Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chia buồn sau vụ tấn công ở Quebec

Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chia buồn sau vụ tấn công ở Quebec

Pope Francis expresses his condolences to Cardinal Gérald Cyprien LaCroix, Archbishop of Quebec City. - ANSA
Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ sự chia buồn với Đức Hồng Y Gérald Cyprien LaCroix, Tổng Giám mục thành phố Quebec. - ANSA
30/01/2017 15:14
(Vatican Radio) Sáng thứ Hai, sau Thánh Lễ bình thường tại chỗ ở của Đức Thánh Cha trong khu nhà Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha gặp Đức Hồng Y Gérald Cyprien LaCroix, ngài nói với Đức Tổng Giám mục thành phố Quebec ngài dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công vào một đền thờ (Hồi giáo) ở đó đêm Chủ nhật.
Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh đến tầm quan trọng cho tất cả, người Ki-tô hữu và Hồi giáo, phải hiệp nhất trong lời cầu nguyện. Sau buổi gặp gỡ với Đức thánh Cha, Đức Hồng Y Lacroix ngay lập tức trở về Canada.
Đức Thánh Cha cũng chính thức gửi lời chia buồn đến các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố trong một điện tín gửi đến Đức Hồng y Lacroix, và được ký bởi Quốc Vụ Khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin. Dưới đây là toàn văn của bức điện tín:

Điện tín về vụ tấn công một đền thờ ở Thành phố Quebec:
Kính gửi Đức Hồng Y Gérald Cyprien LaCroix
Khi nghe tin vụ tấn công xảy ra trong Quebec tại một nơi cầu nguyện của Trung tâm Văn hóa Hồi Giáo, để lại nhiều nạn nhân, Đức Thánh Cha Phanxico phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa và cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho nỗi đau của những người thân của họ. Ngài bày tỏ sự chia buồn sâu sắc đến những người bị thương và gia đình của họ, và với tất cả những người góp sức cứu trợ, nguyện xin Thiên Chúa ban cho họ sự vỗ về và ủi an trong cơn thử thách này. Một lần nữa Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án sự bạo lực gây ra nỗi đau như vậy; và khẩn xin Thiên Chúa ban ơn sủng tôn trọng lẫn nhau và bình an, ngài khẩn cầu cho những gia đình chịu thử thách lớn, và cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, cũng như cho tất cả người dân Quebec, hưởng được ơn Phúc lành của Thiên Chúa.
Hồng y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh của Đức Giáo Hoàng

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/01/2017]



Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội

Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội

Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ hàng ngày tại Nhà Nguyện Thánh Marta hôm thứ Hai.
30/01/2017 12:05
(Vatican Radio) Sức mạnh lớn nhất của Giáo hội hôm nay nằm trong các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Marta. Trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha là các vị tử đạo: “Ngày nay có nhiều người tử đạo hơn những giai đoạn đầu” – nhưng truyền thông không nói gì về họ, ngài tiếp tục, vì đó không phải bản tin của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nhắc chúng ta nhớ đến những người chịu tử đạo.
“Không có sự ghi nhớ thì không có hy vọng,” Đức Thánh Cha nói, nội dung bài giảng của ngài dựa trên Thư gửi cho tín hữu Do thái. Bài đọc Một của Lễ là một lời thúc đẩy chúng ta nhớ lại toàn bộ lịch sử của dân Chúa. Phụng vụ trong những ngày này tập trung vào chương Mười Một của thư gửi tín hữu Do thái, nói về sự ghi nhớ – và trên tất cả là một “sự ghi nhớ đức vâng lời,” sự ghi nhớ đức vâng lời của rất nhiều người, bắt đầu từ tổ phụ Abraham, người đã tuân lệnh Chúa rời bỏ mảnh đất quê hương mà không biết mình sẽ đi đâu. Đặc biệt, đọan 11 thư gửi tín hữu Do thái được đọc trong Lễ hôm nay nói về những sự ghi nhớ khác: sự ghi nhớ những công cuộc vĩ đại của Thiên Chúa, được hoàn thành bởi Gideon, Barak, Samson, David; “quá nhiều người,” Đức Thánh Cha nói, “những người đã làm các điều vĩ đại trong lịch sử của Israel.”

Ngày nay có nhiều người tử đạo hơn những thời gian đầu: truyền thông không nói gì về họ vì họ không đáng lên bản tin của người ta
Cũng có một nhóm thứ ba chúng ta phải ghi nhớ: những người tử đạo, “những người chịu đau khổ và hy sinh mạng sống của họ, như Chúa Giê-su đã làm,” “những người bị ném đá, bị hành hạ, bị giết chết bởi lưỡi gươm.” Quả thật Giáo hội là “dân tộc này của Chúa,” “tội lỗi nhưng vâng lời,” là dân tộc “làm nên những điều vĩ đại và cũng làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô, đến mức độ chịu tử đạo”:
“Những vị tử đạo là những người làm cho Giáo hội tiến bước, họ là những người hỗ trợ Giáo hội, là những người đã hỗ trợ Giáo hội [trong quá khứ] và hỗ trợ Giáo hội ngày nay. Và ngày nay có nhiều người tử đạo hơn những thế kỷ đầu. Truyền thông không nói gì về họ vì họ không đáng để người ta đưa lên bản tin, nhưng có quá nhiều người Ki-tô hữu trong thế giới ngày nay được phúc lành vì họ bị bách hại, bị lăng nhục, bị tống ngục. Có quá nhiều người bị vào tù chỉ vì đeo một cây thánh giá hoặc vì tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô! Đây là vinh quang của Giáo hội, và là sự hỗ trợ của chúng ta, và cũng là sự xấu hổ cho chúng ta: chúng ta được quá nhiều, mọi thứ đối với chúng ta có vẻ quá dễ dàng, và nếu chúng ta có thiếu thốn một chút gì đó chúng ta liền kêu ca. Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến những anh chị em này của chúng ta đang chịu sự tử đạo, con số những người này lớn hơn rất nhiều so với những thời kỳ đầu!”
“Tôi không thể quên được,” Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục, “chứng tá của vị linh mục đó và của nữ tu đó trong Nhà thờ Chính tòa ở Tirana [Albania]: sau nhiều năm ở trong tù, bị lao động cưỡng bức, bị làm nhục,” ở một nơi nhân quyền không hiện diện.

Sức mạnh lớn nhất của Giáo hội là những Giáo hội bé nhỏ bị bách hại
Rồi Đức Thánh Cha nhắc lại sức mạnh lớn nhất của Giáo hội hôm nay là ở trong “những Giáo hội bé nhỏ” đang bị bách hại:
“Và cả chúng ta – điều này là đúng và công bằng – chúng ta hài lòng khi chúng ta nhìn thấy những hoạt động lớn của giáo hội, đạt được thành công lớn, những Ki-tô hữu đã tham gia thực hiện … và điều này rất đẹp! Đây có phải là sức mạnh? Vâng, nó là sức mạnh. Nhưng sức mạnh lớn nhất của Giáo hội hôm nay là ở trong những Giáo hội bé nhỏ, rất nhỏ, chỉ có ít người, bị bách hại, với vị Giám mục phải ngồi tù. Đây là vinh quang của chúng ta hôm nay, đây là vinh quang và là sức mạnh của chúng ta.”

Máu của các vị tử đạo là hạt giống của các Ki-tô hữu
“Một Giáo hội không có các vị tử đạo – tôi dám nói điều này – là một giáo hội không có Chúa Giê-su,” Đức Thánh Cha nói trong phần kết luận. Sau đó ngài mời những người đang tham dự lễ cầu nguyện “cho những vị tử đạo của chúng ta, những người đang chịu quá nhiều đau khổ … cho những Giáo hội không được tự do thể hiện bản thân: họ là niềm hy vọng của chúng ta.” Và Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong những thời gian đầu của Giáo hội, một tác giả cổ xưa đã viết “máu của các Ki-tô hữu, máu của các vị tử đạo, là hạt giống của Ki-tô hữu”:
“Các ngài, bằng sự tử đạo của mình, chứng tá của mình, bằng sự đau khổ của mình, thậm chí cho đi mạng sống của mình, hy sinh mạng sống của mình, gieo hạt giống Ki-tô hữu cho tương lai và trong những Giáo hội khác. Chúng ta hãy dâng Thánh Lễ này cho các vị tử đạo của chúng ta, cho những người hiện đang chịu đau khổ, cho những Giáo hội đang chịu đau khổ, những Giáo hội không có tự do. Và chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì được hiện diện trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong những anh chị em này của chúng ta, những người ngày nay đang làm chứng tá cho Ngài.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/01/2017]
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội



Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO LẮNG NGHE CHIẾN DỊCH GỠ BỎ TOÀN BỘ MÌN TRONG KHU CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO LẮNG NGHE CHIẾN DỊCH GỠ BỎ TOÀN BỘ MÌN TRONG KHU CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO LẮNG NGHE CHIẾN DỊCH GỠ BỎ TOÀN BỘ MÌN TRONG KHU CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA

25 tháng 1, 2017

VATICAN CITY - Hôm nay Đức Thánh Cha Phanxico lắng nghe thông tin về một chiến dịch đa tôn giáo duy nhất xóa sổ mìn khỏi khu vực Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa.
Trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, Thiếu tướng James Cowan, CEO của HALO Trust mô tả cho Đức Thánh Cha việc tháo bỏ hàng ngàn quả mìn khỏi các nhà thờ, các chủng viện và khu đất thánh trên vùng Bờ Tây của Sông Gio-đan, ông giải thích rằng đây là một biểu tượng quan trọng của sự hòa hợp tôn giáo trong thời điểm có xung đột lớn trong vùng. Trong các buổi họp sau đó với các nhân viên Vatican, Tòa Thánh đưa ra những hướng dẫn hữu ích và sự hỗ trợ cho dự án.
HALO Trust, tổ chức tháo gỡ mìn nhân đạo lớn nhất thế giới, đã bảo đảm được sự thỏa thuận của chính quyền Israel và Palestine để dọn sạch khoảng 2.600 quả mình sát thương và mìn chống tăng đã được gài ở Khu Rửa Tội trong suốt Chiến Tranh 1967.
Rất nhiều mìn nằm xung quanh những khu thánh thiêng trong quyền sở hữu của Giáo hội Công Giáo Roma và các Giáo hội Chính thống Coptic, Ethiopia, Hy Lạp, Romania,  Armenia, Nga và Syria. Người ta biết trong nhiều tòa nhà là những bẫy mìn.
Diện tích chung quanh các nhà thờ sẽ được tháo bỏ mìn chiếm khoảng 1 triệu mét vuông - tương đương 138 sân bóng đá. Dựa trên một khảo sát trong khu vực, HALO ước tính sẽ mất 2 năm và khoảng $4 triệu để gỡ bỏ toàn bộ mìn. Đội tháo mìn sẽ gồm người Palestine, Israel và Georgia.
James Cowan, CEO của HALO nói:
Đức Thánh Cha đã rất rộng rãi dành thời gian của ngài để lắng nghe với sự thích thú những kế hoạch của chúng tôi nhằm làm sạch khu Rửa Tội của Chúa Giê-su. Sự quan tâm của ngài có thể làm phấn khởi cộng đồng Công giáo Roma toàn cầu trong sự hỗ trợ cho dự án. Với HALO một trong những khía cạnh quan trọng của chiến dịch làm sạch khu vực là sự hỗ trợ đa tôn giáo cho dự án. Chúng tôi thực sự cảm kích có được sự hậu thuẫn của Đức Tổng Giám mục Canterbury, Đức Giám sự của Giáo hội Scotland, Đức Đại Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, những nhà lãnh đạo các Giáo Hội Chính Thống khác ở Giê-ru-sa-lem, và bây giờ là Tòa Thánh. Lòng mong mỏi của chúng tôi là gây quỹ đủ số tiền cần thiết để cấp tài chính cho dự án; chúng tôi đã có một khởi đầu rất tốt, nhưng sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha và của Giáo Hội Công Giáo sẽ đặc biệt làm gia tăng sự ủng hộ toàn cầu cho dự án lịch sử này.
Hiện tại, có một đường mòn nhỏ đi xuyên qua khu gài mìn dẫn đến dòng sông và hàng năm có khoảng 460.000 khách hành hương đến viếng. Với lối vào các nhà thờ được phục hồi lại lần đầu tiên sau 50 năm, du khách và người hành hương có thể gia tăng - tăng lợi ích kinh tế cho địa phương.
[Nguồn: halotrust]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/01/2017]



Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc

Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc

“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”
29 tháng 1, 2017
Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc
Kinh Truyền Tin, 29 tháng 1, 2017 / © PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Trong số những người hiện diện trong buổi Kinh Truyền Tin hôm nay, có các thiếu niên của nhóm Công Giáo Hành Động của giáo phận Roma (CAR)  là những người, cùng với “Chuyến Lữ Hành Hòa Bình” đã kết thúc tháng Một, chính các em đã chọn chủ đề hòa bình. Vào cuối buổi đọc Kinh Truyền Tin, hai em, một nam một nữ, được mời lên Ban Công Giáo Hoàng, đọc một thông điệp thay mặt cho CAR của Roma.
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau Kinh Truyền Tin giữa ngày với những người tập trung trong Quảng Trường Thánh Phê-rô.
*  *  *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Phụng vụ Chúa Nhật này cho chúng ta suy tư về Tám Mối Phúc (Mt 5:1-12a), mở ra bài giảng vĩ đại được gọi là “bài giảng trên núi,” Magna Carta” (Hiến Chương) của Tân Ước. Chúa Giê-su tỏ lộ ý định của Thiên Chúa dẫn đưa con người đến hạnh phúc. Thông điệp này đã có trong lời giảng của các ngôn sứ: Thiên Chúa gần gũi với người nghèo và người bị áp bức và cứu họ thoát khỏi những kẻ ngược đãi họ. Tuy nhiên, trong bài giảng này Chúa Giê-su đi theo một con đường riêng: Ngài bắt đầu bằng cụm từ “Phúc thay”. Ngài tiếp tục bằng việc đưa ra điều kiện để đạt được điều đó và Ngài kết luận bằng một lời hứa. Động cơ cho mối phúc, cụ thể là sự hạnh phúc, không nằm trong điều kiện được đòi hỏi — chẳng hạn, “tinh thần nghèo khó,” “khóc than,” “khao khát trọn lành,” “bị bách hại” … nhưng nằm trong lời hứa tiếp theo, được đón nhận bằng đức tin như một ân ban của Thiên Chúa. Khi chúng ta bắt đầu trong điều kiện gian khổ để mở lòng mình ra cho ân ban của Thiên Chúa và đi vào một thế giới mới, “Vương Quốc” được Chúa Giê-su loan báo. Đây không phải là một cơ chế tự động, nhưng là một cách sống theo chân Chúa, để thực tại gian khổ và hoạn nạn được nhìn theo một cách nhìn mới và được trải nghiệm tùy theo sự hoán cải đã làm. Chúng ta không được chúc phúc nếu chúng ta không hoán cải, có khả năng biết trân trọng và sống những ân sủng của Thiên Chúa.
Cha sẽ dừng lại ở mối phúc thứ nhất: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (c. 4). Người có tinh thần nghèo khó là người mang lấy tâm tư và thái độ của những người nghèo, những người không nổi loạn trong hoàn cảnh của họ, nhưng là có khả năng khiêm nhường, nhu mì, mở lòng trước hồng ân của Thiên Chúa. Sự hạnh phúc của người nghèo — của người có tinh thần nghèo khó — mang chiều kích hai mặt: trong sự tương quan với của cải và trong sự tương quan với Thiên Chúa. Liên quan đến của cải, của cải vật chất, tinh thần nghèo khó này là sự điềm tĩnh: không nhất thiết là từ bỏ, nhưng là khả năng biết tận hưởng những gì là quan trọng, để chia sẻ; khả năng làm mới lại sự tốt lành của mọi việc từng ngày, không bị đè nặng trong sự u mê của tính tiêu dùng vô độ. Tôi càng có nhiều, tôi càng muốn nhiều; tôi càng có nhiều, tôi càng muốn nhiều: đây là tính tiêu dùng vô độ. Và nó giết chết tâm hồn. Và những người làm điều này, những người có thái độ này “tôi càng có nhiều, tôi càng muốn nhiều,” không hạnh phúc và sẽ chẳng có được hạnh phúc.” Trong mối tương quan với Thiên Chúa, đó là sự ca khen và lòng biết ơn vì biết rằng thế giới này là một ân ban, và rằng ngay từ khởi nguyên nó là tình yêu sáng tạo của Chúa Cha. Nhưng đó cũng còn là sự mở lòng ra với Người, vâng nghe trước quyền bính của Người: Người là Thiên Chúa; Người là Đấng Vĩ Đại. Tôi không vĩ đại vì tôi có nhiều thứ! Chính là Người: Người thiết lập chương trình thế giới này cho mọi người và muốn nó theo cách cho con người được hạnh phúc.
Một người có tinh thần nghèo khó là một Ki-tô hữu không đặt sự tín thác vào bản thân mình, vào của cải vật chất của mình, là người không bướng bỉnh trong những ý kiến của mình nhưng biết lắng nghe với lòng tôn trọng và sẵn sàng từ bỏ mình trước những quyết định của người khác. Nếu có nhiều người với tinh thần nghèo khó trong các cộng đoàn của chúng ta, chắc chắn sẽ có ít sự chia rẽ hơn, ít sự chống đối và tranh cãi hơn! Khiêm nhường, giống như bác ái, là một nhân đức đặc biệt cho sự chung sống trong các cộng đoàn Ki-tô hữu. Người nghèo, theo ý nghĩa này của phúc âm, nổi lên như những người giữ gìn sức sống cho mục tiêu của Vương quốc Nước Trời, làm cho chúng ta nhận thức rằng hạt mầm của một cộng đoàn huynh đệ chính là ý muốn chia sẻ chiếm ưu thế hơn sự sở hữu. Cha muốn nhấn mạnh đến điểm này: thích chia sẻ hơn sở hữu. Luôn luôn có một trái tim và đôi tay rộng mở (Đức Thánh Cha làm cử chỉ), không đóng lại (Đức Thánh Cha làm cử chỉ). Khi con tim khép lại (Đức Thánh Cha làm cử chỉ) nó bị nhỏ lại: nó thậm chí không biết yêu thương là gì. Khi trái tim rộng mở (Đức Thánh Cha làm cử chỉ), nó bước trên con đường yêu thương.
Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh, mẫu gương và hoa trái đầu tiên của tinh thần nghèo khó vì Mẹ hoàn toàn vâng phục trước ý định của Thiên Chúa, giúp chúng ta biết từ bỏ bản thân cho Thiên Chúa, giàu lòng thương xót, để Người đổ tràn ân sủng trên chúng ta, đặc biệt muôn vàn sự tha thứ của Người.
*
Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, như anh chị em thấy, những người xâm lăng đã đến … họ đang ở đây!
Hôm nay là kỷ niệm Ngày Thế Giới Người Bệnh Phong. Căn bệnh này, dù đang trên đà thoái lui, vẫn nằm trong số những căn bệnh đáng sợ nhất tấn công vào người nghèo nhất và bị gạt ra bên lề. Chiến đấu chống lại căn bệnh này là rất quan trọng, nhưng cũng phải chống lại sự phân biệt đối xử mà nó gây ra. Tôi động viên tất cả những ai cam kết trong việc cứu thoát và tái hội nhập xã hội cho những người bị căn bệnh phong này tấn công, tôi dâng lời cầu nguyện cho họ.
Cha chào thân ái tất cả anh chị em đến từ nhiều giáo xứ trong nước Ý và các quốc gia khác, cũng như những Hội đoàn và các Nhóm. Đặc biệt, cha xin chào các sinh viên đại học từ hai thành phố Murcia và Badajoz, giới trẻ của thành phố Bilbao và các tín hữu của thành phố Castellon. Cha xin chào anh chị em hành hương từ Reggio Calabria, Castelliri, và nhóm Hiệp Hội Cha Mẹ Quốc Gia của thành phố Sicily. Cha xin nhắc lại sự gần gũi của cha với những người dân vùng Trung Ý vẫn đang chịu đựng những hậu quả của động đất và những tình trạng không khí rất khó chịu. Nguyện xin cho những anh chị em này của chúng ta không thiếu sự hỗ trợ đều đặn của các hội đoàn và tình hiệp nhất chung. Và xin, xin không một hình thức quan liêu nào bắt họ phải chờ đợi và đau khổ thêm!
Bây giờ cha chuyển sang chúng con, các thiếu nhi nam nữ của nhóm Hành Động Công Giáo, của các giáo xứ và các trường Công giáo của Roma. Cùng đi có Đức Hồng Y đại diện, năm nay chúng con cũng bước đến điểm cuối của “Chuyến Lữ Hành Hòa Bình,” với khẩu hiệu là Bình An Muôn Nơi: một khẩu hiệu rất đẹp. Cảm ơn sự có mặt của chúng con và sự cam kết quảng đại của chúng con trong việc xây dựng một xã hội hòa bình. Bây giờ, tất cả chúng ta lắng nghe thông điệp mà những người bạn của chúng ta, bên cạnh cha đây, sẽ đọc cho chúng ta.
[Đọc thông điệp]
Và bây giờ những trái bong bóng được thả lên trời, biểu tượng của hòa bình, biểu tượng của hòa bình ...
Cha xin chúc tất cả anh chị em một Chủ nhật tốt lành. Xin chúc anh chị em bình an, khiêm nhường, chia sẻ trong gia đình của anh chị em. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc bữa trưa ngon miệng và xin hẹn gặp lại!
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/01/2017]

Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc
Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc
Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc
Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc
Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc

Giảng huấn Kinh Truyền Tin: Tám Mối Phúc


Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

‘Sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ’: Văn bản và video diễn văn của ông Mike Pence trong buổi Diễu Hành Vì Sự Sống

‘Sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ’: Văn bản và video diễn văn của ông Mike Pence trong buổi Diễu Hành Vì Sự Sống




27 tháng 1, 2017

‘Sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ’: Văn bản và video diễn văn của ông Mike Pence trong buổi Diễu Hành Vì Sự Sống

Video:



Dưới đây là toàn văn diễn văn của Phó Tổng Thống Mike Pence tại buổi Diễu Hành Vì Sự Sống.

Cảm ơn Karen và Charlotte,
và thay mặt Tổng Thống Donald Trump, vợ của tôi Karen, và con gái của tôi Charlotte.

Tôi xin chào mừng tất cả các bạn đến thủ đô Washington DC cho buổi Diễu Hành Vì Sự Sống thường niên lần thứ 44. Hôm nay là một ngày tuyệt vời. Nó là ngày đẹp nhất của các buổi Diễu Hành vì Sự Sống tôi từng được chứng kiến, về nhiều mặt chứ không phải một.

Tôi rất hân hạnh được đứng ở đây trước mặt các bạn. Tôi rất vinh dự được là Phó Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ có đặc ân được tham dự sự kiện này.

Hơn 240 năm trước, những người sáng lập của chúng ta đã viết lên những câu vang vọng qua nhiều thế hệ.

Họ tuyên bố những chân lý hiển nhiên rằng chúng ta, tất cả chúng ta, được Đấng Tạo Hóa ban tặng cho những quyền không thể thay thế, và trong số đó là quyền sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc.

44 năm trước, Tối Cao Pháp Viện của chúng ta đã quay lưng lại với quyền đầu tiên trong những lý tưởng vượt thời gian này.

Nhưng hôm nay, ba thế hệ sau, vì tất cả các bạn ở đây, và vì hàng ngàn người khác đứng lên cùng với chúng ta trong các cuộc diễu hành như vầy trên khắp đất nước, sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ.

Đó là bằng chứng trong việc bầu chọn của đa số người bảo vệ sự sống và Quốc Hội của Hoa Kỳ. Nhưng nó cũng là bằng chứng rằng, theo bất cứ cách nào, trong lịch sử bầu cử một tổng thống để đứng lên vì một nước Mỹ hùng mạnh hơn, một nước Mỹ thịnh vượng hơn, và một tổng thống, mà tôi dám tự hào nói rằng, đứng lên vì quyền của sự sống – Tổng Thống Donald Trump.

Thực sự Tổng Thống Trump đã yêu cầu tôi đến đây với các bạn hôm nay. Ông yêu cầu tôi cảm ơn các bạn vì sự ủng hộ của các bạn, vì việc đứng lên vì sự sống của các bạn, và vì tình thương yêu của các bạn dành cho phụ nữ và trẻ em Mỹ.

Đúng ngày hôm nay trước đây một tuần, trên các bậc tam cấp của Điện Capitol chúng ta chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 45 của Hoa kỳ. Tôi có thể khẳng định với các bạn ngay từ đầu, tổng thống của chúng ta là một người có đôi vai rộng và một trái tim lớn. Tầm nhìn của ông, năng lượng của ông, sự lạc quan của ông là vô tận và tôi biết rằng ông sẽ làm cho nước Mỹ hùng cường trở lại.

Ngay từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ ông đã giữ những lời hứa với dân tộc Mỹ.

Tôi muốn nói rằng ở nơi đó tại số 1600 Đại lộ Pennsylvania, chúng tôi đang làm công việc giữ lời hứa.

Đó là lý do tại sao hôm thứ Hai, Tổng thống Trump đã thu hồi lại Chính sách Mexico City để ngăn chặn trợ cấp nước ngoài của những tổ chức tài trợ vốn thúc đẩy thực hiện phá thai trên toàn thế giới.

Đó là lý do tại sao chính phủ này sẽ làm việc với Quốc Hội để chấm dứt việc cấp vốn phá thai lấy từ người đóng thuế và những người cung cấp việc phá thai, và chúng ta sẽ dành những nguồn quỹ đó cho những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trên toàn nước Mỹ.

Và đó là lý do tuần tới, Tổng Thống Donald Trump sẽ công bố bổ nhiệm người trong Tối Cao Pháp Viện, người bảo vệ những quyền tự do được Chúa ban tặng được coi như là thiêng liêng trong Hiến pháp của chúng ta trong truyền thống của Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện vĩ đại đã qua đời, Antonin Scalia.

Các bạn thấy, sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ. Và hôm nay là ngày mừng tiến trình mà chúng ta đã thực hiện vì mục tiêu đó. Các bạn biết rằng từ lâu tôi đã tin rằng chúng ta có thể đánh giá một xã hội bằng cách nhìn xem xã hội đó chăm sóc như thế nào cho những người bé mọn nhất, người già, người đau yếu, người tàn tật và những em bé chưa ra đời.

Chúng ta đã bước đến một giây phút lịch sử trong chính nghĩa của sự sống. Và chúng ta phải đón nhận giây phút này với sự tôn trọng và tình cảm cho mọi người Mỹ.

Sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ vì nhiều lý do.

Sự sống đang chiến thắng qua sự tiến bộ vững chắc của khoa học làm sáng tỏ thời điểm sự sống bắt đầu, nhiều nhiều hơn nữa, mỗi ngày. Sự sống đang chiến thắng qua lòng quảng đại của hàng triệu người trong các gia đình đón nhận con nuôi mở cửa những trái tim và gia đình cho những trẻ em đang cần sự giúp đỡ. Sự sống đang chiến thắng qua tình thương của những người chăm sóc và những người thiện nguyện tại các trung tâm tư vấn chống phá thai và các tổ chức có nền tảng đức tin chăm sóc phụ nữ trong các thành phố trên toàn thế giới.

Và sự sống đang chiến thắng qua những lời khuyên bảo thầm lặng giữa những người mẹ và con gái, những người bà và cháu gái, giữa những người bạn trên các bàn làm bếp, và trong các khuôn viên quán cà-phê và đại học. Chân lý được nói lên. Tình thương đang vượt qua được sự thoải mái. Và hy vọng đang đánh bại sự tuyệt vọng. Nói tóm lại một lời, sự sống đang chiến thắng ở nước Mỹ nhờ vào tất cả các bạn.

Vì vậy tôi kêu gọi các bạn hãy tiến lên. Nhưng như có lời đã viết, “Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi.’ Hãy làm cho mọi người biết đến hoạt động này với tình yêu, không phải với lòng tức giận, không phải mâu thuẫn. Khi nó là vấn đề của con tim, thì không có gì mạnh mẽ hơn sự hiền hòa.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục chiến thắng được những trái tim và suy nghĩ của thể hệ đang lớn nếu con tim của chúng ta trước hết biết tan vỡ cho những người mẹ trẻ và những đứa con chưa ra đời của họ, và nếu mỗi người chúng ta làm tất cả những gì chúng ta có thể để gặp gỡ được chính con người của họ, với lòng quảng đại, không xét đoán.

Để chữa lành được vùng đất của chúng ta và lấy lại một văn hóa của sự sống, chúng ta phải tiếp tục là một hoạt động bao dung tất cả, chăm sóc tất cả, và thể hiện sự tôn trọng phẩm giá và giá trị của mỗi con người.

Được viết thật trang trọng trên Đài Tưởng Niệm Jefferson là những lời của vị tổng thống thứ ba của chúng ta, ông đã răn bảo chúng ta, từ rất lâu, phải nhớ rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống và ban cho chúng ta tự do.

Thay mặt Tổng thống Hoa Kỳ và gia đình nhỏ của tôi chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã đứng lên vì sự sống. Chúng tôi cảm ơn các bạn vì tình thương của các bạn. Chúng tôi cảm ơn các bạn vì tình yêu mến của các bạn dành cho phụ nữ và trẻ em ở nước Mỹ.

Và hãy chắc chắc, hãy chắc chắn rằng, cùng với các bạn, chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi, chúng ta sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta giành lại được một văn hóa của sự sống ở nước Mỹ cho chính chúng ta và cho sự thịnh vượng của chúng ta. Xin cảm ơn và xin Chúa chúc lành cho các bạn.

Và xin Chúa chúc lành cho nước Mỹ.

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/01/2017]



Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu

Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu

Pope Francis preaches at the morning Mass at the Casa Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxico giảng lễ Sáng trong nhà nguyện Thánh Marta.
27/01/2017 12:47
(Vatican Radio) Thiên Chúa giải phóng chúng ta khỏi tội làm tê liệt chúng ta là người Ki-tô hữu: nhát gan, sợ hãi tất cả mọi thứ, nó làm chúng ta không có sự ghi nhớ, không cậy trông, không can đảm, và không kiên nhẫn. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu trong nhà nguyện Thánh Marta.


Nhớ lại công trình cứu độ của Thiên Chúa trong đời sống của tôi
Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng Bài đọc trong ngày trích thư gửi tín hữu Do thái thúc đẩy chúng ta sống đời sống Ki-tô hữu với ba điểm tương quan: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Trước tiên, bài đọc mời gọi chúng ta hãy nhớ lại, vì “đời sống Ki-tô hữu không phải bắt đầu hôm nay: nó tiếp tục đến hôm nay.” Nhớ lại là “gợi nhớ lại mọi điều”: những điều tốt đẹp, và những điều chưa tốt, và đặt câu chuyện của tôi “trước nhan Thiên Chúa”: mà không che giấu nó:
“‘Thưa anh em, hãy gợi nhớ lại những ngày đầu tiên đó: những ngày đầy nhiệt huyết, những ngày tiến bước trong đức tin, khi anh em bắt đầu đời sống đức tin, những thử thách đau khổ … Anh em không hiểu được đời sống người Ki-tô hữu, thậm chí đời sống tinh thần mỗi ngày, mà không có sự ghi nhớ. Không những anh em không hiểu: anh em không thể sống theo con đường của một Ki-tô hữu mà không có sự ghi nhớ. Sự ghi nhớ về ơn cứu độ của Thiên Chúa trong đời sống của tôi, sự ghi nhớ những khó khăn trong cuộc đời của tôi; nhưng bằng cách nào Thiên Chúa đã cứu tôi thoát khỏi những khó khăn đó? Ghi nhớ là một ân sủng: một ân sủng để cầu xin. ‘Lạy Chúa, xin cho con không quên bước đi của Ngài trong cuộc đời của con, xin cho con không quên những thời gian tốt đẹp, và cả những thời gian tồi tệ; những niềm vui và những thập giá.’ Người Ki-tô hữu là một người ghi nhớ.”


Sống trong hy vọng được gặp gỡ Chúa Giê-su
Tác giả Thư sau đó cho chúng ta hiểu rằng “chúng ta đang trên hành trình mong đợi một điều gì đó,” mong đợi “đạt được một đích đến: sự gặp gỡ, sự gặp gỡ với Thiên Chúa.” “Và ngài khuyến khích chúng ta sống bằng đức tin”:
“Hy vọng: hướng nhìn về tương lai. Vì chúng ta không thể sống một đời sống Ki-tô hữu mà không có sự ghi nhớ về những bước đường đã đi qua, chúng ta không thể sống một đời sống Ki-tô hữu mà không hướng về tương lai trong sự hy vọng … hy vọng được gặp Chúa. Và ngài dùng một cụm từ rất đẹp: ‘chỉ một giây chút thoáng qua …’ Ồ, cuộc sống chỉ thoáng qua như một hơi thở thôi sao? Nó lướt qua. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nghĩ rằng chúng ta còn rất nhiều thời gian phía trước, nhưng rồi cuộc sống dạy chúng ta rằng những câu mà tất cả chúng ta đều nói: ‘Nhưng thời gian trôi qua nhanh quá!’ Nó đến rất nhanh. Nhưng sự hy vọng gặp gỡ, nó là một cuộc sống khá căng thẳng, giữa sự ghi nhớ và hy vọng, quá khứ và tương lai.”


Sống hiện tại với lòng can đảm và kiên nhẫn
Cuối cùng, lá Thư mời gọi chúng ta sống hiện tại, “thường gặp những lúc đau khổ và buồn bã,” với “lòng can đảm và kiên nhẫn”: nghĩa là, với lòng chân thành, không xấu hổ, và chịu đựng mọi biến cố của cuộc sống. Chúng ta là những tội nhân, Đức Thánh Cha giải thích – tất cả chúng ta. “Ai là người đầu tiên, và ai là người sau … nếu anh em muốn, chúng ta có thể liệt kê một danh sách về sau, nhưng tất cả chúng ta là những tội nhân. Tất cả chúng ta. Nhưng chúng ta hãy tiến bước với lòng can đảm và sự kiên nhẫn. Chúng ta không dừng lại chỗ đó, không đứng lại, vì điều đó không làm chúng ta trưởng thành.”


Tội là tê liệt người Ki-tô hữu: sự nhát gan
Cuối cùng, tác giả Thư gửi tín hữu Do thái thúc giục chúng ta không vướng vào cái tội lấy mất sự ghi nhớ, sự hy vọng, lòng can đảm, và sự kiên nhẫn của chúng ta: sự nhát gan. “Nó là một tội không cho phép chúng ta tiến bước, vì sợ.” Vì thế Chúa Giê-su nói, “Đừng sợ.” Người nhát gan là những “người luôn luôn đi lùi lại, người bảo vệ cho mình quá mức, người sợ hãi tất cả mọi thứ”:
“‘Không phiêu lưu, không … phải khôn ngoan thôi …’ Tất cả những điều răn, tất cả … Vâng, đúng như vậy, nhưng điều này cũng làm cho anh em bị tê liệt, nó làm cho anh em quên rất nhiều ân sủng đã đón nhận, nó lấy mất sự hy vọng, vì nó không cho phép anh em tiến bước. Và hiện tại của một người Ki-tô hữu, của một người Ki-tô hữu như vậy, giống như khi một người đang đi trên đường và một cơn mưa bất chợt ập đến, và áo khoác không còn thoải mái nữa, các sợi vải co lại … Những tâm hồn bị giam hãm … Đây là sự nhát gan:  đây là một tội phản lại sự ghi nhớ, lòng can đảm, sự kiên nhẫn, và sự hy vọng. Nguyện xin Thiên Chúa làm cho chúng ta trưởng thành trong sự ghi nhớ, làm cho chúng ta trưởng thành trong hy vọng, cho chúng ta lòng can đảm và sự kiên nhẫn và giải thoát chúng ta khỏi sự nhát gan, sự sợ hãi tất cả mọi thứ … Những tâm hồn co cụm lại để bảo vệ chúng ta. Và Chúa Giê-su nói: ‘Ai cứu mạng sống mình sẽ bị mất.’”


[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/01/2017]


Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu
Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu

Đức Thánh Cha: Sợ hãi tất cả, một tội làm tê liệt người Ki-tô hữu