Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Người đàn ông trao nhân phẩm cho 11.000 thai nhi bị phá thai

Người đàn ông trao nhân phẩm cho 11.000 thai nhi bị phá thai

25 tháng Ba, 2017
Người đàn ông trao nhân phẩm cho 11.000 thai nhi bị phá thai

Hôm nay chúng ta nhớ đến những người như Tống Phước Phúc, một người không chỉ lấy lại phẩm giá con người, ông biến cuộc sống của ông cho mục tiêu đó.

Ngày Quốc Tế Thai Nhi được Thánh Gio-an Phao-lô II thiết lập ngày 25 tháng Ba trùng với Ngày Lễ Truyền Tin, vị giáo hoàng đã qua đời tin rằng nó là “một chọn lựa tích cực ưu tiên cho sự sống và làm lan truyền một văn hóa sự sống để bảo đảm sự tôn trọng nhân phẩm trong mọi hoàn cảnh.” Và trong ngày này chúng ta được nhắc nhớ đến con người vĩ đại này, Tống Phước Phúc, con người không chỉ cống hiến 16 năm qua trao lại phẩm giá cho hàng trăm thai nhi bị phá bỏ và những bào thai người Việt nam bị bỏ đi, nhưng ông còn cho một nơi ở cho rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi khi sinh, cũng như căn nhà cho hơn 35 người mẹ mà anh động viên giữ lại những đứa con của họ.
Ông Phúc bắt đầu sáng kiến của mình sau khi ông ở trong bệnh viện chào đón sự ra đời của đứa con của ông và vợ ông. Khi ra viện, ông để ý đến một bào thai bị bỏ lại bên cạnh một gốc cây. Ông nhặt bào thai lên, mang về nhà, và chôn trong một ngôi mộ nhỏ xíu. Từ đó ông Phúc, một thợ xây ngoài 60 tuổi, quay lại bệnh viện hầu như mỗi đêm và nhặt hơn 11.000 thai nhi và cho mỗi thai nhi một ngôi mộ nhỏ kích thước 6 inch vuông (hơn 15 cm vuông) ở vườn sau của ông.
Người đàn ông trao nhân phẩm cho 11.000 thai nhi bị phá thai
Nghĩa trang trên núi Hòn thơm, Nha trang, Việt nam. Tống Phước Phúc Orphanage | Facebook
Động lực thúc đẩy đàng sau sứ mạng của ông Phúc là nhìn thấy được những đứa trẻ tận hưởng cuộc sống, đi học, và có những cơ hội. Liên quan đến vô số những thai nhi, ông nói: “Những đứa trẻ này đã bị mất đặc ân đó. Ít nhất tôi có thể cho các bé một ngôi mộ.” Nhưng ông còn đi xa hơn một chút qua việc khắc một tên thánh trên mỗi nơi an nghỉ của các bé, chẳng hạn Phao-lô hay Maria, theo tiếng địa phương là Thánh Phao-lô và Trinh nữ Maria.
Người đàn ông trao nhân phẩm cho 11.000 thai nhi bị phá thai
Một tiểu đựng thai nhi hỏa táng. Tống Phước Phúc Orphanage | Facebook
Ông Phúc hy vọng rằng sứ mạng của ông cũng làm nổi lên vấn đề về những con số phá thai tăng mạnh của đất nước — Việt nam xếp hàng đầu trong Châu Á, với trên 1 triệu ca phá thai được thực hiện mỗi năm. Có nhiều lý do, nhưng quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngừa thai không an toàn dường như là những nguyên nhân hàng đầu. Khi nhìn thấy vườn nghĩa trang các thai nhi, ông Phúc hy vọng rằng “những phụ nữ trẻ có thể nhìn thấy nơi đây để họ dừng làm những việc dẫn đến điều này.”
Người đàn ông trao nhân phẩm cho 11.000 thai nhi bị phá thai
Các trẻ em trong trại mồ côi, 2014, Nha Trang, Việt nam. Tống Phước Phúc Orphanage | Facebook
Thật đáng ngạc nhiên, ông Phúc cũng tìm cách thuyết phục những phụ nữ chuẩn bị làm mẹ giữ lại những đứa con của họ, giúp họ những thứ lo liệu cho các đứa con sơ sinh của họ trong một nhà mồ côi nhỏ cho đến khi họ sẵn sàng tự gánh vác việc chăm sóc. Ông cũng đã có trên 100 trẻ em bị bỏ rơi ở trong nhà mồ côi của ông với những chi phí tài chính khổng lồ mà ông xoay sở trang trải qua những khoản đóng góp từ thiện và chăn nuôi gà và heo để phụ thêm cho khoản thu nhập của ông. Quả thật là một anh hùng, một người không chỉ lấy lại phẩm giá con người, ông biến cuộc sống của ông cho mục tiêu đó.
Nếu quý vị muốn biết thêm một chút về ông Phúc và công việc lạ thường của ông, xin hãy xem đoạn video ngắn dưới đây:

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/03/2017]



Đức Tổng Giám mục Auza: ‘Quyền với nước cũng là một trách nhiệm’

Đức Tổng Giám mục Auza: ‘Quyền với nước cũng là một trách nhiệm’

Đức Tổng Giám mục Auza: ‘Quyền với nước cũng là một trách nhiệm’
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ và Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc - RV
25/03/2017 10:04
(Vatican Radio)  Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza đã đọc diễn văn tại LHQ về sự cần thiết phải hòa nhập và tổ chức tốt hơn những mục tiêu và đích đến liên quan đến nước của cơ quan, ngài nói “quyền của chúng ta đối với nước cũng là một trách nhiệm liên quan đến nước.”
Đức Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực tại Liên Hợp Quốc nói những vấn đề về quyền đối với nước vừa “căn bản vừa cấp bách”: “Căn bản, vì nơi đâu không có nước nơi đó không có sự sống; và cấp bách, vì có sự bức thiết phải bảo vệ và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Không phải tất cả mọi nguồn nước đều trao sự sống, nhưng chỉ có nguồn nước an toàn và chất lượng tốt,” ngài nói.
Đức Tổng Giám mục Auza nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxico tại một buổi hội thảo của Vatican về nhân quyền đối với nước vào Tháng Hai, ngài nói “quyền của chúng ta đối với nước cũng là một trách nhiệm liên quan đến nước, bao gồm trách nhiệm của mọi Chính phủ phải thi hành, qua những công cụ pháp lý, các chính sách liên quan đến nhu cầu có một sự cung cấp nước uống an toàn.”
Ngài kết luận bằng lời kêu gọi các tổ chức quốc tế phát triển một văn hóa chăm sóc và thống nhất liên quan đến nước.
“Vượt ra ngoài thái độ thờ ơ trước những thách đố liên quan đến nước mà chúng ta đang đối mặt, chúng ta phải xây dựng một văn hóa chăm sóc và thống nhất, xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta thành một nơi đáng sống hơn và huynh đệ hơn, nơi không ai bị bỏ rơi đàng sau và tất cả đều có thể ăn, uống, sống khỏe mạnh và phát triển phù hợp với phẩm giá của họ.”

Dưới đây là toàn văn bài diễn thuyết của ngài:

“Thập niên Hành Động của Quốc tế: Nước cho Sự Phát triển Bền vững”
Đối thoại đầu tiên để thảo luận cải thiện sự hòa nhập và tổ chức đối với công việc của LHQ về các mục tiêu và đích đến liên quan đến nước dưới nguyên tắc trụ cột phát triển bền vững của nó, New York, 22 tháng Ba, 2017

Thưa các vị Đồng Điều phối,
Phái đoàn của tôi bày tỏ lời cảm ơn quý vị đã chuẩn bị cho buổi đối thoại này và chào đón cơ hội được chia sẻ quan điểm của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến nước, cũng trong cái nhìn của Thập Niên Hành Động Quốc Tế 2018-2028, “Nước cho Sự Phát Triển Bền Vững.” Những câu hỏi liên quan đến quyền đối với nước không phải không quan trọng, nhưng vừa căn bản vừa cấp bách: căn bản, vì nơi đâu không có nước nơi đó không có sự sống; và cấp bách, vì có sự bức thiết phải bảo vệ và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Không phải tất cả mọi nguồn nước đều trao sự sống, nhưng chỉ có nguồn nước an toàn và chất lượng tốt. Mỗi ngày, những căn bệnh do nước gây ra, chẳng hạn kiết lỵ và tả, vẫn giữ một tỷ lệ tử vong hàng đầu, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Mỗi ngày, hàng triệu người phải uống những nguồn nước ô nhiễm, gây cho họ những căn bệnh và đẩy họ lún sâu vào sự nghèo đói cùng khổ. Sự tiếp cận được với nước uống an toàn là một quyền con người căn bản và là một điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, nó phải được đặt lên hàng đầu và trong trung tâm chính sách công, đặc biệt trong các chương trình hỗ trợ con người thoát nghèo. Cùng có trong quyền căn bản đối với nước là trách nhiệm căn bản tương ứng để chăm sóc và chia sẻ nguồn nuôi dưỡng sự sống này. Như Đức Giáo hoàng Phanxico khẳng định một tháng trước, [1] quyền của chúng ta đối với nước cũng là một trách nhiệm liên quan đến nước, bao gồm trách nhiệm của mọi Chính phủ phải thi hành, qua những công cụ pháp lý, các chính sách liên quan đến nhu cầu có một sự cung cấp nước uống an toàn. Sự tranh chấp về nguồn nước có thể gây mất ổn định lớn, đặc biệt nơi có những nguồn nước tốt vượt các biên giới quốc gia, chẳng hạn những con sông chảy qua nhiều quốc gia và những hồ nước mà địa giới bị chia sẻ bởi nhiều chính phủ. Những liên quan của nước đối với nền hòa bình và an ninh quốc gia, vùng miền và quốc tế không phải là sự cường điệu. Quả thật, các chuyên gia và người ủng hộ về nước tiên đoán điềm xấu rằng Chiến Tranh Thế Giới Thứ Ba sẽ là về nước. Khi đến thăm Tổ chức Lương Nông năm 2014, Đức Giáo hoàng Phanxico nói: “Nước không phải miễn phí, như chúng ta thường nghĩ. Nó là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến chiến tranh.” [2] Vì thế, để tránh gây ra xung đột, nhu cầu về sự chia sẻ nước phải trở thành một cơ hội cho sự hợp tác vượt biên giới và những nỗ lực lớn hơn hướng đến việc thông qua những văn kiện ràng buộc để bảo đảm những mối quan hệ ổn định và liên quốc gia có thể dự đoán. Hơn nữa, những nhân tố không thuộc chính phủ, và mỗi người chúng ta, được kêu gọi để nhận lấy trách nhiệm trong lĩnh vực này rất quan trọng cho các thế hệ hiện tại và tương lai, cho tương lai của nhân loại. Vượt ra ngoài thái độ thờ ơ trước những thách đố liên quan đến nước mà chúng ta đang đối mặt, chúng ta phải xây dựng một văn hóa chăm sóc và thống nhất, xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta thành một nơi đáng sống hơn và huynh đệ hơn, nơi không ai bị bỏ rơi đàng sau và tất cả đều có thể ăn, uống, sống khỏe mạnh và phát triển phù hợp với phẩm giá của họ.
Xin cảm ơn các vị Đồng Điều phối.

[1] Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn văn trước các tham dự viên Phiên Hội thảo thứ tư được Viện Hàn lâm Giáo hoàng tổ chức có tiêu đề “Nhân quyền đối với nước: một sự tập trung đa lĩnh vực và những đóng góp về vai trò chính của các chính sách về việc quản lý nước và sự vệ sinh,” thành Vatican, 24 tháng Hai 2017.
[2] Đức Giáo hoàng Phanxico, Chào thăm ban nhân viên của FAO, 20 tháng Mười Một 2014.

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/03/2017]



GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật

GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật

‘Quả thật, Bí tích Rửa tội đòi hỏi một lựa chọn, chắc chắn và quyết định, để sống như con cái của ánh sáng và bước đi trong ánh sáng’
26 tháng Ba, 2017
GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật
Angelus / PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bài dịch của ZENIT giáo huấn Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha trưa nay với các tín hữu trong Quảng trường Thánh Phê-rô:
****
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trọng tâm của Tin mừng, Chúa nhật thứ Tư Mùa Chay, là Chúa Giê-su và một người mù từ lúc sinh (Ga 9: 1-41). Đức Ki-tô lấy lại đôi mắt cho anh ta và thực hiện phép lạ này theo một nghi thức tượng trưng: trước hết, ngài hòa đất với nước miếng và xoa trên mắt của anh ta; sau đó, yêu cầu anh ta đến và rửa mắt tại Hồ Si-lô-ê. Người đàn ông ra đi, rửa mắt, và lấy lại được thị lực. Bằng phép lạ này, Chúa Giê-su cho thấy chính Ngài là ánh sáng của trần gian; và người mù từ khi sinh là mỗi con người chúng ta, chúng ta đã được tạo dựng để hiểu biết Thiên Chúa, nhưng do tội lỗi, [chúng ta] trở nên giống như người mù, chúng ta cần một ánh sáng mới, ánh sáng của đức tin, mà Chúa Giê-su đã ban tặng cho chúng ta. Quả thật, người mù trong Tin mừng lấy lại được thị lực mở ra mầu nhiệm của Đức Ki-tô. “Anh có tin vào Con Người không?” Anh ta trả lời, “Nhưng thưa ngài Đấng ấy là ai để tôi tin?” Chúa Giê-su nói với anh ta, “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Anh ta liền nói, “Thưa ngài, tôi tin,” rồi anh sấp mình thờ lạy Người.
Chương này làm cho chúng ta phải suy tư về niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, đồng thời, cũng nhìn lại phép Rửa tội, là bí tích đầu tiên của đức tin, bí tích là cho chúng ta “bước vào ánh sáng” bằng sự tái sinh từ ‘nước và Chúa Thánh Thần; như việc đã xảy ra với người đàn ông mù từ khi sinh, anh ta đã mở được đôi mắt sau khi rửa mắt tại Hồ Si-lô-ê. Người đàn ông bị mù từ khi sinh và được chữa lành này đại diện cho chúng ta khi chúng ta không nhận ra Chúa Giê-su là “ánh sáng của thế gian,” khi chúng ta quay nhìn đi nơi khác, khi chúng ta cậy dựa vào những ánh sáng leo lét lúc lần mò trong bóng đen. Chúng ta cũng đã được “khai sáng” đến với Đức Ki-tô trong phép Rửa tội, và chúng ta được kêu gọi để cư xử như những đứa con của ánh sáng. Việc này đòi hỏi một sự thay đổi hoàn toàn về cách suy nghĩ, một khả năng xét đoán con người và mọi việc theo thước đo giá trị mới đến từ Thiên Chúa. Quả thật, Bí tích rửa tội đòi hỏi một lựa chọn, chắc chắn và quyết định, để sống như con cái của ánh sáng và bước đi trong ánh sáng.
Bước đi trong ánh sáng có nghĩa là gì? Trước hết, nó có nghĩa là phải từ bỏ tất cả mọi “ánh sáng” sai lầm: ánh sáng lạnh lùng và dại dột của những thành kiến về người khác, vì thành kiến bóp méo thực tại và chất đầy trong chúng ta sự ác cảm về những người chúng ta xét đoán không hề có chút thương xót và kết án mà không có nguyên do. Đây là cuộc sống thường ngày! Khi chúng ta nói về người khác, chúng ta không bước đi trong ánh sáng, nhưng chúng ta bước trong những bóng tối. Một ‘ánh sáng’ sai lầm khác, quá hấp dẫn và mơ hồ, là tính tư lợi: nếu chúng ta đánh giá con người và sự việc dựa trên những tiêu chuẩn theo mức độ hữu dụng của họ, theo sự hài lòng của chúng ta, theo uy thế của chúng ta, là chúng ta xây dựng sự thật theo những mối quan hệ và hoàn cảnh của chúng ta. Nếu chúng ta bước đi theo con đường tìm kiếm những ích lợi cá nhân này, chúng ta đang bước đi trong bóng tối ....
Nguyện xin Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc, người đầu tiên chào đón Chúa Giê-su, ánh sáng của thế gian, ban cho chúng ta ơn sủng biết một lần nữa chào đón ánh sáng đức tin trong Mùa Chay này và tái khám phá ơn sủng vô giá của phép Rửa tội. Và để sự khai sáng mới này có thể biến đổi chúng ta, trong những thái độ và hành động, bắt đầu từ sự nghèo nàn và nhỏ bé của chúng ta, để trở thành những người mang một tia sáng của ánh sáng của Đức Ki-tô.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]

Sau Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến,
Hôm qua ở Almería (Tây Ban Nha), José Álvarez-Benavides y de la Torre, và 114 bạn tử đạo đã được phong chân phước. Những linh mục, tu sĩ và giáo dân này đã là các chứng nhân anh dũng của Đức Ki-tô và Tin mừng hòa bình và hòa giải huynh đệ của Người. Tấm gương và sự can thiệp của các ngài giữ vững cho sự cam kết của Giáo hội trong việc xây dựng nền văn minh tình thương.
Tôi xin chào tất cả anh chị em đến từ Roma, Ý và những quốc gia khác, đặc biệt là các anh chị em hành hương từ Córdoba (Tây Ban nha), các bạn trẻ của Đại học Saint-Jean de Passy Paris, các tín hữu của Loreto, các tín hữu của Thánh Helens Rende, Maiori, Poggiomarino và các thiếu niên của hạt “Roman-Vittoria” ở Milan. Và nói về Milan, tôi xin cảm ơn Đức Hồng y Tổng Giám mục của [Hồng y Angelo Scola] và tất cả mọi người vì sự chào đón nồng hậu hôm qua. Quả thật, tôi cảm thấy như ở nhà, và với mọi người tôi đều cảm thấy như vậy, các tín hữu và những người không phải tín hữu. Xin cảm ơn rất nhiều, Milan thân yêu, và tôi kể cho anh chị em điều này: tôi đã tìm ra rằng câu người ta nói rất đúng: “Ở Milan, người ta chào đón bạn bằng trái tim và bàn tay!”
Xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho t6oi. Chúc bữa trưa ngon miệng và chào tạm biệt.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]




[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/03/2017]
GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật
GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật
GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật

GIÁO HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Bước đi trong Ánh sáng Sự thật