Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Đức Tổng Giám mục Auza: 'bảo vệ và khẳng định phẩm giá của phụ nữ trong nơi làm việc'

Đức Tổng Giám mục Auza: 'bảo vệ và khẳng định phẩm giá của phụ nữ trong nơi làm việc'

Đức Tổng Giám mục Auza: 'bảo vệ và khẳng định phẩm giá của phụ nữ trong nơi làm việc'
Một phụ nữ người Syria tại nơi làm việc, "Beirut Tái Chế" ở Beirut - AP
17/03/2017 11:07
(Vatican Radio) Quan Sát Viên Thường Trực của Vatican tại Liên Hợp Quốc đã thúc giục cộng đồng quốc tế bảo vệ và khẳng định phẩm giá của phụ nữ trong nơi làm việc.
Trình bày của Đức Tổng Giám Mục Auza được đọc tại Ủy Ban LHQ về Tình Trạng của Phụ Nữ với chủ đề “Trao Quyền Kinh Tế cho Phụ Nữ trong một Thế Giới Việc Làm Luôn Thay Đổi" diễn ra tại New York từ 13 đến 24 tháng Ba.
Đức Tổng Auza cũng nhấn mạnh đến những khó khăn đặc biệt phụ nữ và các thiếu nữ chạy trốn chiến tranh và nghèo khổ đang phải đối mặt và những con đường họ dễ bị lạm dụng, bóc lột và bị bán.

Dưới đây là toàn văn trình bày của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza:
Đức Tổng Giám mục Auza: 'bảo vệ và khẳng định phẩm giá của phụ nữ trong nơi làm việc'

Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh hân hạnh tham gia vào Ủy Ban Thứ Sáu Mươi Mốt về Tình Trạng của Phụ nữ, và cảm ơn ban lãnh đạo vì chúng ta đưa ra chủ đề trao quyền cho phụ nữ trong thế giới việc làm luôn thay đổi. Chúng tôi cũng đánh giá cao Ủy Ban vì những nỗ lực công nhận, đánh giá và giải quyết cụ thể qua những kết luận được đồng thuận của Ủy Ban về nhiều yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của phụ nữ trong thế giới việc làm.
Sự chú ý của phái đoàn của tôi đặc biệt hướng đến hai chủ đề đã chạy xuyên suốt nhiều tài liệu chuẩn bị cho buổi họp này và, quả thật, thường được tìm thấy trong rất nhiều văn bản gần đây của LHQ bàn về phụ nữ và sự bình đẳng trong thế giới việc làm. Trước tiên, các nhà lãnh đạo trong các tổ chức công và tư đối xử phụ nữ với sự công bằng lớn hơn khi họ thừa nhận sự bình đẳng tuyệt đối trong phẩm giá của nữ giới và nam giới, đồng thời tôn trọng những khác biệt của họ. Thứ hai, họ đối xử với phụ nữ một cách công bằng khi họ trân trọng giá trị đặc biệt mà phụ nữ mang lại với tư cách là nữ, không chỉ cho thế giới công việc hay gia đình, nhưng cho mọi lĩnh vực thể hiện của con người.
Với những ân tứ của họ và qua công việc và sự cống hiến của họ, nữ giới vừa dạy và đưa ra chứng tá về sự tương quan trọng yếu giữa nam và nữ, và trách nhiệm chia sẻ của chúng ta để phục vụ nhau. Vì vậy, điều quan trọng vô cùng là cộng đồng quốc tế hãy bảo vệ và mạnh mẽ tái khẳng định lại phẩm giá của phụ nữ trong nơi làm việc, trong gia đình và vượt xa hơn nữa. Theo những yêu cầu này, cần phải có những biện pháp thích hợp để chống lại với thái độ không chính thức đang phổ biến và tính chất đề phòng nơi công việc của nữ giới, cho họ tiếp cận với những kỹ năng và sự huấn luyện, sự sở hữu và kiểm soát những tài nguyên sản xuất và các tài sản, và đặt dấu chấm hết cho mọi hình thức lạm dụng, cũng như sự bóc lột và buôn bán phụ nữ và thiếu nữ. Đặc biệt, phái đoàn của tôi muốn nhấn mạnh rằng nhiều người tị nạn và di cư cưỡng bức ngày nay chạy trốn khỏi những thành phố hoặc quốc gia bị chiến tranh xé nát hay bị làm cho bần cùng là phụ nữ, thường là với con cái của họ, tuyệt vọng cố tìm được một cách nào đó cho sự an toàn về kinh tế cho gia đình của họ. Phẩm giá của họ phải được tôn trọng, nhân quyền của họ phải được bảo vệ và thăng tiến, và tài năng nữ tính của họ phải được tháo cởi bằng cách cho họ những cơ hội làm công việc đúng với phẩm giá.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn của tôi rất lưu tâm đến sự công nhận của Liên Hợp Quốc về vai trò duy nhất và sự đóng góp thiết yếu mà phụ nữ mang đến cho các lĩnh vực cũng đa dạng như sự phát triển và nhân quyền, hòa bình và an ninh, ngăn chặn xung đột và nghị quyết về xung đột, và nỗ lực để đưa họ vào trong các chính sách và các chương trình.
Thế giới công việc không được tùy tiện áp đặt những vai trò cố định cho phụ nữ hay đàn ông, cũng không định rõ một cách cứng ngắc những gì nữ giới và nam giới có thể và không có thể làm trong chỗ công việc. Liên quan đến vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxico đã chỉ ra một “sự cứng ngắc” nó “làm cản trở sự phát triển những khả năng của một cá nhân, tới mức độ làm cho người đó nghĩ, ví dụ, rằng đã là nam thì không chuyên tâm vào nghệ thuật hay khiêu vũ, hoặc không còn là nữ tính lắm khi đứng ở vị trí lãnh đạo.” Tất cả chúng ta đều hưởng lợi từ công việc và những cống hiến của cả nữ giới và nam giới, bất kể những cống hiến đó là phổ biến cho cả hai giới hay riêng cho một giới.
Ngay cả khi chúng ta tôn vinh những cống hiến của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực đa dạng, chúng ta cũng phải lưu ý đến khuynh hướng đánh giá thấp, và thậm chí là hạ thấp hay bỏ qua, những sự yêu thích và ân tứ được biểu lộ của phụ nữ cho “sự chăm sóc người khác,” được chứng minh bởi khả năng đặc biệt của họ trong việc chăm sóc trong gia đình và xã hội. Khuynh hướng này cũng tỏ rõ khi phụ nữ không được cho sự tiếp cận với những nguồn chăm sóc căn bản, hoặc khi họ bị đẩy ra ngoài vòng bảo vệ của xã hội và những chương trình sắp xếp hưu trí, bị bỏ qua những sự thăng tiến, chịu đựng những khoảng cách quan trọng về mức lương so với nam giới cùng làm công việc, và bị phân biệt đối xử trong khi tuyển dụng, đơn giản vì viễn cảnh họ phải nghỉ thai sản hoặc phải nghỉ dài để chăm sóc con cái hay người bệnh và người già trong gia đình.
Một đặc điểm vô cùng quan trọng của bối cảnh hiện tại trong việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ nằm trong sức ép mà phụ nữ thường cảm thấy giữa khao khát được làm việc và nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình. Các chính phủ và nhà tuyển dụng tư nhân phải tìm ra được những cách sáng tạo để trả lời cho thách thức này, để những người mẹ đi làm không cảm thấy bị áp lực hoặc bị bắt buộc phải hy sinh khả năng sinh nở và những khao khát về gia đình của họ. Cho phép phụ nữ nghỉ ở gia đình để nuôi con hoặc chăm sóc người ốm hay người già trong gia đình là một trong những hình thức cho câu trả lời đó, việc này thậm chí sẽ còn hiệu quả hơn khi được đi kèm bằng những chính sách xã hội và những cấu trúc đền bù thuận lợi cho phụ nữ phải chăm sóc gia đình ở nhà, và sự quan tâm đặc biệt cho những người mẹ đơn thân, cũng như những phụ nữ tị nạn và di cư, là những người nằm trong số những phụ nữ nghèo nhất và hèn kém nhất. Khi phụ nữ ngày càng gắn kết vào những hoạt động chuyên môn, Đức Thánh Cha Phanxico cũng khuyến khích một sự chia sẻ tốt hơn về trách nhiệm trong gia đình: “Ví dụ, có thể là phong cách nam giới của người chồng cần được thích ứng một cách linh động với lịch công việc của người vợ. Nhận lấy những công việc trong gia đình hay một số việc trong sự nuôi dạy con không làm cho người chồng bớt phần nam tính đi hay hàm ý bị thất bại, vô trách nhiệm hay nguyên nhân cho sự xấu hổ. Con cái phải được giúp đỡ để thừa nhận sự bình thường của ‘những trao đổi’ tốt đẹp như vậy, nó không làm suy giảm phẩm giá của hình ảnh người cha.”
Trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí cho dù công việc không được trả lương của phụ nữ không chính thức được công nhận bởi nền kinh tế chính thức, nó không những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia, mà nó còn duy trì những trụ cột nền tảng chi phối một xã hội và một dân tộc. Đây thực sự là trường hợp của công việc không được trả lương khi chăm sóc trẻ em và người già, chúng ta cứ thử xét đến việc Nhà nước phải trả không biết bao nhiêu cho những dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, vượt trên tất cả những suy xét này, công việc xây dựng một gia đình và chăm sóc cho những thành viên gia đình cần được chăm sóc mang trong nó những giá trị vĩ đại, vì “cái đẹp của món quà nhưng không cho nhau, niềm vui đến từ một sự sống được ra đời và sự chăm sóc yêu thương của tất cả mọi thành viên gia đình – từ những trẻ thơ đến người lớn tuổi – đây mới chỉ là một vài hoa trái tốt đẹp làm cho sự đáp lời cho ơn gọi của gia đình trở nên duy nhất và không thể thay thế được […] cho toàn thể xã hội.”
Thưa ông Chủ tịch,
Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn bao gồm sự cộng tác bổ sung lẫn nhau của nam và nữ. Trao quyền cho phụ nữ, trong mọi phạm vi của cuộc sống và công việc, sẽ không chỉ làm mạnh mẽ phụ nữ, nhưng sẽ làm mạnh mẽ và trao sự tự tin cho tất cả chúng ta.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/03/2017]



Viên chức Vatican cảnh báo: Gia đình đang bị tấn công


Viên chức Vatican cảnh báo: Gia đình đang bị tấn công
(Nguồn: EWTN)

8 tháng Ba, 2017

Viên chức Vatican cảnh báo: Gia đình đang bị tấn công
Đức ông An-tôn Figueiredo cảnh báo rằng có một khoảng ngắn thời gian cơ hội, và nếu người Ki-tô hữu không trả lời lại cho những gì đang xảy ra trong thế giới hôm nay, có thể là quá muộn để thực hiện sự thay đổi.
Đang có một sự tấn công vào đời sống gia đình; và chỉ có một cách duy nhất để chống lại là sự cầu nguyện. Đó là thông điệp từ Đức ông An-tôn J. Figueiredo, một cố vấn toàn thời gian cho Thánh Bộ về Phát Triển Con Người Toàn Diện mới được thành lập của Vatican.
Tuần này Đức ông Figueiredo sẽ đi sang Hoa kỳ để trình bày tại Hội Nghị Chuyên Đề Sứ Vụ Tông Đồ Mùa Chay Chúa Ba Ngôi Cực Thánh thường niên lần thứ 20 tại Michigan. Ngài nói chuyện với Register tại văn phòng của ngài ở Roma.

“Anh biết đấy,” ngài nói, “chủ đề cho Hội nghị năm nay là ‘Gia Đình Cùng Nhau Cầu Nguyện … Ở Bên Nhau.’” Và quả thật, không có cầu nguyện, liền có sự giảm sút về đời sống gia đình. “Tôi vừa đọc bản tin ở đây bên Ý,” Đức ông Figueiredo nói, “và một trong những tiêu đề cho biết trong năm ngoài, tỷ lệ sinh ở đây ở Ý rơi xuống 86.000. Điều này cho thấy một con số thấp lịch sử trong tỷ lệ sinh – và Ý là một quốc gia Công giáo!”

Sự tấn công vào gia đình, Đức ông Figueiredo thừa nhận, xảy ra trên hai bình diện: tấn công vào hôn nhân, và tấn công vào thai nhi trong bụng mẹ. Chúng ta chứng kiến nhiều sự hoán đổi về hôn nhân: sự kết hợp giữa hai người cùng giới tính, những cặp đôi sống với nhau không qua bí tích hôn phối, và nhiều nữa. Về vấn đề tấn công vào cung lòng người mẹ, đương nhiên, đang phổ biến qua việc phá thai; nhưng cũng có trường hợp, nhiều phụ nữ quyết định không sinh con – với kết quả là đáng lẽ có những đứa trẻ ở vị trí trong các hàng ghế nhà thờ thì lại không có, và Giáo hội không thể phát triển. “Mỗi trẻ em được sinh ra,” Đức ông Figueiredo nói, “là một sự chiến thắng cái chết, vượt qua cái ác.”

Nhưng rất thường khi người Ki-tô hữu đã không đáp lại (hoặc hiện tại không đáp lại) thông điệp của Giáo hội. “Nếu chúng ta thực sự trung thành với tôn giáo và với đức tin của chúng ta, với giáo huấn của Đức Giáo hoàng Phao-lô VI cho chúng ta trong Thông điệp Humanae Vitae (Sự sống con người),” Đức ông Figueiredo nói, “chúng ta phải có một câu trả lời. Những gì đang xảy ra trong xã hội hôm nay đúng như những gì Đức Phao-lô VI đã cảnh báo sẽ xảy ra, nếu chúng ta đi vào não trạng ngừa thai (contraceptive mentality).”

Đức ông Figueiredo nói chỉ còn một khoảng ngắn thời gian cơ hội, và nếu người Ki-tô hữu không trả lời lại cho những gì đang xảy ra trong thế giới hôm nay, có thể là quá muộn để thực hiện sự thay đổi. Nếu tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, trong khi những gia đình Hồi giáo đông con tiếp tục sinh thêm con, tín hữu Công giáo sẽ trở thành một nhóm thiểu số nhỏ trong dân số – với những hậu quả trên phạm vi rộng: các nhà thờ sẽ bị đóng cửa, các giáo xứ sẽ bị bắt buộc nhập chung. Sẽ có sự giảm sút lớn về ơn gọi lên thiên chức linh mục và đời sống tu trì. “Còn gì nữa,” Đức ông Figueiredo đặt vấn đề, “chúng ta có thực sự cần, trước khi chúng ta có một lời tuyên xưng đức tin mạnh mẽ, chúng ta thực sự cần bắt đầu cầu nguyện trở lại?”
Các vị thánh là mẫu gương cho các gia đình Công giáo

Đức ông Figueiredo thuật chuyện nhiều vị thánh có cuộc đời làm mẫu gương cho đời sống đức tin mà chúng ta được kêu gọi để noi theo.

Thánh Gio-an Phao-lô II lớn lên với tấm gương đức tin mạnh mẽ. Ngài thường thức dậy vào ban đêm và nhìn thấy thân phụ của ngài quỳ gối cầu nguyện. Ngài nói, đó là chủng viện đầu tiên của ngài.

Thánh Tê-rê-sa Lisieux từ nhỏ cũng đã chứng kiến đức tin của cha mẹ của thánh nữ, họ là những người siêng năng cầu nguyện và làm việc bác ái. Các thánh Louis và Zelie Martin, là cha mẹ của Thánh Tê-rê-sa, là cặp vợ chồng duy nhất được phong thánh trong lịch sử của Giáo hội. Cả hai đều mong ước đi vào đời sống tu trì, họ bị từ chối bởi một dòng tu và chủng viện. Sau đó, họ gặp nhau trên một cây cầu trong khu thị trấn, và cuối cùng họ quyết định kết hôn. Họ kết hôn ngày 18 tháng bảy vào lúc nửa đêm, theo tập tục của thời đó, và trong suốt chín tháng đầu của đời sống hôn nhân, họ sống đơn sơ, như anh em chị em. Khi cha xứ của họ biết điều này, ngài nói họ nên sống trọn vẹn đời sống hôn nhân với nhau. Ông bà Martins thực hiện như những gì được hướng dẫn, và họ đã có tất cả chín người con: bốn người chết lúc còn nhỏ; và năm con gái, tất cả đều vào dòng tu.

Đức ông Figueiredo nói, gia đình Martins đã cho con cái của họ ba món quà:

  1. Cha mẹ rất yêu thương nhau. Họ là một chứng tá vĩ đại cho tất cả các người con gái, nhưng đặc biệt là đối với Tê-rê-sa. “Con đường bé nhỏ” của thánh nữ dựa trên tình yêu của cha mẹ dành cho nhau.
  2. Quà tặng đức tin. Trong gia đình, Thánh Tê-rê-sa học một đời sống cầu nguyện rất lớn. Ông bà Martins đã truyền đức tin lại cho con cái.
  3. Quà tặng bác ái. Ông bà Martins là những con người của bác ái, cam kết giúp đỡ người khác. Thánh Tê-rê-sa và các chị em chứng kiến, và bị ảnh hưởng rất lớn đến mức mỗi người đều chọn đời sống dòng tu.

Zelie Martin chết vì ung thư khi còn trẻ tuổi. Sau cái chết của vợ, chồng là Louis bị bệnh nặng và cuối cùng phải vào viện tâm thần. Thậm chí ở đó, ông vẫn có thể lôi kéo người khác cùng cầu nguyện và đi vào đời sống đức tin. Ông thường nói, “Tôi thích ở nơi khác hơn, nhưng nếu Chúa muốn để tôi ở đây ….”

Đức ông Figueiredo đưa gia đình Martins như là những mẫu gương trung gian cho gia đình ngày nay. Trong số những người con, đã có Tê-rê-sa làm thánh. Một trong những chị em của thánh nữ, Leonie, cũng đang trên tiến trình điều tra phong thánh – và Đức ông Figueiredo báo cáo rằng hiện nay thân xác của chị Leonie được tìm thấy không bị hư nát.

Gia đình Martins trải qua những đau khổ, nhưng sự đau khổ đó đem đến rất nhiều hoa trái cho gia đình của họ. Louis và Zelie Martin là những vị trung gian vĩ đại cho gia đình, cho sự mở ra với cuộc sống, cho sự trung tín với tha nhân. Họ là những vị trung gian hiệu quả cho đời sống cầu nguyện, và là các đấng trung gian cho sự nuôi dưỡng các linh mục và tu sĩ trong thế giới ngày nay.
[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/03/2017]