Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Ông Greg Burke nói về Đức Thánh Cha ở Fatima: “Hơn một chuyến Tông du, đó là một chuyến hành hương tông đồ”

Ông Greg Burke nói về Đức Thánh Cha ở Fatima: “Hơn một chuyến Tông du, đó là một chuyến hành hương tông đồ”

Giám đốc Phòng Báo chí đề cập đến một sự mới lạ: Bốn bài diễn từ của Đức Phanxico sẽ được đọc bằng tiếng Bồ Đào Nha
5 tháng Năm, 2017
Ông Greg Burke nói về Đức Thánh Cha ở Fatima: “Hơn một chuyến Tông du, đó là một chuyến hành hương tông đồ”
Greg Burke -- Copyright: Zenit
“Còn hơn cả một chuyến Tông du, nó là một chuyến Hành hương Tông đồ.”
Đây là câu nói của Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, Greg Burke, chiều nay trong một buổi họp báo về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Fatima ngày 12-13 tháng Năm. Lần này đánh dấu chuyến Tông du thứ 19 của Đức thánh Cha Phanxico và là quốc gia thứ 28 ngài đến thăm.
Nó cũng đánh dấu chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài đến Bồ đào nha. Ông nói rõ rằng chúng ta không cần phải tính thời gian ngài đổi chuyến bay trong sân bay, nhưng không bước ra ngoài.
Greg Burke cho biết thật thú vị khi chuyến viếng thăm Fatima được lên chương trình một thời gian trước đây. Rồi lúc đó, chuyến đi ngày 28-29 tháng Tư đến Ai-cập diễn ra, nên không có nhiều chú ý.
Trong suốt chuyến thăm 2 ngày, Đức Thánh Cha sẽ có bốn bài diễn từ, và một sự mới mẻ: tất cả sẽ được đọc bằng tiếng Bồ đào nha.
Chuyến đi này đánh dấu 50 năm từ khi Đức Giáo hoàng Phao-lô VI đến Fatima. Những vị tiền nhiệm gần đây của Đức Phanxico cũng đã đến Fatima gồm Đức Benedict XVI năm 2010 và Gio-an Phao-lô II, ngài đã đến Fatima ba lần, năm 1982, 1991, và 2000.
Greg Burke cho biết rằng cũng vào ngày 13 tháng Năm, 1981, có vụ ám sát nhắm vào Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, người đã giành được sự sống qua biến cố phép lạ do sự can thiệp của Đức Bà Fatima.
Quay lại với chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxico, giám đốc của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng Đức Phanxico đã được mời đến Fatima bởi Tổng thống Bồ đào nha và các giám mục.
“Đây là một chuyến viếng thăm rất bình thường,” sự kiện Đức Thánh Cha đến Fatima kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra của Mẹ Maria, nhưng đồng thời cũng không nên cho rằng chỉ vì có kỷ niệm, rằng có ‘sự kiện’ mà Đức Thánh Cha đến thăm.”
“Còn hơn cả một chuyến Tông du, đó là một chuyến Hành hương Tông đồ,” ông nói.
“Đây là chuyến hành hương về Mẹ Maria diễn ra trong tháng Năm,” một chuyến đi của niềm tin và hy vọng, ông nói.
Giám đốc Phòng Báo chí Vatican nhắc lại rằng trong suốt chuyến viếng thăm, lễ phong thánh cho Francisco và Jacinta sẽ diễn ra, hai thị nhân trẻ đã “tử đạo.”
Quay sang tôn giáo góp phần trong đất nước này, có ít nhất 80 phần trăm người Ki-tô hữu, đại đa số là Công giáo. Có ba tổng giáo phận.
Đức Thánh Cha sẽ rời Roma lúc 2 giờ chiều, và đến Monte Real sau 3 tiếng. Về múi thời gian, Bồ đào nha đi sau Roma 1 tiếng.
Phát ngôn viên của Vatican chuẩn bị các phóng viên cho những đám đông khổng lồ, nói rằng sẽ có rất nhiều người, trong một địa điểm khá nhỏ. Ông lưu ý rằng tất cả chỉ nằm trong khoảng cách đi bộ hơn hoặc kém một chút.
Giám đốc Vatican nói qua chương trình của Đức Thánh Cha dưới đây:

***

Chuyến hành hương của Đức Thánh Cha Phanxico đến Đền thờ Đức Bà Fatima nhân dịp kỷ niệm 100 năm những lần hiện ra của Mẹ Maria Đồng Trinh tại Cova da Iria (12-13 tháng Năm 2017) – Chương trình:
Thứ Sáu 12 tháng Năm 2017:
14:00 Khởi hành bằng máy bay từ sân bay Fiumicino của Roma đến Monte Real.
16:20 Đến căn cứ không quân Monte Real.

Nghi thức chào đón
16:35 Gặp gỡ riêng với Tổng thống nước Cộng hòa trong căn cứ không quân Monte Real.
16:55 Thăm viếng nhà nguyện của căn cứ không quân.
17:15 Di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân vận động Fatima.
17:35 Đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe mui trần đến Đền thờ.
18:15 Đến Nhà nguyện Những Lần Hiện ra.

Cầu nguyện của Đức Thánh Cha
21:30 Ban phép lành những ngọn nến của Nhà nguyện Những Lần Hiện ra.
Lời chào của Đức Thánh Cha.
Đọc Kinh Mân Côi.
Thứ Bảy 13 tháng Năm 2017:

09:10 Gặp gỡ Thủ tướng tại Nhà “Nossa Senhora do Carmo”.
09:40 Thăm Vương cung Thánh đường “Nossa Senhora do Rosário de Fatima”.
10:00 Thánh Lễ trong sân của Nhà nguyện.
Bài giảng của Đức Thánh Cha.
Lời chào của Đức Thánh Cha với các bệnh nhân
12:30 Ăn trưa với các giám mục Bồ đào nha tại Nhà “Nossa Senhora do Carmo”.
14:45 Nghi thức tạm biệt trong căn cứ không quân Monte Real.
15:00 Khởi hành bằng máy bay từ căn cứ không quân Monte Real, về Roma.
19:05 Đáp sân bay Ciampino của Roma.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/05/2017]


Tổng thống Trump sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico tại Vatican ngày 24 tháng Năm

Tổng thống Trump sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico tại Vatican ngày 24 tháng Năm

Tổng thống Trump sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico tại Vatican ngày 24 tháng Năm
Đức Thánh Cha Phanxico. Credit: Stephen Driscoll / CNA. Donald Trump. Credit: Tinseltown via www.shutterstock.com.

Thành Vatican, 4 tháng Năm, 2017 / 09:47 am (CNA/EWTN News).- Tổng thống Donald Trump sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico trong một chuyến viếng thăm Vatican cuối tháng này.

“Đức Giáo hoàng Phanxico sẽ gặp gỡ Tổng thống Donald Trump, Tổng thống của Hoa kỳ, thứ Tư ngày 24 tháng Năm, 2017, lúc 8:30 sáng trong Điện Tông Truyền,” Vatican thông báo hôm thứ Năm.

“Tổng thống Trump sau đó sẽ gặp gỡ Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, và Tổng Giám mục Paul Gallagher, Thư ký Bộ Ngoại giao.”

Theo các nhân viên, chuyến đi của Tổng thống cũng sẽ gồm những chuyến đến thăm Israel và Ả-rập Xê-út. Ông Trump cũng sẽ tham dự một buổi họp với NATO ở Brussels ngày 25 tháng Năm và hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicily ngày 26 tháng Năm.
Tổng thống và Đức Giáo hoàng thỉnh thoảng có những bất đồng.
Trong buổi họp báo trên máy bay ngày 18 tháng Hai, 2016, phóng viên Philip Pullella của Reuters hỏi Đức Giáo hoàng về phản ứng đối với việc ngăn chặn người di cư của ông Donald Trump.
Đức Thánh Cha Phanxico trả lời: “Một người chỉ nghĩ đến việc xây những bức tường, có thể ở bất kỳ nơi nào, mà không xây những chiếc cầu, không phải là người Ki-tô hữu. Điều này không có trong Tin mừng.”
Một tuần trước đó, ông Trump chỉ trích mạnh Đức Thánh Cha Phanxico như là một “quân cờ” cho chính phủ Mexico và “một người rất chính trị” nhưng không hiểu được các vấn đề của nước Mỹ.
Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh ngày 19 tháng Hai nói với Đài phát thanh Vatican rằng lời bình luận của Đức Thánh Cha “không bao giờ có ngụ ý, theo bất cứ cách nào, tấn công một cá nhân hay là một dấu chỉ về cách thức bỏ phiếu” và lặp lại một quan điểm vững bền của triều đại của ngài, xây dựng những chiếc cầu.
Các giám mục Hoa kỳ đã có những phản ứng khác nhau trong những ngày đầu của nhiệm kỳ của ông Trump, chỉ trích chương trình tị nạn và di cư của ông, trong khi ca ngợi những biện pháp bảo vệ sự sống của ông.
[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/05/2017]


Đức Thánh Cha lên án những Ki-tô hữu cứng nhắc, kêu gọi tính nhu mì trong Giáo hội

Đức Thánh Cha lên án những Ki-tô hữu cứng nhắc, kêu gọi tính nhu mì trong Giáo hội

Đức Thánh Cha lên án những Ki-tô hữu cứng nhắc, kêu gọi tính nhu mì trong Giáo hội
Đức Thánh Cha giảng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta.
05/05/2017 12:07
(Vatican Radio) Ngay cả bây giờ có những người trong Giáo hội sử dụng sự cứng nhắc để che đậy những tội của riêng họ. Đó là sự cảnh báo của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta. Nhận xét về Bài đọc Một, trích sách Công vụ Tông đồ, Đức Thánh Cha tập trung vào hình ảnh của Thánh Phao-lô, từ một người đi bách hại cứng nhắc, trở nên một người rao giảng nhu mì và kiên nhẫn của Tin mừng.
Ngài nói, “Lần đầu tiên cái tên ‘Sa-un’ xuất hiện là tại buổi ném đá Stê-pha-nô.” Sa-un, ngài nhận xét, là một “thanh niên, cứng nhắc, lý tưởng hóa,’ và ông “bị thuyết phục” bởi tính cứng nhắc của luật pháp.

Nói không với những người cứng nhắc sống hai mặt trong Giáo hội
Ông cứng nhắc, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, nhưng ông “chân thành.” Chúa Giê-su, về mặt khác, tố cáo những ai cứng nhắc nhưng lại “không chân thành”:
“Họ là những người cứng nhắc sống một cuộc sống hai mặt: họ làm cho họ trông có vẻ tốt lành, chân thành, nhưng khi không ai nhìn thấy họ, họ làm những điều xấu xa. Về mặt khác, người thanh niên này trung thực. Ông tin điều đó. Tôi nghĩ, khi tôi nói điều này, về nhiều người trẻ trong Giáo hội hôm nay đã rơi vào cám dỗ của tính cứng nhắc. Một số thì chân thành, họ tốt. Chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ họ phát triển trên con đường nhu mì.”
Ngài nói, “những người khác dùng sự cứng nhắc để che đậy nhược điểm, tội lỗi, những vấn đề cá tính của họ; và họ sử dụng sự cứng nhắc” để xây dựng bản thân trên cái giá của người khác. Đức Thánh Cha nói rằng bằng cách này, Sa-un trở nên thậm chí còn cứng nhắc hơn nữa, tới mức ông không thể khoan dung cho những gì ông nhìn thấy là dị giáo; vì thế ông bắt đầu bách hại người Ki-tô hữu. Nhưng, Đức Thánh Cha nói, mở ngoặc đơn ở đây, ít nhất Sa-un để cho các trẻ em được sống – ngày nay, những kẻ đang bách hại người Ki-tô hữu thậm chí không tha cả trẻ em.
Sau đó Sa-un đi đến Đa-mát để bắt những Ki-tô hữu để đưa tống ngục họ ở Giê-ru-sa-lem. Và trên đường đi Đ-mát, ông đã gặp “một con Người khác, con người nói với ông bằng một ngôn ngữ nhu mì: ‘Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi lại bắt bớ ta?’”

Thánh Phao-lô: từ một người bách hại thành một người rao giảng Tin mừng
“Một người thanh niên cứng nhắc, con người đã trở nên cứng nhắc – nhưng chân thành! – đã bị biến thành một em bé, và để mình được dẫn dắt đến nơi Thiên Chúa gọi ông.” Đây là “Sức mạnh của sự nhu mì của Thiên Chúa.” Sa-un, sau đó trở thành Phao-lô, tuyên xưng Thiên Chúa cho đến tận cùng, và chịu đau khổ cho Người:
“Và con người này rao giảng cho người khác vượt ra ngoài những kinh nghiệm cá nhân, từ một phần này chuyển sang phần khác: bị bắt bớ, với rất nhiều vấn đề, thậm chí trong Giáo hội, thậm chí chịu đau khổ vì những Ki-tô hữu cãi nhau giữa họ. Nhưng chính ông, người đã bắt bớ Chúa với lòng hăng hái của luật pháp, nói với các Ki-tô hữu, ‘Cùng với những điều đó mà anh em đã xa cách Thiên Chúa, với những điều đó mà anh em đã phạm tội – với tâm trí, với thân xác, với mọi điều – với cùng những thành viên đó mà bây giờ anh em trở nên hoàn hiện, anh em ca khen vinh quang Thiên Chúa.’”

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những con người cứng nhắc, để họ có thể đi theo con đường nhu mì của Chúa Giê-su
“Có một cuộc đối thoại giữa thế nào là đủ, thế nào là cứng nhắc, và thế nào là sự nhu mì,” Đức Thánh Cha nói, và đây là “cuộc đối thoại giữa một con người chân thành và Chúa Giê-su, Ngài nói với ông bằng sự ngọt ngào.” Và vì thế ngài nói, “bắt đầu bằng câu chuyện của người đàn ông này, người mà chúng ta biết từ khi ông còn trẻ, trong lần ném đá Stê-pha-nô, ngài cuối cùng bị phản bội bởi một mâu thuẫn nội bộ giữa những người Ki-tô hữu.” Với một số người, cuộc sống của Thánh Phao-lô “là một sự thất bại,” giống như cuộc sống của Đức Ki-tô:
“Đây là con đường của Ki-tô hữu: tiến trên con đường đã được Chúa Giê-su vạch ra: con đường rao giảng, con đường chịu đựng, con đường của Thập giá, con đường của sự Phục sinh. Hôm nay, theo một cách rất đặc biệt, chúng ta hãy cầu nguyện với Sa-un cho những người trong Giáo hội mang trong mình tính cứng nhắc: cho những người cứng nhắc nhưng chân thành, như chính ngài, người có sự nhiệt huyết, nhưng bị lầm đường. Và cho những người cứng nhắc đạo đức giả, những người sống đời sống hai mặt, những người mà Chúa Giê-su nói, ‘Hãy làm theo những gì họ nói, nhưng đừng theo những gì họ làm.” Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cứng nhắc.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/05/2017]