm của ông:
***
ZENIT: Thưa Tiến sĩ Antaki, ngày nay ở Phương tây có một “Ngày Aleppo,” để bày tỏ tình hiệp nhất với người dân của thành phố ở Syria này. Tình hình bây giờ thế nào? Nhiều người đã mất nhà cửa trong cuộc xung đột ...
Dr. Antaki: Tình hình của Aleppo hiện nay tốt hơn nhiều so với suốt 4 năm qua. Bây giờ hầu như nó đã được giải phóng khỏi những phiến quân khủng bố. Cư dân của Aleppo có cảm nhận của sự an toàn, không còn nghe những tiếng súng cối gầm rú trong ít ngày qua như vẫn từng nghe mỗi ngày trong suốt 4 năm qua. Cư dân của Đông Aleppo bây giờ đã thoát khỏi những kẻ khủng bố, những kẻ đã sử dụng họ như những lá chắn người.
Đúng, hàng ngàn gia đình đã mất nhà cửa, đa số là từ 4 năm trước, khi phiến quân chiếm đóng các khu vực ở miền Đông Aleppo vào tháng 7 năm 2012. Khi đó một nửa triệu người đã rời bỏ nhà cửa của họ và chạy đến những khu vực thuộc miền Tây dưới sự kiểm soát của chính phủ Syria. Trong suốt những tuần cuối cùng của cuộc giải phóng khu vực miền Đông, hàng ngàn người đã mất nhà cửa. 80% người dân Aleppo bây giờ là những người di tản trong nước.
ZENIT: Ông là một bác sĩ. Ông thấy tình hình “sức khỏe” ở Aleppo như thế nào?
Ts. Antaki: Thực ra cũng không quá tệ, tốt hơn trước đây. Có thể chấp nhận được, không tốt lắm, nhưng có thể chấp nhận được.
ZENIT: Ở Phương tây có sự chú ý rất lớn đến cuộc giải phóng của Aleppo, đặc biệt những cư dân bị mắc kẹt ở phía đông của thành phố. Tại sao lại khó thực hiện việc di tản?
Ts. Antaki: Việc di tản khó thực hiện vì 2 lý do: thứ nhất là một số phiến quân từ chối thỏa thuận di tản và bắn bất cứ người dân nào muốn rời đi. Họ muốn giữ  người dân lại làm các lá chắn người. Lý do thứ hai là, trong thỏa thuận di tản, phiến quân đồng ý ngừng phong tỏa hai ngôi làng người Shiite bị bao vây trong tỉnh Idlib để mở đường cho việc di tản những người bị thương và người đau ốm. Nhưng, ngay từ ban đầu, họ không thực hiện cam kết.
ZENIT: Tình hình mà ông mô tả nghe khác với những gì chúng tôi được nghe ở Tây phương. Ông có tin rằng thông tin về Aleppo được chuyển tải bởi truyền thông Tây Phương là không chính xác?
Ts. Antaki: Chắc chắn rồi, những thông tin đó không chính xác và thường không đúng sự thật. Họ thổi phồng và cường điệu hóa những vụ không kích, những cơn mưa pháo cối và sự đau khổ của người dân ở Đông Aleppo và họ hầu như không bao giờ tường thuật sự đau khổ của cư dân Tây Aleppo, những trận mưa pháo cối hàng ngày trong nhiều khu vực với số thương vong lớn mỗi ngày. Họ không báo cáo về việc phiến quân cắt nguồn cấp nước cho thành phố 1,5 triệu người.
ZENIT: Theo ý của ông, có thông tin sai lệch về Syria?
Ts. Antaki: Từ đầu cuộc chiến, truyền thông Tây phương không trung lập cũng chẳng khách quan. Họ không có phóng viên tại hiện trường. Những nguồn thông tin chính của họ là nhóm quan sát nhân quyền Syria và truyền thông xã hội như Facebook. Liên quan đến SOHR, đó là một cơ quan nổi tiếng được thành lập trước khi bắt đầu cuộc chiến, trụ sở ở London, được điều hành bởi một người với một mục tiêu: Thông tin sai lệch. Nguồn thông tin thứ hai là video và hình ảnh được đăng tải trên FB và Twitter bởi các nhà hoạt động rất gần gũi với nhóm khủng bố. Rất nhiều hình ảnh là giả, một số video được lấy ở những quốc gia khác trong các thảm kịch khác. Thật không may, hầu hết truyền thông Tây phương lại chỉ dựa trên những nguồn này. Chúng nhằm lôi kéo và thông tin sai cho công luận.
ZENIT: Đối thủ của Assad là những ai? Có phải toàn bộ họ là nhóm khủng bố?
Ts. Antaki: Hầu hết các nhóm vũ trang tại chiến trường đều là các tay khủng bố Hồi giáo. Họ không chỉ là đối thủ của Assad mà còn là đối thủ của chính phủ Syria. Họ không phải nhóm dân chủ. Họ muốn một chính quyền Hồi giáo. Những đối thủ không vũ trang chủ yếu là những người đã rời khỏi Syria nhiều năm rồi, di cư sang Châu Âu, không còn sự kết nối nào với Syria. Rất ít người duy tâm.
ZENIT: Ông có nghĩ Assad được sự ủng hộ của đa số?
Ts. Antaki: Tôi nghĩ vậy vì đa số người dân Syria khám phá vài tuần sau khi cuộc chiến bắt đầu rằng những gì đang xảy ra không phải là một cuộc cách mạng nhằm mang đến nhiều dân chủ hơn, nhiều tôn trọng nhân quyền hơn. Đa số biết rằng hầu hết các nhóm đối thủ vũ trang của Assad là khủng bố, chiến binh (90.000 người nước ngoài) là những người muốn phá hủy đất nước của chúng tôi và thiết lập nên một nhà nước Hồi giáo.
ZENIT: Ông là một người Ki-tô giáo. Điều kiện của cộng đồng người Ki-tô hữu ở Syria đã thay đổi như thế nào từ khi cuộc chiến bắt đầu?
Ts. Antaki: Syria là một nhà nước thế tục. Tình trạng của chúng tôi trước cuộc chiến và sau cuộc chiến chẳng có gì thay đổi. Cũng giống như những người anh em Hồi giáo, người Ki-tô hữu ở Syria xem họ là người Syria trước khi tuyên bố giá trị Ki-tô hữu của họ. Những gì thay đổi là một sự giảm sút khủng khiếp số người Ki-tô hữu ở Aleppo. Ba phần tư đã rời bỏ đất nước. Điều này tạo nên một đau khổ rất lớn vì chúng tôi là những Ki-tô hữu tiên khởi trên trái đất và Syria là cái nôi của Ki-tô giáo.
ZENIT: Ông nhìn thấy một tương lai chính trị như thế nào cho Syria?
Ts. Antaki: Sau sự trung lập của các nhóm khủng bố, tương lai của Syria phải được quyết định bởi người dân Syria mà không có sự can thiệp nào của nước ngoài.
ZENIT: Giáng sinh có ý nghĩa gì với người dân của Aleppo?
Ts. Antaki: Lần đầu tiên trong 5 năm, Giáng sinh sẽ được tổ chức trong niềm vui mừng ở Aleppo. Cảm giác an tâm của người Ki-tô hữu, bây giờ Aleppo thoát khỏi những kẻ khủng bố, là rất quan trọng. Họ dọn dẹp thật nhanh những thánh đường đã bị phá hủy nơi Thánh Lễ và những chuẩn bị mừng Giáng sinh sẽ được tổ chức. Họ trang hoàng các nhà thờ và đường phố và, lần đầu tiên trong suốt 5 năm, họ khá hạnh phúc.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/12/2016]