Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chia buồn sau vụ tấn công ở Quebec

Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chia buồn sau vụ tấn công ở Quebec

Pope Francis expresses his condolences to Cardinal Gérald Cyprien LaCroix, Archbishop of Quebec City. - ANSA
Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ sự chia buồn với Đức Hồng Y Gérald Cyprien LaCroix, Tổng Giám mục thành phố Quebec. - ANSA
30/01/2017 15:14
(Vatican Radio) Sáng thứ Hai, sau Thánh Lễ bình thường tại chỗ ở của Đức Thánh Cha trong khu nhà Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha gặp Đức Hồng Y Gérald Cyprien LaCroix, ngài nói với Đức Tổng Giám mục thành phố Quebec ngài dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công vào một đền thờ (Hồi giáo) ở đó đêm Chủ nhật.
Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh đến tầm quan trọng cho tất cả, người Ki-tô hữu và Hồi giáo, phải hiệp nhất trong lời cầu nguyện. Sau buổi gặp gỡ với Đức thánh Cha, Đức Hồng Y Lacroix ngay lập tức trở về Canada.
Đức Thánh Cha cũng chính thức gửi lời chia buồn đến các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố trong một điện tín gửi đến Đức Hồng y Lacroix, và được ký bởi Quốc Vụ Khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin. Dưới đây là toàn văn của bức điện tín:

Điện tín về vụ tấn công một đền thờ ở Thành phố Quebec:
Kính gửi Đức Hồng Y Gérald Cyprien LaCroix
Khi nghe tin vụ tấn công xảy ra trong Quebec tại một nơi cầu nguyện của Trung tâm Văn hóa Hồi Giáo, để lại nhiều nạn nhân, Đức Thánh Cha Phanxico phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa và cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho nỗi đau của những người thân của họ. Ngài bày tỏ sự chia buồn sâu sắc đến những người bị thương và gia đình của họ, và với tất cả những người góp sức cứu trợ, nguyện xin Thiên Chúa ban cho họ sự vỗ về và ủi an trong cơn thử thách này. Một lần nữa Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án sự bạo lực gây ra nỗi đau như vậy; và khẩn xin Thiên Chúa ban ơn sủng tôn trọng lẫn nhau và bình an, ngài khẩn cầu cho những gia đình chịu thử thách lớn, và cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, cũng như cho tất cả người dân Quebec, hưởng được ơn Phúc lành của Thiên Chúa.
Hồng y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh của Đức Giáo Hoàng

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/01/2017]



Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội

Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội

Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ hàng ngày tại Nhà Nguyện Thánh Marta hôm thứ Hai.
30/01/2017 12:05
(Vatican Radio) Sức mạnh lớn nhất của Giáo hội hôm nay nằm trong các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Marta. Trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha là các vị tử đạo: “Ngày nay có nhiều người tử đạo hơn những giai đoạn đầu” – nhưng truyền thông không nói gì về họ, ngài tiếp tục, vì đó không phải bản tin của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nhắc chúng ta nhớ đến những người chịu tử đạo.
“Không có sự ghi nhớ thì không có hy vọng,” Đức Thánh Cha nói, nội dung bài giảng của ngài dựa trên Thư gửi cho tín hữu Do thái. Bài đọc Một của Lễ là một lời thúc đẩy chúng ta nhớ lại toàn bộ lịch sử của dân Chúa. Phụng vụ trong những ngày này tập trung vào chương Mười Một của thư gửi tín hữu Do thái, nói về sự ghi nhớ – và trên tất cả là một “sự ghi nhớ đức vâng lời,” sự ghi nhớ đức vâng lời của rất nhiều người, bắt đầu từ tổ phụ Abraham, người đã tuân lệnh Chúa rời bỏ mảnh đất quê hương mà không biết mình sẽ đi đâu. Đặc biệt, đọan 11 thư gửi tín hữu Do thái được đọc trong Lễ hôm nay nói về những sự ghi nhớ khác: sự ghi nhớ những công cuộc vĩ đại của Thiên Chúa, được hoàn thành bởi Gideon, Barak, Samson, David; “quá nhiều người,” Đức Thánh Cha nói, “những người đã làm các điều vĩ đại trong lịch sử của Israel.”

Ngày nay có nhiều người tử đạo hơn những thời gian đầu: truyền thông không nói gì về họ vì họ không đáng lên bản tin của người ta
Cũng có một nhóm thứ ba chúng ta phải ghi nhớ: những người tử đạo, “những người chịu đau khổ và hy sinh mạng sống của họ, như Chúa Giê-su đã làm,” “những người bị ném đá, bị hành hạ, bị giết chết bởi lưỡi gươm.” Quả thật Giáo hội là “dân tộc này của Chúa,” “tội lỗi nhưng vâng lời,” là dân tộc “làm nên những điều vĩ đại và cũng làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô, đến mức độ chịu tử đạo”:
“Những vị tử đạo là những người làm cho Giáo hội tiến bước, họ là những người hỗ trợ Giáo hội, là những người đã hỗ trợ Giáo hội [trong quá khứ] và hỗ trợ Giáo hội ngày nay. Và ngày nay có nhiều người tử đạo hơn những thế kỷ đầu. Truyền thông không nói gì về họ vì họ không đáng để người ta đưa lên bản tin, nhưng có quá nhiều người Ki-tô hữu trong thế giới ngày nay được phúc lành vì họ bị bách hại, bị lăng nhục, bị tống ngục. Có quá nhiều người bị vào tù chỉ vì đeo một cây thánh giá hoặc vì tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô! Đây là vinh quang của Giáo hội, và là sự hỗ trợ của chúng ta, và cũng là sự xấu hổ cho chúng ta: chúng ta được quá nhiều, mọi thứ đối với chúng ta có vẻ quá dễ dàng, và nếu chúng ta có thiếu thốn một chút gì đó chúng ta liền kêu ca. Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến những anh chị em này của chúng ta đang chịu sự tử đạo, con số những người này lớn hơn rất nhiều so với những thời kỳ đầu!”
“Tôi không thể quên được,” Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục, “chứng tá của vị linh mục đó và của nữ tu đó trong Nhà thờ Chính tòa ở Tirana [Albania]: sau nhiều năm ở trong tù, bị lao động cưỡng bức, bị làm nhục,” ở một nơi nhân quyền không hiện diện.

Sức mạnh lớn nhất của Giáo hội là những Giáo hội bé nhỏ bị bách hại
Rồi Đức Thánh Cha nhắc lại sức mạnh lớn nhất của Giáo hội hôm nay là ở trong “những Giáo hội bé nhỏ” đang bị bách hại:
“Và cả chúng ta – điều này là đúng và công bằng – chúng ta hài lòng khi chúng ta nhìn thấy những hoạt động lớn của giáo hội, đạt được thành công lớn, những Ki-tô hữu đã tham gia thực hiện … và điều này rất đẹp! Đây có phải là sức mạnh? Vâng, nó là sức mạnh. Nhưng sức mạnh lớn nhất của Giáo hội hôm nay là ở trong những Giáo hội bé nhỏ, rất nhỏ, chỉ có ít người, bị bách hại, với vị Giám mục phải ngồi tù. Đây là vinh quang của chúng ta hôm nay, đây là vinh quang và là sức mạnh của chúng ta.”

Máu của các vị tử đạo là hạt giống của các Ki-tô hữu
“Một Giáo hội không có các vị tử đạo – tôi dám nói điều này – là một giáo hội không có Chúa Giê-su,” Đức Thánh Cha nói trong phần kết luận. Sau đó ngài mời những người đang tham dự lễ cầu nguyện “cho những vị tử đạo của chúng ta, những người đang chịu quá nhiều đau khổ … cho những Giáo hội không được tự do thể hiện bản thân: họ là niềm hy vọng của chúng ta.” Và Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong những thời gian đầu của Giáo hội, một tác giả cổ xưa đã viết “máu của các Ki-tô hữu, máu của các vị tử đạo, là hạt giống của Ki-tô hữu”:
“Các ngài, bằng sự tử đạo của mình, chứng tá của mình, bằng sự đau khổ của mình, thậm chí cho đi mạng sống của mình, hy sinh mạng sống của mình, gieo hạt giống Ki-tô hữu cho tương lai và trong những Giáo hội khác. Chúng ta hãy dâng Thánh Lễ này cho các vị tử đạo của chúng ta, cho những người hiện đang chịu đau khổ, cho những Giáo hội đang chịu đau khổ, những Giáo hội không có tự do. Và chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì được hiện diện trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong những anh chị em này của chúng ta, những người ngày nay đang làm chứng tá cho Ngài.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/01/2017]
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội
Đức Thánh Cha: Các Giáo hội nhỏ bé bị bách hại, sức mạnh của Giáo hội