Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Tin Mừng của Người Mục tử Nhân Lành

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Tin Mừng của Người Mục tử Nhân Lành

Chúa Giê-su là “vị Mục tử Nhân lành và là Cửa của Đòan Chiên,” “Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu”
7 tháng Năm, 2017
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước vào sau Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tin mừng Chúa nhật tuần này (x. John 10:1-10), được gọi là “của Đấng Chăn Chiên Lành,” Chúa Giê-su trình bày Ngài với hai hình ảnh bổ sung cho nhau: hình ảnh của người chăn chiên và hình ảnh của cửa chuồng chiên. Đoàn chiên, đó là tất cả chúng ta, có một khu vực là chuồng dùng làm nơi trú ngụ, đây là nơi đàn chiên trở về nghỉ ngơi sau bao mệt mỏi trên đường đi. Và chuồng là một khu vực rào kín và có cửa, tại cửa có một người gác. Những người khác nhau tiến đến đàn chiên: có một người đi vào khu rào kín bằng cách qua cửa và một người “trèo vào theo lối khác” (c. 1). Người thứ nhất là người chăn chiên; người thứ hai là kẻ lạ mặt, người này không yêu thương đàn chiên, người đó muốn vào vì những mục đích khác. Chúa Giê-su minh họa mình là người nhất và tỏ lộ một mối quan hệ thân thiết với đàn chiên, được miêu tả qua giọng nói của Ngài, bằng giọng đó Ngài kêu gọi chúng và chúng nhận ra và đi theo Ngài (x. c.3). Ngài gọi chúng và dẫn chúng ra những đồng cỏ xanh rì, nơi chúng tìm được nguồi nuôi dưỡng tốt tươi.
Hình ảnh thứ hai mà Chúa Giê-su trình bày về bản thân Ngài là “cánh cửa của chuồng chiên” (c. 7). Quả thật, Ngài nói: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu.” (c. 9), nghĩa là, người đó sẽ có sự sống, và sống dồi dào (x. c. 10). Đức Ki-tô, vị Mục tử Nhân lành, trở thành cánh của của ơn cứu độ cho nhân loại và Ngài đã hiến mạng sống mình cho đàn chiên của Ngài.
Chúa Giê-su, Vị Mục tử Nhân lành và Cánh cửa của đàn chiên, là một nhà lãnh đạo mà uy quyền được thể hiện qua sự phục vụ, một vị lãnh đạo cho đi mạng sống mình và không yêu cầu người khác phải hy sinh. Chúng ta tín thác vào một vị lãnh đạo như vậy, đàn chiên nghe thấy tiếng gọi của người chăn chiên, vì chúng biết rằng cùng với người đó chúng sẽ đến được đồng cỏ tốt tươi và dồi dào. Một dấu hiệu là đủ, một tiếng gọi là chúng đi theo, vâng lời, đi trên con đường được dẫn dắt bởi giọng nói của người chăn chiên mà chúng cảm nhận như một sự hiện diện quá đỗi thân thiết, đồng thời vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, người đó hướng dẫn, bảo vệ, an ủi và chữa lành.
Đức Ki-tô cho chúng ta là vậy. Có một chiều kích của trải nghiệm cho người Ki-tô hữu rằng, có thể, chúng ta để lại một chút vào trong bóng tối: chiều kích thiêng liêng và cảm tính, cảm giác được kết nối bằng một mối liên kết đặc biệt với Thiên Chúa như là con chiên với người chủ chăn. Đôi khi chúng ta duy lý hóa đức tin quá mức và chúng ta có nguy cơ đánh mất nhận thức của âm hưởng của giọng nói đó, giọng nói của Chúa Giê-su, vị Mục tử Nhân lành, Đấng làm say mê và cuốn hút. Như việc đã xảy ra với hai môn đệ đi làng Ê-mau, trái tim của họ bừng cháy lên khi Đấng Sống lại nói chuyện với họ suốt trên đường đi. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời cảm nhận mình được yêu bởi Chúa Giê-su. Hãy tự hỏi chúng ta câu hỏi này: Tôi có cảm thấy được Chúa Giê-su yêu không?” Với Ngài, chúng ta không bao giờ là người xa lạ, nhưng là những người bạn và anh em. Tuy nhiên, không phải luôn luôn dễ để phân biệt được giọng nói của người chăn chiên nhân lành. Hãy cẩn thận. Luôn luôn có nguy cơ bị phân tán bởi quá nhiều các giọng nói khác. Hôm nay chúng ta được mời gọi không để cho mình bị làm trệch hướng bởi sự khôn ngoan giả tạo của trần gian này, nhưng hãy theo Giê-su, Đấng đã Sống lại, như là sự hướng dẫn bảo đảm duy nhất ban tặng ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.
Trong ngày Thế Giới Cầu nguyện cho Ơn gọi hôm nay – đặc biệt cho ơn gọi linh mục, để xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những vị mục tử tốt lành — chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ Maria: nguyện xin Mẹ đồng hành với mười vị tân linh mục mà tôi vừa tiến chức một lát trước đây. Tôi mời bốn vị trong đó thuộc Giáo phận Roma để ban phép lành cùng với tôi. Nguyện xin Mẹ của chúng ta hỗ trợ giúp đỡ tất cả những ai được kêu gọi bởi Ngài, để họ được thúc đẩy và quảng đại đi theo tiếng gọi của Ngài.

[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/05/2017]


Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Khoáng đại lần thứ nhất của Quốc vụ viện Truyền thông

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Khoáng đại lần thứ nhất của Quốc vụ viện Truyền thông

‘Chúng ta đừng bị mất tinh thần bởi cám dỗ gắn kết về một quá khứ huy hoàng; thay vì vậy, chúng ta hãy tạo thành một nhóm vững mạnh kết hợp để trả lời tốt hơn cho những thách đố truyền thông mới mà văn hóa hôm nay đòi hỏi nơi chúng ta, không sợ hãi và không hình dung ra những viễn cảnh cánh chung’
4 tháng Năm, 2017
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Khoáng đại lần thứ nhất của Quốc vụ viện Truyền thông
PHOTO.VA - L'OSSERVATORE ROMANO
Lúc 10 giờ sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxico có buổi tiếp kiến — trong Đại sảnh của Hội trường Điện Tông Truyền Vatican –, các tham dự viên trong Phiên họp Khoáng đại lần thứ nhất của Quốc vụ viện Truyền thông, đang diễn ra từ 3-5 tháng Năm, 2017.
Dưới đây là bản dịch bài diễn từ của Đức Thánh Cha trong buổi họp.
* * *
Kính thưa các Đức Hồng y, Thưa anh chị em,
Tôi rất hạnh phúc được tiếp anh chị em nhân dịp Phiên họp Khoáng đại lần thứ nhất của Quốc vụ viện Truyền thông, cho thấy anh chị em cam kết đào sâu kiến thức lẫn nhau và nghiên cứu những bước đi bắt đầu từ bây giờ bởi Thánh Bộ, nơi tôi mong mỏi có một hệ thống truyền thông mới của Tòa Thánh, cùng với việc phản ánh được một chủ điểm luôn hợp thời và đáng suy nghĩ đó là văn hóa kỹ thuật số.
Tôi xin cảm ơn Đức ông Vigano, Tổng trưởng, về lời giới thiệu của ngài và tôi xin gửi lòng tri ân đến ngài và đến tất cả anh chị em đang hiện diện ở đây và tới tất cả những người đã đóng góp bằng nhiều cách khác nhau trong việc chuẩn bị cho công việc của những ngày này.
Tranh luận được đưa ra trong Phiên họp là một trong những vấn đề tôi rất tâm đắc; tôi cũng đã nói đến nó trong một số lần. Đó là việc nghiên cứu những tiêu chuẩn và những cách thức mới để truyền tải Tin mừng của lòng thương xót đến mọi dân tộc, vào trung tâm của những nền văn hóa khác nhau, qua truyền thông mà bối cảnh văn hóa kỹ thuật số mới đưa vào bối cảnh của con người đương thời.
Thánh Bộ của chúng ta, sẽ tròn hai tuổi vào ngày 27 tháng Sáu — hai cây nến — trong sự cải tổ toàn diện. Và chúng ta không được e sợ cụm từ này. Cải tổ không phải là “quét vôi trắng” một chút cho các việc: cải tổ là đưa ra một hình thức khác cho mọi việc, tổ chức chúng theo một cách khác. Và điều đó phải được làm với khả năng hiểu biết, với lòng hiền lành, nhưng cũng, cũng – cho phép tôi sử dụng từ này – với một chút ít “cưỡng bức,” nhưng là cưỡng bức tốt, rất tốt đẹp, để sửa đổi lại mọi việc. Nó sẽ được cải tổ trọn vẹn ngay từ giây phút nó là một thực tại mới, mà bây giờ đang có những bước đi không thể quay lại. Quả thật, trong trường hợp này, nó không phải là vấn đề sắp xếp hay kết hợp các Thánh bộ trước đây, nhưng là vấn đề xây dựng một tổ chức thật sự và phù hợp ex novo, như tôi đã viết trong Motu proprio thành lập: “Bối cảnh truyền thông hiện tại, mang đặc trưng bởi sự có mặt và phát triển của truyền thông kỹ thuật số, bởi những yếu tố hội tụ và hoạt động tương tác, đòi hỏi phải suy xét lại hệ thống thông tin của Tòa Thánh và cam kết tái tổ chức, trân trọng những gì đã được phát triển trong lịch sử theo mệnh lệnh của truyền thông của Tòa Thánh, tiến đến sự hội nhập và quản lý tổ chức một cách dứt khoát. Vì những lý do này – tôi tiếp tục – tôi tin rằng tất cả mọi thực tại, theo nhiều con đường khác nhau cho đến hôm nay, có liên quan đến truyền thông, nên được kết hợp lại trong một Thánh bộ mới của Giáo triều Roma, và sẽ được gọi là Quốc vụ viện Truyền thông. Từ đó hệ thống truyền thông của Tòa Thánh sẽ đáp lời tốt hơn cho những nhu cầu sứ vụ của Giáo hội.”
Hệ thống truyền thông mới này được sinh ra từ nhu cầu của điều được gọi là “hội tụ số.” Thực ra, trong quá khứ mỗi phương tiện truyền thông có những kênh riêng của nó. Mỗi hình thức trình bày có phương tiện truyền thông riêng của mình: ngôn ngữ viết trên báo chí hoặc sách, hình ảnh, ảnh chụp và những hình thức trong phong trào phim và truyền hình, ngôn ngữ nói và âm nhạc trên radio và CDs. Tất cả những hình thức truyền thông này hôm nay được truyền bằng một mã tận dụng hệ nhị phân. Vì thế, theo khung này, “L’Osservatore Romano,” trong năm tới sẽ trở thành một phần của Thánh bộ, phải tìm ra một cách thức mới và khác, để có thể đến được với số lượng độc giả nhiều hơn khi nó được thực hiện dưới hình thức báo giấy. Đài phát thanh Vatican cũng vậy, trong nhiều năm đã trở thành một tổng thể của các cổng (portal), phải được cân nhắc lại theo những mô hình mới và thích ứng với những công nghệ hiện đại và nhu cầu của con người thời đại hôm nay. Trong sự liên hệ với dịch vụ vô tuyến, tôi muốn nhấn mạnh đến nỗ lực của Thánh bộ đang thực hiện liên quan đến những quốc gia có ít nguồn công nghệ phổ biến (chẳng hạn, tôi đang nghĩ đến Châu Phi) về sự thay đổi những Tần Sóng Ngắn, những tần sóng chưa bao giờ bị loại bỏ. Và tôi muốn nhấn mạnh đến điều này: chúng chưa bao giờ bị loại bỏ. Trong một vài tháng tới Editrice Vaticana, trước đây là Vatican Polyglot Typography và cả, như tôi đã nói, “L’Osservatore Romano” cũng sẽ trở thành một phần của cộng đồng lớn cho công việc của Thánh bộ mới, và việc này đòi hỏi sự sẵn lòng được hòa nhập theo một chương trình sản xuất và phát hành mới. Công việc là rất lớn, thách đố là rất lớn, nhưng nó có thể được thực hiện, nó phải được thực hiện.
Rõ ràng, lịch sử là một di sản của những kinh nghiệm quý báu để bảo tồn và sử dụng như một lực đẩy tiến đến tương lai. Nếu không nó sẽ bị đưa vào viện bảo tàng, thật thú vị và đẹp mắt khi đến thăm, nhưng không thể đưa ra được sức mạnh và sự can đảm để tiếp tục bước trên hành trình.
Ngoài ra, được đứng vào trong chân trời xây dựng một hệ thống truyền thông mới, là một nỗ lực đòi hỏi khắt khe cho việc đào tạo con người và tính cập nhật.
Anh chị em thân mến, công việc đang đợi anh chị em là rất rộng lớn và được gắn kết với nhau. Sự cải tổ này sẽ được đưa đến bước hoàn thiện với sự đóng góp của mỗi người, “hãnh diện về những gì đã được phát triển trong lịch sử theo mệnh lệnh của truyền thông Tòa Thánh,” được yêu cầu bước đến “một sự hòa nhập và quản lý chung” (Quy chế của Quốc vụ viện Truyền thông, 6 tháng Chín, 2015).
Vì thế, tôi khuyến khích anh chị em làm việc trong các ủy ban nghiên cứu, với những phân tích chi tiết, và khi những tiến trình được chọn lựa, để quyết định và tiến tới một cách can đảm phù hợp theo những tiêu chuẩn đã được chọn.
Ngoài ra, tôi yêu cầu anh chị em rằng những tiêu chuẩn hướng dẫn phải mang tính thừa sai, với sự chú ý đặc biệt đến những hoàn cảnh cực khổ, nghèo đói và khó khăn, với ý thức rằng những vấn đề này ngày nay phải được giải quyết bằng những giải pháp phù hợp. Từ đó sẽ có thể đem Tin mừng đến mọi người, sử dụng để thăng tiến những nguồn tài nguyên con người, không thay thế truyền thông của những Giáo hội địa phương, đồng thời hỗ trợ những cộng đoàn hội thánh có nhiều nhu cầu lớn nhất.
Chúng ta đừng bị mất tinh thần bởi cám dỗ gắn kết về một quá khứ huy hoàng; thay vì vậy, chúng ta hãy tạo thành một nhóm vững mạnh kết hợp để trả lời tốt hơn cho những thách đố truyền thông mới mà văn hóa hôm nay đòi hỏi nơi chúng ta, không sợ hãi và không hình dung ra những viễn cảnh cánh chung.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến anh chị em vì đã chấp nhận làm việc trong lĩnh vực rất quan trọng và tinh tế này của sứ vụ của Giáo hội, tôi cũng xin gửi lời chào và lời cảm ơn đến những Vị Cố Vấn mới được bổ nhiệm. Tôi mong muốn anh chị em đưa ra chứng tá của sự hợp tác và chia sẻ huynh đệ, và tôi khẩn cầu ơn lành của Thiên Chúa trên toàn thể anh chị em, qua sự cầu bầu của Mẹ Rất Thánh của chúng ta, Mẹ của Giáo hội, Đấng với lòng nhân hậu luôn dõi mắt trong nom anh chị em.
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/05/2017]