Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

TIẾP KIẾN CHUNG: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Ai-cập

TIẾP KIẾN CHUNG: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Ai-cập

‘Nguyện xin Thánh gia Na-za-rét đã di cư đến bờ sông Nile để chạy trốn bạo lực của Hê-rô-đê, ban ơn lành và luôn luôn bảo vệ người dân Ai-cập và dẫn dắt họ trên con đường thịnh vượng, huynh đệ và hòa bình.’
3 tháng Năm, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Ai-cập
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Buổi Tiếp Kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9.30 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ với những nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.
Trong bài giáo huấn bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha phản ánh về chuyến Tông du gần đây đến Ai-cập.
Sau phần tóm lược giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu đang hiện diện.
Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) bài giáo huấn của Đức Thánh Cha sáng nay:
* * *
Giáo huấn của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay tôi muốn nói về chuyến Tông du của tôi, nhờ ơn Chúa, tôi đã thực hiện đến Ai-cập trong những ngày vừa qua. Tôi đến thăm đất nước đó theo lời mời từ bốn phía: của Tổng thống nước Cộng hòa, của Đức Thượng phụ Giáo chủ Chính thống Cốp-tíc, của Đức Đại Imam của Al-Azhar và của Đức Thượng phụ Công giáo Cốp-tíc. Tôi gửi lời cảm ơn đến từng vị vì sự hiếu khách nồng hậu của các vị dành cho tôi. Và tôi xin cảm ơn toàn dân tộc Ai-cập vì sự tham gia và tình cảm họ đã thể hiện trong suốt chuyến viếng thăm này của Người Kế nhiệm của Phê-rô.
Vị Tổng thống của Chính quyền Dân sự đã đưa ra một nỗ lực hết sức đặc biệt để sự kiện này có thể bộc lộ theo những cách tốt nhất; để nó có thể là một dấu chỉ của hòa bình, một dấu chỉ của hòa bình cho Ai-cập và cho khu vực đó, thật không may đang chịu đau khổ do xung đột và khủng bố. Quả thật, khẩu hiệu của chuyến đi là “Giáo hoàng của Hòa bình trong một Ai-cập của Hòa bình.”
Chuyến viếng thăm của tôi đến Đại học Al-Azhar, trường Đại học Hồi giáo lâu đời nhất và là viện hàn lâm cao nhất của Hồi giáo Sunni, có hai chân trời: một chân trời của sự đối thoại giữa người Ki-tô giáo và người Hồi giáo, và đồng thời, một thúc đẩy cho hòa bình trên thế giới. Cuộc gặp gỡ với Đức Đại Imam diễn ra tại Al-Azhar, một sự gặp gỡ mà sau đó mở rộng ra thành Hội nghị Quốc tế về Hòa bình. Trong bối cảnh này tôi xin đưa ra một suy tư, nó trân trọng giá trị lịch sử của Ai-cập như là vùng đất của nền văn minh vùng đất của giao ước. Với toàn thể nhân loại Ai-cập là biểu tượng của nền văn minh cổ đại, những gia tài nghệ thuật và tri thức, và điều này nhắc chúng ta nhớ rằng hòa bình được xây dựng qua giáo dục, đào tạo tri thức, một chủ nghĩa nhân văn gồm có chiều kích tôn giáo như là một phần không thể thiếu, mối quan hệ với Thiên Chúa như Đức Đại Imam nhắc đến trong bài diễn văn của ngài. Hòa bình cũng được xây dựng bằng cách bắt đầu trở lại từ giao ước giữa Đức Chúa và con người, nền tảng của giao ước giữa mọi con người, đặt trên các Điều răn được khắc trên những bia đá của núi Si-nai, nhưng sâu thẳm hơn ở trong tâm hồn của mỗi con người của mọi thời đại và mọi nơi, một lề luật được tóm gọn trong hai Lệnh truyền về yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em.
Một nền tảng tương tự cũng là căn bản cho việc xây dựng trật tự xã hội và dân sự, trong đó mọi công dân của mọi nguồn gốc, văn hóa và tôn giáo đều được kêu gọi chung sức. Một tầm nhìn về chủ nghĩa thế tục tốt đẹp như vậy nổi lên trong những diễn văn đáp từ với Tổng thống của nước Cộng hòa, trước sự hiện diện của các Giới chức chính quyền cấp cao và Ngoại giao đoàn. Di sản vĩ đại về văn hóa và tôn giáo của Ai-cập và vai trò của nó ở vùng Trung Đông hội tụ trong trách nhiệm riêng biệt trên con đường tiến đến một nền hòa bình ổn định và dài lâu, nó dựa trên không phải quyền của sức mạnh nhưng dựa trên sức mạnh của luật pháp.
Người Ki-tô hữu ở Ai-cập, cũng như trong mọi quốc gia trên trái đất, được kêu gọi để trở thành men của tình huynh đệ. Và điều này có thể thực hiện được nếu họ sống hiệp nhất chính họ trong Đức Ki-tô. Chúng ta đã có thể cho thấy một dấu chỉ mạnh mẽ của sự hiệp nhất, nhờ ơn Chúa, cùng với hiền huynh Giáo chủ Tawadros II của tôi, Thượng phụ của Chính thống giáo Cốp-tíc. Chúng tôi đã làm mới lại cam kết, ký một công bố chung để cùng đồng hành và cam kết của chúng tôi [...] Chúng tôi cùng nhau cầu nguyện cho những người đã chết vì đạo trong những cuộc thảm sát gần đây tấn công như một thảm kịch vào Giáo hội đáng kính , và máu của họ đã vun tưới cho cuộc họp đại kết đó, cuộc họp cũng có sự hiện diện của Đức Thượng phụ Constantinople Bartholomew: Đức Thượng phụ Đại kết, người huynh đệ thân thương của tôi.
Ngày thứ hai của chuyến đi được dành riêng cho các tín hữu Công giáo. Thánh lễ dâng trong sân vận động, được đặt dưới sự sắp xếp của các Giới chức Ai-cập, là một thánh lễ của niềm tin và của tình huynh đệ, trong đó chúng tôi cảm nhận được sự hiện hữu của Thiên Chúa Phục sinh. Phân tích trong Tin mừng, tôi kêu gọi cộng đoàn Công giáo nhỏ bé ở Ai-cập hãy nhớ lại trải nghiệm của các môn đệ đi về Ê-mau: luôn tìm kiến Đức Ki-tô, là Ngôi Lời và Bánh Hằng sống, niềm vui của đức tin, nhiệt huyết của sự hy vọng và sức mạnh để làm chứng trong tình yêu rằng “chúng tôi đã gặp Thầy!”
Và tôi sống thời khắc đó cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ và các chủng sinh trong Đại Chủng viện. Có rất nhiều chủng sinh: đây là một sự an ủi! Đó là Phụng vụ Lời Chúa, qua đó những lời hứa về đời sống tận hiến được canh tân. Trong cộng đoàn này của những nam nữ tu sĩ, những người đã chọn dâng hiến cuộc sống lên Đức Ki-tô cho Vương quốc của Thiên Chúa, tôi đã nhìn thấy nét đẹp của Giáo hội ở Ai-cập, và tôi cầu nguyện cho tất cả những Ki-tô hữu của toàn Trung Đông để họ được dẫn dắt bởi các mục tử và được đồng hành bởi những người tận hiến, họ trở nên muối và ánh sáng trong những vùng đất này, ở giữa những dân tộc đó. Với chúng ta, Ai-cập đã và đang là một dấu chỉ của sự hy vọng, của nơi nương náu và của sự trợ giúp. Khi một phần của mặt đất bị nạn đói, Gia-cóp đã đến đó với những đứa con trai của ông; rồi, khi Chúa Giê-su bị bách hại, Người đã đến đó. Vì thế, kể cho anh chị em nghe về chuyến đi này có nghĩa là bước theo con đường của hy vọng: với chúng ta, Ai-cập là dấu chỉ của sự hy vọng vì lịch sử, vì hôm nay, vì tình huynh đệ mà tôi mong muốn nói với anh chị em.
Một lần nữa tôi cảm ơn những người đã giúp chuyến đi này được thực hiện và tất cả những người đã góp sức bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt rất nhiều người đã dâng lời cầu nguyện và sự đau khổ của họ. Nguyện xin Thánh gia Na-za-rét đã di cư đến bờ sông Nile để chạy trốn bạo lực của Hê-rô-đê, ban ơn lành và luôn luôn bảo vệ người dân Ai-cập và dẫn dắt họ trên con đường thịnh vượng, huynh đệ và hòa bình.
Cảm ơn anh chị em!
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/05/2017]


“Với câu nói - Salam aleikum (Bình an cho anh em) - Đức Phanxico đã chạm đến trái tim của chúng tôi”

“Với câu nói - Salam aleikum (Bình an cho anh em) - Đức Phanxico đã chạm đến trái tim của chúng tôi”

Giáo sư Mohammad Sammak, người Hồi giáo duy nhất đã tham dự hai Thượng Hội đồng, tin rằng sự gặp gỡ ở Cairo đã đánh dấu một điểm khởi đầu nền tảng. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những câu chào bằng tiếng Ả-rập của Đức Thánh Cha

“Với câu nói - Salam aleikum (Bình an cho anh em) - Đức Phanxico đã chạm đến trái tim của chúng tôi”
Giáo sư Mohammad Sammak

Pubblicato il 02/05/2017
Ultima modifica il 02/05/2017 alle ore 12:45
RICCARDO CRISTIANO
ROME
Người Hồi giáo duy nhất tham dự hai Thượng Hội đồng, một về Li-băng do Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II mời và một về Trung Đông do Đức Thánh Cha Benedict XVI mời, Giáo sư Mohammad Sammak người Li-băng, Tổng thư ký của Hội nghị thượng đỉnh Spiritual Islam Summit, ông cũng có mặt trong Hội nghị Thượng đỉnh về Hòa bình ở Cairo, chứng kiến buổi gặp gỡ diễn ra ở thủ đô Ai-cập như là đỉnh điểm của công việc đã được thực hiện trước đó bởi người Ki-tô giáo và Hồi giáo.
“Đúng vậy, sự gặp gỡ này ở Cairo đã trở thành hiện thực nhờ vào công việc đã được thực hiện trước đó. Từ Thượng hội đồng năm 2010 về Trung Đông hai điều cấp thiết rất rõ ràng nổi lên: trước hết là quyền công dân phải bình đẳng cho tất cả mọi người, và thứ hai là sự tự do tôn giáo, hay đơn giản hơn là sự tự do. Trong vài năm qua Đại học Al-Azhar đã giới thiệu hai tài liệu về giá trị tuyệt đối của tính vốn có của sự tự do tôn giáo và quyền công dân bình đẳng, điểm thứ hai này là kết quả của một cuộc họp ở Cairo cuối tháng Hai 2017. Lý do tại sao buổi họp về hòa bình này đã diễn ra mà không cần phải thảo luận hay làm rõ hai khía cạnh nền tảng này. Tôi muốn đưa ra hai khía cạnh vô cùng căn bản. Buổi gặp gỡ về hòa bình ở đây, cùng với sự hiện diện rất quan trọng của Đức Giáo hoàng Phanxico, cũng cho thấy sự hiện diện của Đức Thượng phụ Đại kết của Constantinople, những nhà lãnh đạo Ki-tô giáo thế giới khác, các đức rabbi có thẩm quyền, những nhân vật lỗi lạc của Ấn giáo, Phật giáo, v.v.. Và tất cả đều diễn ra ở Cairo, Cairo của hôm nay. Chúng ta hãy hình dung ra tầm quan trọng của một sự kiện như vậy. Quá quan trọng đến mức Đức Giáo hoàng Phanxico liên tục nói, “Salam aleikum,” có nghĩa là “bình an cho anh em,” cho tất cả chúng tôi đang lắng nghe bài diễn văn của ngài. Những lời này nêu lên một bổn phận tôn giáo cho chúng ta: cầu mong hòa bình cho người khác … Và Đức Giáo hoàng nói câu này với tất cả chúng tôi bằng ngôn ngữ của chúng tôi. Điều này thực sự đã chạm đến con tim và tâm trí của … tôi thực sự nghĩ tôi có thể nói là tất cả mọi người tham dự.”
Đức Giáo hoàng Phanxico cũng sử dụng một cách diễn đạt trong bài diễn văn của ngài tại dinh tổng thống  mà tôi tin là nó xuất phát từ kỷ nguyên hậu thuộc địa Ả-rập: “al-din lillah wal watan liljami” – tôn giáo thuộc về Thượng đế và là quốc gia của tất cả.” Lời này cũng chạm đến trái tim của mọi người?
“Đúng, khẩu hiệu này, tôi nghĩ nó quay ngược lại những năm trước độc lập của Ai-cập và đã được sử dụng trong mọi quốc gia Ả-rập, đã đánh động, vì nó nói đến những hiểu lầm có thể xảy ra và mong mỏi vượt qua những hiểu lầm đó. Nó là một sự ám chỉ liên tục đến sự nguy hiểm rơi vào những sự đối lập và ý chí vượt qua chúng. Đó là lý do tại sao trích dẫn câu nói Ả-rập này lại rất quan trọng.”
Đức Giáo hoàng Phanxico đã sử dụng những từ ngữ rất nghiêm khắc chống lại chủ nghĩa dân túy. Ấn tượng của ông như thế nào về cách nói thẳng như vậy?
“Đây là những lời nói rất quan trọng, mà tôi nghĩ được những người, cũng như tôi, đến từ một quốc gia Trung Đông hiểu rất rõ, vì thậm chí nó nói đến một hiện tượng lan rộng đang xảy ra ở các quốc gia Châu Âu, nó vẫn là một hiện tượng lan rộng và được hiểu rất rõ ở đây. Vì những người theo chủ nghĩa dân túy cố gắng liên kết bằng cách loại trừ người khác. Vì vậy bài diễn văn của Đức Giáo hoàng Phanxico là rất rõ ràng, tôi tin là tất cả mọi thính giả đều hiểu và đánh giá đúng.
Sau những buổi họp như ở Cairo, một số người vẫn nhận thức đó chỉ như dịp để chụp ảnh trong khi những người khác lại hy vọng đó là “bước ngoặt sau cùng.” Ông có ấn tượng nào?
“Tôi muốn rất rõ ràng với anh. Bước ngoặt sau cùng mà chúng ta cần vẫn còn ở phía trước, những vấn đề chúng ta đang đối mặt là rất lớn. Nhưng chính vì những lý do này mà, tôi nghĩ buổi họp đánh dấu một điểm khởi đầu, một điểm khởi đầu tốt, nó khuyến khích chúng tôi tiến bước trong cùng một quyết tâm.”
Điểm cuối cùng. Đã có một ít tranh cãi về tình trạng nước đôi của al-Azhar: về một mặt, ngài cho thấy một cách cởi mở trong những tài liệu chính thức, về mặt khác lại đóng cửa khi nói đến những chương trình giảng dạy của al-Azhar’s ...  
“Tôi phải nói theo kinh nghiệm trực tiếp rằng gần đây đại học của al-Azhar đã đầu tư nhiều trong việc làm mới lại chương trình giảng dạy của nó và theo hướng mở. Và sau hai vụ tàn sát kinh hoàng những tín hữu Cốp-tíc ở Ai-cập, Đức Đại Imam al-Tayyeb nói về những kẻ tội phạm này: “Có ai trong những kẻ khủng bố hay những kẻ chủ mưu kia đã tốt nghiệp từ [trường] chúng ta?” Tôi nghĩ phải trân trọng ngài về những gì đã được làm là rất chính đáng.”

[Nguồn: lastampa]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/05/2017]