Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Đức Hồng y Tobin ca ngợi nội các của ông Trump về quan điểm bảo vệ sự sống, chỉ trích về chính sách nhập cư

Đức Hồng y Tobin ca ngợi nội các của ông Trump về quan điểm bảo vệ sự sống, chỉ trích về chính sách nhập cư



Vatican City, 31 tháng 1, 2017 / 04:28 pm (CNA).- Trong những ngày đầu tiên của nội các của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Đức Hồng Y Giu-se Tobin giáo phận Newark nói rằng ngài đã nhìn thấy nhiều sự khích lệ về các vấn đề bảo vệ sự sống, nhưng tỏ ra lo ngại khi chuyển sang vấn đề người tị nạn.
“Tôi nghĩ rằng việc phó tổng thống và những viên chức khác của Tòa Bạch Ốc có mặt tại cuộc Diễu Hành vì Sự Sống tuần trước là rất đáng khích lệ, và tôi nghĩ đó là một sự quảng bá rất tốt,” đức hồng y nói với CNA trong một buổi phỏng vấn tọa đàm ngày 31 tháng Một.
Nhắc đến cuộc diễu hành bảo vệ sự sống khổng lồ thường bị giới truyền thông làm ngơ, ngài nói “tôi nghĩ đây là một món quà lớn cho dân tộc, buổi chiều mà nội các chính phủ có mặt.”
Tuy nhiên, ngài cũng lên tiếng lo ngại về sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump về người tị nạn, và sự tác động của nó trên những người đau khổ ở nhiều nơi trên thế giới. Ngài nói rằng đối với việc chống lại chính sách, các giám mục Hoa Kỳ có được sự ủng hộ của Đức Thánh Cha Phanxico.
Gần đây ngài đã đến Roma để nhận nhà thờ hiệu tòa Santa Maria delle Grazie, ngài nhận hôm Chủ nhật trước, ngài Tobin nói rằng cho đến nay lịch làm việc của ngài phủ đầy những buổi họp giáo triều, và một chuyến thăm viếng Bộ mới, Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện là một trong số đó.
Khi dừng chân tại một văn phòng trong cùng một tòa nhà để nói về “một vấn đề hoàn toàn khác,” ngài Tobin nói rằng ngài được vị Bộ trưởng, cha Michael Czerny, đến thăm, cha ghé qua và chuyển ý của Đức Thánh Cha rằng các giám mục Hoa Kỳ đang đáp lại vấn đề bằng “một câu trả lời của Tin mừng.”
Ngài Tobin, gần đây phục vụ với cương vị Tổng Giám mục giáo phận Newark, được Đức Thánh Cha Phanxico phong Hồng y trong Mật hội Hồng y mới đây, và nhận mũ đỏ ở Roma ngày 19 tháng Mười Một.
Trong cuộc phỏng vấn, đức hồng y cung cấp thông tin cập nhật về Đức Giám mục Phụ tá Manuel Cruz, bị tấn công khi đang dâng Lễ ở Newark hôm cuối tuần.
Ngài cũng nói về việc chuyển đổi từ Tổng giáo phận Indianapolis sang Tổng giáo phận Newark, những điểm mạnh và những thách đố của đời sống tận hiến, và Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 sẽ bàn về giới trẻ và nhận thức ơn gọi.

Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn của CNA với Đức Hồng y Tobin:
H: Hồng Y vừa đổi giáo phận. Việc đổi sang Tổng giáo phận Newark của Hồng y như thế nào, và ngài có thông tin cập nhật nào về Đức Giám mục Phụ tá, Manuel Cruz, hiện như thế nào sau khi ngài bị tấn công cuối tuần rồi?
Việc chuyển sang giáo phận Newark rất dễ thương. Tôi nhận được sự đón chào tuyệt vời từ các linh mục và giáo dân. Việc định hướng bản thân cho phù hợp với thực tại mới hơi giống như uống nước từ một vòi rồng chữa cháy, như người ta thường nói, cho nên đó là thử thách từng ngày để hiểu được cộng đoàn mới này và sinh khí của nó. Khi tôi đến đây chúng tôi bị một sự cố rất buồn tại nhà thờ chính tòa Newark hôm thứ Bảy. Một trong các đức giám mục phụ tá của chúng ta và là cha giám sở của nhà thờ chính tòa, đức giám mục Manuel Cruz, vừa dâng lễ cầu nguyện cho Roberto Clemente, một vận động viên bóng chày nổi tiếng của đội Puerto Rican và là một người nhân đức, một người liền bước ra khỏi hàng ghế và tiến lên gian cung thánh và đánh ngài. Ngày hôm sau tôi có nói chuyện với Đức Giám mục Cruz và ngài nói rằng thực ra ngài đưa tay để chào người đàn ông kia thì bị ông ấy đánh thẳng vào mặt và làm ngài bị thương. Ngài phải khâu khoảng 25 mũi khâu trên mặt và lúc đầu người ta nghĩ ngài bị gẫy hàm, và có thể ngài sẽ cần giải phẫu chỉnh hình lại, như vậy đó là một kinh nghiệm rất buồn đối với ngài và thực sự cho cộng đoàn nhà thờ chính tòa và cho tổng giáo phận.

H: Chúng con luôn cầu nguyện cho ngài. Một vấn đề khác luôn nằm trên trang đầu các báo và ở trong đầu mỗi người, đó là Donald Trump và những điều ông ta đã và đang làm trong những ngày qua kể từ khi ông lên nhậm chức. Một trong những lo lắng lớn nhất là chính sách nhập cư của ông. Phản ứng của Hồng y như thế nào đối với chương trình ông ta đang cố gắng thực hiện?
Tôi đã thể hiện ý kiến của mình trong một báo cáo mà Tổng giáo phận có đăng. Lo lắng của tôi về những điều khoản của vấn đề này, trước tiên là cấm người tị nạn từ một số vùng đau khổ nhất trên thế giới, và thứ hai, ông ta cấm tuyệt đối tất cả mọi người đến từ một số quốc gia, và cả những người thuộc Hồi giáo. Đó là những điều lo lắng nhất không chỉ của riêng tôi nhưng của tất cả các anh em giám mục.

H: Con biết Hồng y đã có những điểm bất đồng với Phó tổng thống Michael Pence về vấn đề này trong quá khứ, và cuối cùng chính quyền địa phương có cùng quan điểm với Giáo hội. Ngài có hy vọng rằng các giám mục sẽ có được thế lực về vấn đề này, đặc biệt sự quan tâm của ông Trump đối với người Công giáo?
Tôi chỉ muốn nói thêm rằng sự bất đồng trước đây với người sau này là thống đốc bang Indiana, nó không đơn thuần với chính quyền nhưng sau này cả với tòa án, vì Tiểu bang cố biện minh cho lệnh cấm của họ trong tòa án liên bang và trong hai tòa án khác nó bị loại bỏ không được xem là hợp hiến pháp. Vì vậy tôi nghĩ tính hợp hiến pháp chung của lệnh cấm này sẽ bị chất vấn không chỉ của các giám mục Công giáo, nhưng của những nhóm quan tâm khác và có thể là các tòa án cũng sẽ có tiếng nói về nó. Tôi nghĩ điều các giám mục cần làm và những gì chúng tôi làm là nói lên sự thật, và nói lên sự thật dưới ánh sáng của Tin mừng.




H: Đức Hồng y đã nhận được lời khuyên nào từ Vatican về cách làm cho nội các của ông Trump chú ý đến vấn đề này?
Thực ra hôm qua tôi có một cuộc họp, về một vấn đề hoàn toàn khác, nhưng tôi ở trong cùng một tòa nhà với (phòng) Di Trú, và (ngài thứ trưởng), Cha Michael Czerny, đến gặp tôi, và ngài nói rằng Đức Thánh Cha không cảm thấy cần phải can thiệp vào vì ngài tin tưởng các giám mục, không chỉ một giám mục, nhưng toàn bộ các giám mục Hoa kỳ đang đưa ra một câu trả lời phù hợp, một câu trả lời của Tin mừng.

H: Với người Công giáo, đặc biệt là nội các của ông Trump có thể gây khá hoang mang. Ông ta rất mạnh mẽ về vấn đề bảo vệ sự sống nhưng lại hoàn toàn ngược lại khi chuyển sang vấn đề di trú. Hồng y có lời khuyên nào cho người Công giáo, những người có thể cảm thấy bị mắc kẹt ở giữa?
Tất cả chúng ta đều bị thách thức khi nhìn thấy sự tôn trọng sự này, như câu nói nổi tiếng của Đức Hồng Y Bernardin, “cái áo không có đường chỉ nối” của Chicago, có nghĩa là cái áo choàng của Đức Ki-tô đã không bị xé ở dưới chân thập tự và cũng như vậy quan điểm đạo đức về sự sống cũng không bị xé ra. Bây giờ, thật đáng khích lệ khi nội các chính phủ hiện tại – tôi nghĩ đến sự việc phó tổng thống và những viên chức khác của Tòa Bạch Ốc tham gia tại cuộc Diễu Hành vì Sự Sống tuần trước là điều đáng khích lệ và tôi nghĩ đấy là một sự quảng bá rất tốt. Tôi có tham gia vào cuộc diễu hành đó một số lần và luôn kinh ngạc trước sự nhiệt thành của những người bước ra khỏi nhà vào giữa tháng Một, thường trong thời tiết lạnh đóng băng, để làm chứng tá và thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua. Vì vậy tôi cho rằng đây là một món quà lớn cho dân tộc, sự quan tâm mà nội các chính phủ trao tặng. Tôi hy vọng rằng họ sẽ làm tốt với dự định đó. Tuy nhiên tôi nghĩ có lẽ có một phần chính sách công được công bố tuần trước cần được thử thách và cần một sự tranh luận trong tôn trọng, và tôi nghĩ đó là điều các giám mục của quốc gia muốn làm.

H: Chuyển sang một thông báo khác được đưa ra tuần này, Vatican phê chuẩn vị trí của Hồng y trong Bộ Tu sĩ lo về Đời sống Tận hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông Đồ. Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành viên cuối tuần vừa qua. Hồng y có ý kiến gì về diễn từ của Đức Thánh Cha?
Chủ đề của buổi họp của Bộ – gồm các hồng y và giám mục cố vấn cho bộ ở Vatican về những chính sách ảnh hưởng đến đời sống tận hiến trên toàn thế giới. Chủ điểm của buổi họp liên quan đến lòng trung tín và sự kiên gan bền chí, vì vậy tôi nghĩ rằng ngài, đương nhiên dưới con mắt của một tu sĩ, rất quan tâm đến chứng tá mà người sống đời tận hiến đưa ra. Vì vậy ngài nói về những yếu tố có thể làm nổi bật sự tín trung giữa các tu sĩ, những vấn đề như hướng dẫn tu đức, thường xuyên lãnh nhận các bí tích, sự cần thiết phải có một vị linh hướng tu đức. Tôi nghĩ ngài đã giúp chúng tôi nhận ra rằng công việc chúng tôi đang làm là vô cùng quan trọng.

H: Trước đây Hồng y đã từng làm việc với Bộ và ngài có nhiều kinh nghiệm làm việc với các cộng đoàn tu sĩ khác nhau. Theo kinh nghiệm của ngài, ngài có thể cho biết những lĩnh vực có cơ hội lớn nhất của đời sống tận hiến hôm nay, nhưng cũng là những thế mạnh của nó?
Đời sống tận hiến, cũng như những đời sống có sự cam kết khác, ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt ở phương Tây, một nhà xã hội học nổi tiếng của Ý ở đây đã từng nói về “xã hội luân chuyển” (“liquid society”), một xã hội tự bản thân nó hay thay đổi về giá trị đến mức hôm nay anh bảo anh là thế này, mai lại đổi khác, ngay cả với những đặc tính sâu xa nhất của ý nghĩa của con người. Tôi nghĩ là những người sống với lời tuyên hứa, những người đã dâng mình cho Chúa, giữ vững được lời cam kết trong môi trường hay thay đổi như vậy cũng là một thách thức. Tôi cũng nghĩ rằng sự tự do mà đời sống tu trì làm mẫu gương sẽ không được thể hiện rõ ràng nếu chúng ta không hoàn toàn tự do – tự do thoát khỏi sự đấu tranh giành quyền lực, của cải hay những sự thỏa mãn vô độ. Trong một xã hội tiêu thụ, nó cũng trở thành một thách đố khi biết nói không, và sống đơn giản và sống với tâm tình tri ân là một bí mật thực sự của một đời sống hạnh phúc. Vì vậy tôi nghĩ tu sĩ có thể trở thành mẫu gương đó cho Giáo hội. Nhưng nếu chúng ta không trung tín với điều đó, chúng ta sẽ trở nên giống như muối bị mất vị của nó, và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra.

H: Một câu hỏi cuối. Chủ đề đức tin và nhận thức ơn gọi cũng là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám mục sắp tới. Bộ của ngài có đóng góp tài liệu đặc biệt nào không? Ngài tham gia vào việc lên kế hoạch ở mức độ nào?
Tôi nghĩ là tất cả các Bộ ở Roma đều được yêu cầu phải đóng góp vào thượng hội đồng, góp phần vào các tài liệu mở đầu và chuẩn bị, vì vậy tôi nghĩ bộ này cũng vậy, nhưng còn cả Hội đồng Giám mục Hoa kỳ nữa. Tôi nghĩ tôi sẽ tham gia một chút vào vì tôi là Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ, Đời sống Tận hiến và Ơn gọi. Do đó tôi hiểu được một phần quan trọng của tiến trình chuẩn bị cho một thượng hội đồng, là một hình thức tham khảo ý kiến và sau đó cố gắng soạn thảo lại những ý kiến tham khảo đó vào một tài liệu thực hành để hướng dẫn cho thượng hội đồng. Vì thế đúng, tôi nghĩ chúng tôi sẽ góp phần vào.

H: Ngài nghĩ một số chủ điểm lớn sẽ nằm trong phần thảo luận là gì?
Tôi nghĩ có một số điều. Cách Giáo hội hiện diện giữa giới trẻ ngày nay như thế nào, tôi nghĩ đến một số điều nhạy cảm mà giới trẻ đang tìm kiếm nơi bản thân họ, những trở ngại sẽ có đối với giới trẻ khi muốn theo đuổi ơn gọi mà Thiên Chúa dành cho người đó, chứng tá cụ thể mà giới trẻ có thể đưa ra trong Giáo hội và thế giới là gì và Giáo hội cần phải hỗ trợ giới trẻ như thế nào.
[Nguồn: catholicnewsagency]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/02/2017]



Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con: toàn văn

Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con: toàn văn

Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con: toàn văn
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ đánh dấu Ngày Thế Giới Đời Tận Hiến. - AP
02/02/2017 18:00
(Vatican Radio) Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ Trọng Đức Mẹ Dâng Con Trong Đền Thờ, và cũng là kỷ niệm Ngày Thế Giới Tận Hiến thường niên thứ 21.
Trong bài giảng Lễ, Đức Thánh Cha kêu gọi những người sống đời tận hiến cùng “theo gương Chúa Giê-su khi người ra đi để gặp Dân Người, ở giữa dân Người.”

Dưới đây là toàn văn bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con của Đức Thánh Cha Phanxico:
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico
Lễ Đức Mẹ Dâng Con
2 tháng Hai 2017
Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông Si-mê-on, “được Thần Khí thúc đẩy” (Lc 2:27), đã ẵm Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa bằng bài ca rằng. “Chính mắt con,” ông nói, “được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Ngài.” (Lc 2:30-32). Ông Si-mê-on không chỉ nhìn thấy, nhưng ông còn được ân ban ẵm trong tay niềm hy vọng đã chờ đợi từ lâu, làm ông ngập tràn nỗi hân hoan. Tâm hồn ông hân hoan mừng vui vì Thiên Chúa đến cư ngụ giữa Dân Người; ông đã cảm nhận được sự hiện diện bằng xương bằng thịt.
Phụng vụ hôm nay kể cho chúng ta rằng trong nghi thức đó, Thiên Chúa, bốn mươi ngày sau khi chào đời “đi ra để hoàn tất Lề Luật, nhưng thực tế Người đi để gặp gỡ những người tin theo Ngài.” Sự gặp gỡ này của Thiên Chúa với dân Người đem đến niềm vui và đổi mới hy vọng.
Bài ca của ông Si-mê-on là bài tụng ca của người tín hữu, vào cuối ngày có thể kêu lên: “Quả thật, trông cậy vào Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng (x. Rm 5:5). Thiên Chúa không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Ông già Si-mê-on và bà An-na, trong tuổi già của họ, đã có thể có được một kết quả mới, và họ làm chứng trong bài ca này. Cuộc sống thật xứng đáng khi sống trong sự cậy trông, vì Thiên Chúa giữ lời hứa của Người. Chính Chúa Giê-su sau này sẽ giải thích lời hứa này trong hội đường Na-za-rét: người ốm đau, người tù đày, những người cô đơn, người nghèo, người già cả và tội nhân, tất cả đều được mời để cùng hát lên bài ca hy vọng này. Giê-su ở với họ, Giê-su ở với chúng ta (x. Lk 4:18-19).
Chúng ta được thừa hưởng bài ca hy vọng này từ những vị tiền nhân của chúng ta. Họ làm cho chúng ta trở thành một phần trong tiến trình này. Trên những khuôn mặt của họ, trong đời sống của họ, trong những hy sinh hàng ngày của họ chúng ta có thể nhìn thấy lời ca khen này được thể hiện như thế nào. Chúng ta là những người thừa tự những ước mơ của tiền nhân chúng ta, là người thừa tự niềm hy vọng đã không làm thất vọng những người mẹ và cha, những người anh và chị của chúng ta. Chúng ta là người thừa tự của những người đã đi trước chúng ta và có can đảm dám ước mơ. Cũng giống như họ, chúng ta muốn cất lên tiếng ca, “Thiên Chúa không làm thất vọng; cậy trông nơi Người không làm thất vọng.” Thiên Chúa đã đến gặp gỡ Dân Người. Và chúng ta muốn cất lên tiếng hát bằng cách tiếp nối lời ngôn sứ Giô-en như là của riêng chúng ta: “Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến.” (2:28).
Chúng ta hãy làm thật tốt để tiếp nối những ước mơ của tiền nhân chúng ta, để chúng ta có thể trở thành các ngôn sứ trong thời đại của chúng ta và một lần nữa gặp gỡ lại cội nguồn làm cho tâm hồn chúng ta bùng cháy. Ước mơ và ngôn sứ cùng với nhau. Nhớ lại những ước mơ của tiền nhân, của cha mẹ của chúng ta, và can đảm làm tiên tri để thực hiện những ước mơ đó.
Thái độ này sẽ làm chúng ta trổ sinh hoa trái. Quan trọng nhất, nó sẽ bảo vệ chúng ta thoát khỏi cám dỗ có thể làm cho đời sống tận hiến của chúng ta trở nên khô cằn: cám dỗ được tồn tại. Một tội có thể dần dần lấy mất đi cội nguồn trong chúng ta và trong các cộng đoàn của chúng ta. Trạng thái tâm lý muốn được tồn tại làm chúng ta thành những người phản bội, sợ sệt, chậm chạp và lặng lẽ khép mình trong nhà của chúng ta và trong những ý niệm được định trước của riêng chúng ta. Nó làm chúng ta nhìn lại, những ngày vinh quang – những ngày đã qua – và thay vì kích thích tính sáng tạo ngôn sứ cho những ước mơ của tiền nhân, nó lại tìm những con đường tắt để né tránh những thử thách đang gõ cửa nhà chúng ta hôm nay. Trạng thái tâm lý muốn được tồn tại cướp mất những thần ân sức mạnh của chúng ta, vì nó làm chúng ta “thuần hóa” những thần ân này, biến chúng thành sự “thân thiện cho người dùng,” cướp chúng khỏi sức mạnh sáng tạo ban đầu. Nó làm chúng ta thích bảo vệ những không gian, những tòa nhà và những cấu trúc, hơn là khuyến khích những sáng kiến mới. Cám dỗ muốn được tồn tại làm chúng ta quên đi ơn sủng: nó biến chúng ta thành những nhà chuyên môn của tôn giáo nhưng lại không phải là những người cha, người mẹ, người anh người chị của sự cậy trông mà chúng ta được kêu gọi mang chứng tá ngôn sứ. Một môi trường muốn tồn tại làm héo quắt những tâm hồn của những người cao tuổi, lấy mất đi khả năng ước mơ của họ. Bằng cách này, nó phá hỏng năng lực làm ngôn sứ mà tuổi trẻ được kêu gọi để công bố và cố gắng đạt được. Nói tóm lại, cám dỗ muốn tồn tại biến những điều Thiên Chúa tỏ lộ như một cơ hội cho sứ mạng thành một điều gì đó nguy hiểm, đầy đe dọa, đầy thảm họa tiềm ẩn. Thái độ này không chỉ giới hạn vào đời sống tận hiến, nhưng đặc biệt chúng ta được thúc giục để chúng ta không vấp ngã vào nó.
Chúng ta quay lại với trích đoạn Tin mừng và một lần nữa chiêm ngưỡng cảnh này. Chắc chắn, bài ca của ông Si-mê-on và bà An-na không phải là kết quả của sự mê mải hay một sự phân tích và bình luận của hoàn cảnh cá nhân. Bài ca không vang lên vì họ chỉ chú tâm vào bản thân mình hay lo lắng vì một điều xấu nào đó có thể xảy ra cho họ. Bài ca của họ ra đời trong hy vọng, lòng hy vọng làm họ đứng vững trong tuổi già. Lòng hy vọng đó đã được tưởng thưởng khi họ gặp được Chúa Giê-su. Khi Mẹ Maria để ông Si-mê-on ẵm Người Con của Lời Hứa trên tay, ông bắt đầu cất tiếng hát lên những giấc mơ của mình. Bất cứ khi nào Mẹ đặt Giê-su ở giữa dân Người, họ đều mừng vui. Chỉ cần điều này thôi cũng sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui và sự hy vọng, chỉ điều này thôi cũng cứu chúng ta thoát khỏi lối sống trong tình trạng muốn được tồn tại. Chỉ điều này thôi sẽ làm cho đời sống chúng ta trở nên trổ sinh hoa trái và giữ cho tâm hồn chúng ta luôn sống: để Chúa Giê-su vào nơi mà Ngài thuộc về, ở giữa dân Người.
Tất cả chúng ta đều ý thức về sự biến đổi đa văn hóa mà chúng ta đang trải qua; không ai nghi ngờ về điều này. Vì vậy, điều quan trọng hơn bao giờ hết cho những người sống đời tận hiến là phải đưa bản thân chúng ta cùng với Chúa Giê-su vào trong đời sống của họ và giữa những thay đổi lớn này. Sứ mạng của chúng ta – phù hợp với mỗi ân tứ riêng – nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được kêu gọi để trở thành men trong lớp bột. Có thể có những loại bột tốt hơn, nhưng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở thành men ngay ở đây và bây giờ, với những thách đố chúng ta phải đương đầu. Không phải với sự phòng thủ hay bị run sợ bởi sợ hãi, nhưng bằng đôi tay của chúng ta trên cái cày, giúp cho lúa mì lớn lên, thậm chí khi nó thường xuyên bị gieo lẫn giữa những hạt cỏ. Đưa Chúa Giê-su vào giữa dân Người nghĩa là có một tâm hồn chiêm niệm, một người có khả năng nhận thức rõ cách Thiên Chúa đi qua những con đường trong thành phố của chúng ta, trong thị trấn và trong khu xóm của chúng ta. Đưa Chúa Giê-su vào giữa dân Người nghĩa là đón lấy và mang lấy thánh giá của anh chị em của chúng ta. Nó có nghĩa là muốn đụng chạm đến những vết thương của Chúa Giê-su trong những vết thương của một thế giới đau khổ, nó đang mong chờ và lên tiếng kêu để được chữa lành.
Hãy đưa bản thân chúng ta cùng với Chúa Giê-su vào giữa dân Người! Không phải như những “nhà hoạt động” tôn giáo, nhưng phải là những người luôn luôn tha thứ, là những người được xức dầu trong phép Rửa Tội và được sai đi để chia sẻ việc xức dầu đó và sự an ủi của Thiên Chúa với mọi người.
Hãy đặt bản thân chúng ta cùng với Chúa Giê-su vào giữa dân Người. Vì lý do này, “chúng ta cảm nhận được thách đố của việc tìm ra và chia sẻ một sự “huyền diệu” của việc sống cùng nhau, của việc cùng hòa trộn và gặp gỡ nhau, của việc bảo bọc và hỗ trợ lẫn nhau, của việc bước vào trong dòng thủy triều này để, trong lúc hỗn độn, có thể [cùng với Thiên Chúa] trở thành một trải nghiệm đích thực của tình huynh đệ, một đoàn lữ hành hiệp nhất, một chuyến hành hương thánh … Nếu chúng ta có thể bước đi trên lộ trình này, nó sẽ vô cùng tốt đẹp, vô cùng dịu dàng, vô cùng tự do và tràn đầy hy vọng! Bước ra khỏi vỏ bọc con người của mình và hòa nhập với mọi người” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 87) không chỉ tốt cho bản thân chúng ta; nó cũng biến cuộc sống và những cậy trông của chúng ta trở thành một bài ca khen. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta đón lấy những ước mơ của tiền nhân và biến chúng thành lời ngôn sứ.
Chúng ta hãy cùng đồng hành với Chúa Giê-su khi Ngài đi gặp dân Người, ở giữa dân Người. Chúng ta hãy tiến bước, đừng mang lấy sự phàn nàn hay lo lắng của những người đã quên cách làm ngôn sứ vì họ không đón nhận những ước mơ của tiền nhân, nhưng mang lấy sự thanh thản và những bài ca ngợi khen. Không phải bằng sự e sợ nhưng với lòng kiên gan của những người tín thác vào Thần Khí, Chúa của những ước mơ và ngôn sứ. Bằng cách này, chúng ta chia sẻ những gì thực sự là của riêng chúng ta: bài ca được sinh ra trong hy vọng.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/02/2017]



Ý cầu nguyện tháng Hai của Đức Thánh Cha

Ý cầu nguyện tháng Hai của Đức Thánh Cha

Tập trung vào người nghèo, người tị nạn và người bị gạt ra bên lề
1 tháng 2, 2017
Ý cầu nguyện tháng Hai của Đức Thánh Cha
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã phát hành ý cầu nguyện được Đức Thánh Cha Phanxico chọn cho tháng Hai 2017.
Ý cầu nguyện: “Cầu cho tất cả những người chịu đau khổ, đặc biệt người nghèo, người tị nạn, và người bị gạt ra bên lề, có thể tìm được sự chào đón và ủi an trong các cộng đồng của chúng ta.”
Như đã được thông báo cuối tháng Mười Hai 2016, Đức Thánh Cha Phanxico thay đổi cách thực hành hiện tại và chỉ chọn một ý cầu nguyện được chuẩn bị cho một tháng.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha sẽ thêm một ý cầu nguyện tức thời thứ hai, mà ngài sẽ công bố trong Giảng huấn Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật thứ nhất hàng tháng.




(Xin bấm nút CC để xem phụ đề tiếng Việt)

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/02/2017]