Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Đức Thánh Cha tiếp tục thực hiện lại “Những ngày Thứ Sáu Thương xót,” đi thăm viện người khiếm thị

Đức Thánh Cha tiếp tục thực hiện lại “Những ngày Thứ Sáu Thương xót,” đi thăm viện người khiếm thị

Trung tâm cho người Khiếm thị Sant’Alessio – Margherita di Savoia
31 tháng Ba, 2017
Đức Thánh Cha tiếp tục thực hiện lại “Những ngày Thứ Sáu Thương xót,” đi thăm viện người khiếm thị
CTV Screenshot
Đức Thánh Cha Phanxico tiếp tục khôi phục lại các chuyến thăm “những Ngày Thứ Sáu Thương xót,” đến Trung tâm dành cho người Khiếm thị Sant’Alessio-Margherita di Savoia, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo trong một thông cáo, nói rằng viện này, ban đầu có tên gọi là “Cristobal Colon” [Christopher Columbus] thực hiện những hoạt động giúp người khiếm thị hoặc những người yếu thị giác.
Cách viếng thăm hàng tháng này được bắt đầu từ Năm Thánh Lòng Thương xót năm ngoái, trong đó Đức Giáo hoàng, một mình ngài, thực hành những mối phúc thương hồn và xác hay những người người bị loại trừ khỏi xã hội.
Trong suốt chuyến thăm vào buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ những vị khách của viện, bao gồm những người khiếm thị, và những người bị yếu thị giác.
Trong số 50 thiếu nhi đến trung tâm này để được huấn luyện đặc biệt trong những sinh hoạt hàng ngày, và 37 người già và người lớn là cư dân của viện.
Khi đến, Đức Thánh Cha được các giới quản lý của trung tâm đón tiếp, một người trong số đó đã bị mù, và ban nhân viên chăm sóc y tế và những người phục vụ thiện nguyện.
Đức Thánh Cha sẽ tặng một món quà cho viện và ký tên trên bảng khách thăm trong nhà nguyện của trung tâm, để ghi nhớ chuyến thăm viếng này.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/04/2017]



Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan

Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan

30 tháng Ba, 2017
Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan
UNAMID Albert Gonzalez Farran CC

Thực phẩm và nước đã được mang đến cho những người đang chịu đau khổ, nhưng quân đội chặn đường.

Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật đang tấn công vào người dân Nam Sudan, Liên Hợp quốc đã công bố nhiều vùng trong nước này thuộc khu vực có nạn đói.
Nhưng tình hình thậm chí còn tệ hơn, vì đây mới chỉ là một phần của sự khủng hoàng lương thực mở rộng ở Châu Phi. “Lần đầu tiên kể từ khi con người có thể ghi nhớ, có khả năng rất thật về bốn quốc gia đói kém — ở Somalia, Nam Sudan, Nigeria và Yemen — cùng nổ ra một lúc, đe dọa trên 20 triệu mạng sống,” theo một báo cáo hôm thứ Năm của New York Times.
Hạn hán gây nạn đói ở Nam Sudan, Roland Hansen thuộc Malteser Quốc tế nói, nhưng cuộc xung đột quân sự cũng góp phần vào đó. Chiến binh từ phía này hoặc phía kia đi vào các làng mạc và thường đốt nhà. Người dân không trồng trọt được, và “mọi thứ bị mất trắng trong một năm,” Hansen nói, ông là Trưởng Miền Nhóm Châu Phi/Cố vấn Chương trình Cấp cao cho việc cứu trợ nhân đạo cánh tay phải của Dòng Hiệp sĩ Malta.
Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan
El Fasher: Một ngông dân và người lãnh đạo cộng đồng địa phương ở Madjoub, Nam Darfur, Sudan thanh tra một con đập khô hạn trong địa phương. Ảnh của Albert González Farran, UNAMID
“Họ bỏ làng quê đi vào các thành phố, vào các trung tâm nơi họ được Liên Hợp quốc và các tổ chức như Malteser Quốc tế cấp dưỡng.” Không may một số người không thể đến được những trung tâm đó, vì họ bị “quấy rầy bởi các phe đang xung đột nhau” trên đường và “phải nấp vào trong các bụi cây,” ông nói. Một số người đã di tản hai hay ba lần.
Bệnh tật cũng đóng một vai trò. Ở Wau, thành phố lớn thứ hai ở Nam Sudan, hiện tại đang có 45.000 người di tản trong nước sống trong các trại, Hauser nói. “Nó rất chật chội, vì vậy có nguy cơ dịch bệnh rất cao,” ông nói.
Một số thành phố, chẳng hạn thủ đô Juba, sự lạm phát lên đến 900 phần trăm, góp phần vào sự khó khăn mua thực phẩm của người dân.
Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan
Khor Abeche: một người mẹ di tản và con của bà đang kiểm tra những vật dụng còn lại của ngôi nhà bị cháy của họ trong làng Khor Abeche, Sudan. Ảnh của Albert Gonzalez Farran, UNAMID
Nam Sudan được thành lập vài năm trước, chia tách từ Sudan sau nhiều thập kỷ xung đột giữa người Hồi giáo miền Bắc và người Ki-tô hữu miền Nam. “Nhưng nó rất yếu và không có cấu trúc và không có nhà nước lãnh đạo phát triển,” Hansen phàn nàn. Chỉ ba năm sau chia tách, những xung đội bắt đầu giữa những bè phái khác nhau của những nhóm phiến quân cũ. Trước đây họ là phiến quân, nhưng là những nhà chính trị không được huấn luyện, là những quan chức hành chính không được đào tạo. Theo ý tôi, chúng ta đã để cho quốc gia mới thành lập này một mình quá sớm. Đáng lẽ phải có sự hỗ trợ mạnh hơn của LHQ để xây dựng một cấu trúc chính quyền. Bây giờ chúng ta có một thảm họa là họ không hiểu nhau nữa — những nhóm sắc tộc chẳng bao giờ ưa nhau … Cộng đồng quốc tế và Liên Minh Châu Phi phải đầu tư nhiều hơn cho những đàm phán hòa bình.”
Theo báo cáo của Times, những nhân viên cứu trợ nói rằng có đủ thực phẩm và nước để giúp những người đang bị đau khổ ở các quốc gia này. “Nhưng cuộc xung đột vũ trang thường được tạo ra bởi những kình địch cá nhân giữa một vài người lật ngược cuộc sống của hàng triệu người khác, phá hủy những thị trường và làm cho giá cả những thứ thiết yếu bùng nổ mạnh, bản báo cáo nói.
Ở Nam Sudan, các những lực lượng phiến quân và lính của chính phủ đều cố tình ngăn chặn cứu trợ thực phẩm và bắt có những xe tải chở lương thực, các nhân viên cứu trợ nói. Hôm thứ Bảy, sáu nhân viên cứu trợ bị giết, làm cho những nỗ lực xoa dịu trở nên phức tạp hơn. Toàn bộ các cộng đồng bị bỏ rơi trên các vùng đầm lầy đầy bệnh sốt rét cố gắng sống sót nhờ những loài sen có thể ăn được và nguồn nước đầm lầy đầy các loại sâu bọ.
Cố gắng giải quyết tình hình, dòng Hiệp sĩ Malteser đang hỗ trợ giáo hội ở thành phố Wau, nơi những người di tản trong nước đang sống trong các khu phức hợp của giáo hội. “Chúng tôi cũng dùng những vùng đất nông nghiệp của giáo hội để trồng cấy lương thực để cung cấp cho người dân ở đó,” Hansen nói. Tổ chức cũng cố gắng giúp trẻ em đến trường và cho các bé ăn ở đó.
Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan
Người Công giáo Nam Sudan dâng lễ tại nhà thờ El Fasher ở Bắc Darfur, Sudan. Ảnh của Olivier Chassot
“Các em có thể tiếp xúc với những trẻ khác và có một chút cuộc sống bình thường,” ông nói. “Nếu không, nhiều em trong đó đã bị chấn thương vì di tản. Các em thường chứng kiến cảnh con người bị giết chết như thế nào. Vì thế trong trường học là một loại hình môi trường được bảo vệ.”
Tổ chức cũng đang hỗ trợ cho khoảng 1,2 triệu người tị nạn từ Nam Sudan ở Congo và Uganda.
Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ mong muốn đến thăm Nam Sudan cuối năm nay, và tuần này Giáo hoàng kêu gọi tất cả những bên liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra “cam kết không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những tuyên bố, nhưng cũng phải cung cấp sự cứu trợ lương thực cụ thể và cho phép những cứu trợ đến được với những người dân đang bị đau khổ.” Gần đây, các giám mục của quốc gia này nói rằng “sự giết chóc, hãm hiếp, di tản cưỡng bức, tấn công vào các nhà thờ và phá hủy tài sản tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước. Sự phân biệt đối xử diễn ra trên căn bản sắc tộc, và những ai bị coi là ‘kẻ thù’ đều bị giết, bị hãm hiếp, bị tra tấn, bị thiêu, bị đánh đập, bị cướp bóc, quấy rối, bỏ tù, bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và bị cấm không được thu hoạch mùa màng của họ.’”
Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan
Một cộng đồng người tị nạn Sudan trở về nhà trong ngôi làng Seraf Jedad, West Darfur. Trong ảnh là một đứa bé trong làng. Ảnh của Albert Gonazalez Farran
Hãng thông tấn Fides nói rằng chính phủ đã kêu gọi những người tị nạn trở về các ngôi làng của họ, nhưng rất nhiều ngôi làng trong số này, các giám mục nói, “đã trở thành bãi đất trống,” trong khi một số thành phố đã trở thành “thành phố ma, vắng lặng không bóng một cư dân ngoại trừ những lực lượng an ninh, có lẽ thế, thuộc các thành viên của một phe phái hay bộ tộc.”
Tổ chức Catholic Relief Services đã cung cấp sự cứu trợ lương thực cho khoảng 800.000 người ở Jonglei State thuộc vùng trung tâm của Nam  Sudan, nơi đây có những tỷ lệ đói và suy dinh dưỡng không kém những vùng đã được nói đến. Ở Uganda, CRS cũng nhanh chóng có sự đáp lời để hỗ trợ người dân Nam Sudan đang đổ tràn qua biên giới tìm kiếm nơi sinh nhai thoát khỏi cái đói và bạo lực. CRS và những nhóm cộng tác đang tập trung vào hệ thống vệ sinh và việc vệ sinh để tránh các dịch bệnh, cũng như vật chất và sự hỗ trợ trong việc xây dựng lại nơi ở. Một con số ước chừng 2000 người Nam Sudan vẫn tiếp tục vượt biên giới sang Uganda mỗi ngày.
Nạn đói ở Châu Phi: Chiến tranh, hạn hán và bệnh tật tấn công vào người dân Nam Sudan

[Nguồn: aleteia]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/03/2017]



Thông điệp của Vatican gửi Kỳ Na giáo nhân dịp ngày Mahavir Jayanti ‎

Thông điệp của Vatican gửi Kỳ Na giáo nhân dịp ngày Mahavir Jayanti ‎

Thông điệp của Vatican gửi Kỳ Na giáo nhân dịp ngày Mahavir Jayanti ‎
Đức Thánh Cha Phanxico chào các sư cô Kỳ-na giáo trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 28 tháng Mười, 2015. - OSS_ROM
29/03/2017 16:34
Vatican đã gửi một thông điệp đến tín đồ đạo Kỳ na trên toàn thế giới chúc mừng nhân dịp ngày lễ quan trọng nhất của họ và thúc đẩy sự hợp tác để “đẩy mạnh tính phi bạo lực trong gia đình nhằm ươm mầm hòa bình trong xã hội.”
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn của Vatican gửi “những lời chúc mừng nồng hậu nhất” nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 2615 của Đức Tirthankar Vardhaman Mahavir, người đã đưa Kỳ Na giáo một vào hình thức như hiện tại. Thông điệp được ký bởi ngài Chủ tịch Hội đồng, Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, và thư ký, Đức Giám mục Muguel Angel Ayuso Guixot, viết: “Cầu xin sự kiện lễ mừng này mang lại cho quý vị sự hạnh phúc và bình an trong tâm hồn, gia đình và cộng đồng!”
Lễ hội Mahavir Jayanti hàng năm là lễ hội lớn nhất trong lịch của họ, và rơi vào ngày 9 tháng Tư năm nay. Mahavir là vị tirthankara (thầy) thứ 24 và cuối cùng của Kỳ Na giáo, với giáo thuyết cốt lõi là phi bạo lực và tôn trọng mọi loài chúng sinh.
Kỳ Na giáo, khai sinh như là một phong trào tôn giáo phi Bà-la-môn trong thế kỷ thứ 6 trước Chúa Giáng sinh ở Ấn độ, có khoảng 5 triệu tín đồ, chủ yếu ở Ấn độ. Ba nguyên tắc chính của tôn giáo này là bất hại (không hại chúng sinh), không trộm cắp tà dâm và không tham đắm các sở hữu thế tục.

Dưới đây là văn bản thông điệp của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn:

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
Ki-tô hữu và tín đồ Kỳ Na giáo: cùng nhau thúc đẩy thực hành phi bạo lực trong gia đình
THÔNG ĐIỆP GỬI NGÀY MAHAVIR JANMA KALYANAK DIWAS 2017
Thành Vatican
Các bạn tín đồ Kỳ Na giáo thân mến,
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn xin gửi đến quý vị những lời chúc mừng nồng hậu nhất nhân dịp quý vị kỷ niệm Ngày Sinh thứ 2615 của Đức Tirthankar Vardhaman Mahavir vào ngày 9 tháng Tư năm nay. Cầu xin sự kiện lễ mừng này mang lại cho quý vị sự hạnh phúc và bình an trong tâm hồn, gia đình và cộng đồng!
Bạo lực, dưới nhiều hình thức khác nhau, đã trở thành một mối lo lắng chính ở hầu hết các vùng trên thế giới. Vì vậy, nhân dịp này chúng tôi muốn cùng quý vị chia sẻ một suy tư về cách chúng ta, cả Ki-tô hữu và tín đồ Kỳ Na giáo, có thể thúc đẩy tính phi bạo lực trong gia đình để nuôi dưỡng hòa bình trong xã hội.
Những nguyên nhân của bạo lực rất phức tạp và dưới nhiều hình thức như những cách thể hiện của nó. Rất thường xuyên, bạo lực xuất phát từ những cách giáo dục không lành mạnh và những truyền bá nguy hiểm. Ngày nay, đứng trước sự gia tăng bạo lực trong xã hội, điều cần thiết là các gia đình phải trở nên trường học hữu hiệu của nền văn minh và làm mọi nỗ lực để nuôi dưỡng giá trị của tính phi bạo lực.
Phi bạo lực là một sự thực hành cụ thể trong đời sống của một người biết áp dụng nguyên tắc vàng: ‘Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho mình.’ Nó bắt buộc chúng ta phải biết tôn trọng và đối xử với người khác, gồm cả những ‘người lạ khác,’ như một người được ban tặng nhân phẩm vốn có và những quyền không thể chuyển nhượng. Vì thế, tránh làm tổn hại đến bất kỳ ai bằng bất kỳ hình thức nào là một kết quả tất yếu của bản thân và cách sống của con người chúng ta.
Thật không may, một số người từ chối không chấp nhận ‘người khác’ nói chung và ‘người lạ khác’ nói riêng, đa phần do sự sợ hãi, sự thiếu giáo dục, sự hồ nghi hay, ngược đãi hay mang não trạng của kẻ mạnh, đã tạo ra một không khí của sự bất bao dung và bạo lực. Có thể vượt qua được tình hình “qua cách chống lại nó bằng sự yêu thương nhiều hơn, với nhiều sự tốt đẹp hơn.” (Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Kinh Truyền tin, 18 tháng Hai, 2008).
Cái ‘hơn’ này đòi hỏi phải có ơn của đấng trên cao, và cũng cần có một nơi để ươm mầm tình yêu và sự tốt đẹp. Gia đình là một nơi hoàn hảo nhất mà văn hóa hòa bình và phi bạo lực có thể tìm được mảnh đất màu mỡ. Theo Đức Giáo hoàng Phanxico, chỉ tại đây thì trẻ em, được dẫn dắt bởi tấm gương của cha mẹ và của người lớn, “học cách giao tiếp và thể hiện lòng quan tâm đến người khác, và cũng nơi đó những va chạm và thậm chí xung khắc phải được giải quyết không bằng sức mạnh nhưng bằng đối thoại, tôn trọng, quan tâm đến điều tốt đẹp cho người khác, thương xót và tha thứ” (x. Tông huấn Hậu thượng Hội đồng, Amoris Laetitia, 2016, nos.90-130). Chỉ khi nào các thành viên đều là những con người phi bạo lực thì gia đình mới có thể đóng góp to lớn để làm cho tính phi bạo lực thực sự trở thành một cách sống trong xã hội.
Cả hai tôn giáo của chúng ta đều lấy yêu thương và phi bạo lực làm tính ưu việt. Chúa Giê-su dạy các môn đệ của người yêu thương thậm chí cả kẻ thù (x. Lc 6:27) bằng mẫu gương đời sống cao đẹp của Ngài đã gợi cảm hứng cho các ông cùng làm như vậy. Vì vậy, đối với chúng tôi là những Ki-tô hữu, “phi bạo lực không đơn thuần là một cách cư xử theo lối xã giao nhưng là bản chất của một con người” (Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Kinh Truyền tin, 18 tháng Hai, 2008) dựa trên sự yêu thương và sự thật. Nguyên tắc ‘Ahimsa’ (ND: không hại chúng sinh) của tín đồ Kỳ Na giáo của quý vị là điểm tựa chính của tôn giáo các bạn - ‘Ahimsa paramo dharmah’ (phi bạo lực là nhân đức tối thượng hay là tôn chỉ).
Là các tín đồ có nguồn cội trong niềm tin tôn giáo của chúng ta và là những người cùng chung những giá trị và trong tinh thần đồng trách nhiệm đối với nhân loại, cầu xin cho chúng ta, cùng với các tín đồ và những người thiện chí khác, làm tất cả những gì chúng ta có thể, cá nhân và tập thể, để định hình cho gia đình của chúng ta thành ‘những nhà nuôi dưỡng’ tính phi bạo lực để xây dựng một nhân loại biết chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta và tất cả chúng sinh của nó!
Chúc tất cả quý vị một ngày lễ Mahavir Janma Kalyanak hạnh phúc!
Hồng y Jean-Louis Tauran
Chủ tịch
H. Ex. Miguel Ángel Ayuso Guixot, M.C.C.J.
Thư ký

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/03/2017]