Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Thánh nhân và Đức Bà Đấng đã cứu mạng ngài: Gio-an Phao-lô II và Fatima

Thánh nhân và Đức Bà Đấng đã cứu mạng ngài: Gio-an Phao-lô II và Fatima
Thánh Gio-an Phao-lô II rất sùng kính Đức Bà Fatima. (Franciscus Instagram)
6 tháng Năm, 2017

Thánh nhân và Đức Bà Đấng đã cứu mạng ngài: Gio-an Phao-lô II và Fatima
Cha Raymond J. de Souza
Năm 1982, đền thờ Mẹ Maria mà Thánh Gio-an Phao-lô II muốn đến thăm là Đức Bà Đen ở thành phố Czestochowa, Nữ vương của Ba lan. Nhưng, ngài đã đến Fatima.

Được cứu thoát khỏi cái chết đã liên kết ngài với Fatima còn mạnh hơn cả thời thơ ấu của ngài với Czestochowa. Năm 1982, đền thờ Đức Bà Đen (Black Madonna) đánh dấu kỷ niệm 600 năm. Thánh Gio-an Phao-lô II rất muốn có mặt, nhưng chuyến thăm viếng của ngài năm 1979 đến Ba lan để kỷ niệm 900 năm tử đạo của Thánh Stanislaus đã làm quá mất ổn định chính thể cộng sản nên họ không cho phép Đức Thánh Cha về thăm cho dù là một lễ kỷ niệm quan trọng hơn. (Cuối cùng chuyến viếng thăm được chấp thuận năm 1983.)

Lớn lên ở Ba lan, Karol Wojtyla có biết về những lần hiện ra ở Fatima và biết về chiều kích chống cộng sản của những lần đó, khi Đức Bà nói về “sự hoán cải của nước Nga.” Tuy nhiên vẫn chưa cho thấy lòng sùng kính nổi bật của ngài.

“Đức Thánh Cha thực sự không quan tâm lắm đến những lần hiện ra này cho đến khi xảy ra vụ âm mưu ám sát ngài năm 1981,” vị thư ký riêng của ngài, Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz, nói với Register. “Lòng sùng kính Fatima đã có trong Tổng giáo phận Krakow, và ngài ủng hộ việc đó, nhưng những lần hiện ra đó không phải là ưu tiên cho mục vụ của ngài. Fatima trở nên rất thân thiết với ngài từ ngày 13 tháng Năm 1981, khi ngài nhận ra được tầm quan trọng của những lần hiện ra này. Ngài đã quá cận kề với cái chết đến mức ngài tin chắc rằng Đức Mẹ đã cứu mạng sống ngài.”

Thánh Gio-an Phao-lô II viếng thăm Fatima ba lần — kỷ niệm năm thứ nhất vụ ám sát ngài ngày 13 tháng Năm, 1982; kỷ niệm lần thứ mười ngày 13 tháng Năm, 1991; và trong suốt Đại Năm Thánh 2000, khi đó ngài phong chân phước cho các trẻ thị nhân, Jacinta và Francisco, ngày 13 tháng Năm. (Các trẻ sẽ được phong thánh bởi Đức Thánh Cha Phanxico ngày 13 tháng Năm tại Fatima.)

Chuyến viếng thăm cuối cùng đến Fatima là đặc biệt nhất cho ngài Gio-an Phao-lô. Trong thời gian Đại Năm Thánh, để cho phù hợp với những sự kiện lớn ở Roma, Đức Thánh Cha không lên chương trình một chuyến đi nước ngoài nào, để dành cho việc hành hương lớn theo kinh thánh, trước tiên đến Ai-cập và tiếp theo là đến Đất Thánh. Chỉ có một chuyến khi khác đó là đến Fatima, một dấu chỉ cho biết những gì xảy ra ở đó đã được xác quyết cho sự hiểu biết về lịch sử của thời đại của chúng ta.

Vào cuối lễ phong chân phước, thông báo cho hay “Bí mật thứ ba” của Fatima sẽ được tiết lộ, bí mật nói về một “vị giám mục áo trắng” bị giết trên một ngọn núi của các người tử đạo. Thánh Gio-an Phao-lô II giải thích bí mật đó nói về vụ ám sát ngài năm 1981, tại thời điểm đó Đức Bà đã can thiệp và cứu mạng sống ngài.

Là một người Ba lan yêu nước, ngài Wojtyla đọc lịch sử theo cách Chúa Quan phòng, từ sự tồn tại của đền thờ Czestochowa thoát khỏi những người Thụy điển xâm lăng năm 1655 đến “Phép lạ của Vistula” năm 1920, khi nước Ba lan mới độc lập đánh bại Hồng quân Liên xô.

“Không thể hiểu được lịch sử của Ba lan, từ Thánh Stanislaus ở Skalka đến Maximilian Kolbe ở Oswiecim, nếu người ta không áp vào nó những tiêu chuẩn duy nhất và nền tảng mang tên Giê-su Ki-tô,” Thánh Gio-an Phao-lô II giảng về sử thi đó trong chuyến viếng thăm đầu tiên về Ba lan năm 1979.

Sau vụ bắn năm 1981, Đức Thánh Cha bắt đầu đọc lịch sử thế kỷ 20 qua lăng kính Fatima. Những lần hiện ra này mang tính lịch sử ngoại thường, nhấn mạnh đến chiều kích mẫu tử của Đấng Quan phòng trong lịch sử. Mẹ Đầy Ơn phúc nói với những đứa con là mục tử về những biến cố của thế giới mà chúng không hiểu gì — cuộc Đại Chiến nổ ra, sự nổi dậy của chủ nghĩa cộng sản ở Nga, Chiến tranh Thế giới thứ Hai và chiến thắng cuối cùng của Trái tim Vô nhiễm của Mẹ trên chủ nghĩa cộng sản.

Trong cùng ngày khi Mẹ Maria lần đầu tiên hiện ra ở Fatima — 13 tháng Năm, 1917 — Eugenio Pacelli được tấn phong giám mục tại Nhà nguyện Sistine. Ngài sau đó trở thành Giáo hoàng Pi-ô XII và dâng hiến thế giới cho Trái tim Vẹn sạch, theo lời Mẹ yêu cầu ở Fatima. Sau khi nhận ra rằng sự sống của ngài có liên hệ với bí mật Fatima, Thánh Gio-an Phao-lô II lấy cùng một sự kiện như vậy và chính thức dâng hiến toàn thế giới cho Trái tim Vô nhiễm của Mẹ Maria ngày 25 tháng Ba, 1984. Nữ tu Lucia, thị nhân Fatima còn sống, khẳng định rằng việc dâng hiến đó hoàn tất trọn vẹn yêu cầu của Đức Bà Fatima năm 1917.

Lịch sử qua nhanh. Trong vòng một năm sau sự dâng hiến, Mikhail Gorbachev trở thành lãnh tụ của Liên bang Xô viết, và trong năm năm sau đó, chủ nghĩa cộng sản bị đánh bại bởi những cuộc bầu cử tự do ở Ba lan, và Bức tường Berlin sụp đổ.

Thánh Gio-an Phao-lô II vẫn luôn chống lại những yếu tố mang tính khải huyền — thậm chí mê tín — liên quan đến sự sùng kính Fatima. Vì vậy quyết định của ngài đưa bí mật Fatima trực tiếp vào trong Đại Năm Thánh — tương tự như những gì ngài đã làm khi ngài tuyên phong Thánh Faustina Kowalska và bắt đầu Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót năm 2000 — suy tư về kết luận của ngài rằng không thể đọc trọn vẹn lịch sử của thời đại chúng ta theo chiều sâu của Đấng Quan phòng nếu không liên hệ đến Fatima.

Sự dâng hiến cho Lòng Chúa Thương Xót và Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ Maria là sự đáp lời nền tảng của Giáo hội cho thế kỷ 20, thời kỳ tàn sát của lịch sử.

“Tôi dường như nhận ra được sự trùng khớp của những ngày tháng một tiếng gọi đặc biệt phải đến nơi này,” Thánh Gio-an Phao-lô II nói trong chuyến hành hương đến Fatima năm 1982. “Và vì thế, hôm nay, tôi ở đây. Tôi đến để tạ ơn Thiên Chúa Quan Phòng ở nơi đây là nơi mà Mẹ Thiên Chúa dường như đã chọn theo một cách rất đặc biệt … Sự huyền nhiệm của tình mẫu tử thiêng liêng đã biến thành hiện thực vô tận trong lịch sử. Đức Bà trao thông điệp [Fatima] dường như đã cho thấy thấu suốt bên trong “những dấu chỉ của các thời đại,’ những dấu chỉ của thời đại của chúng ta.”

Một trong những câu được trích dẫn nhiều nhất của Thánh Gio-an Phao-lô II là “trong các thiết kế của Đấng Toàn Năng có có những sự trùng hợp ngẫu nhiên.” Ngài đã nói câu đó tại Fatima năm 1982, tin rằng ngài đã hiểu được những gì xảy ra một năm trước trong vụ ám sát, thông điệp Fatima phải được hiểu trọn vẹn. Lịch sử không chỉ được xây dựng ở những nơi như Washington và Moscow, hay tại những hội nghị của các quyền lực lớn như ở Yalta.

Cũng vậy, Thiên Chúa viết lịch sử trong những nơi vô danh như Nazareth và Fatima — những nơi Mẹ Thiên Chúa lắng nghe Lời của Chúa và làm cho Ngài trở nên hữu hình trong lịch sử.
là tổng biên tập của tạp chí Convivium.

[Nguồn: ncregister]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/05/2017]


Đức Thánh Cha cảnh báo tội chống lại Thánh Thần

Đức Thánh Cha cảnh báo tội chống lại Thánh Thần

Đức Thánh Cha cảnh báo tội chống lại Thánh Thần
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Marta của Vatican, 8 tháng Năm, 2017.
08/05/2017 14:37
(Vatican Radio)  Hãy thận trọng với không vướng vào tội chống lại Thánh Thần và hãy luôn mở lòng trước những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Đó là lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxico trong bài giảng Lễ sáng thứ Hai, trong nhà nguyện Thánh Marta ở Vatican. Ngài nhận xét về đoạn sách trong Công vụ Tông đồ tường thuật việc Thánh Phê-rô phải đối mặt với cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi liên quan đến việc mở rộng ra với những người ngoại giáo muốn gia nhập Giáo hội. Suy tư về đoạn sách trong Công vụ Tông đồ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thánh Thần luôn thúc đẩy Giáo hội và cộng đoàn Ki-tô hữu.

Thiên Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì Người là Thiên Chúa yêu thương và đồng hành với chúng ta
Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Thần làm những phép lạ và tạo ra những điều mới lạ và “rõ ràng một số người bị sợ hãi vì những điều mới lạ này của Giáo hội.”
“Thần Khí là ân ban của Thiên Chúa, của Thiên Chúa là Cha luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Thiên Chúa của những sự ngạc nhiên …  Tại sao? Vì Người là một Thiên Chúa hằng sống, Người cư ngụ trong chúng ta, một Thiên Chúa làm lay động con tim chúng ta, một Thiên Chúa ở trong Giáo hội và đồng hành với chúng ta và trong hành trình này Người làm chúng ta ngạc nhiên. Chính Người là Đấng sáng tạo nên thế giới này, sự sáng tạo làm nên những điều mới lạ mỗi ngày. Người là Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên.”
Điều này, Đức Thánh Cha giải thích, có thể tạo ra “những khó khăn” như Thánh Phê-rô phải đối mặt lúc ông bị thách đố bởi những tông đồ khác khi họ biết rằng “cả những người ngoại giáo khác cũng chào đón Lời của Chúa.” Với họ, Phê-rô đã đi quá xa và họ quở trách ông vì theo họ ông làm “một cú sốc” thậm chí tới mức nói rằng, “Ông, là Phê-rô, là đá tảng của Giáo hội! Ông đang dẫn chúng tôi đi đâu?”
Đừng kháng cự lại Thánh Thần mà nói rằng “phải luôn làm theo cách này”
Đức Thánh Cha nhắc lại, Phê-rô kể lại thị kiến của ông, “như là dấu chỉ của Thiên Chúa” giúp ông “đưa ra một quyết định can đảm.” Phê-rô “đã có thể đón chào sự ngạc nhiên của Thiên Chúa.” Do đó, gặp được rất nhiều điều ngạc nhiên của Thiên Chúa, “các tông đồ họp với nhau, thảo luận và đi đến một sự đồng ý” để “bước tới một bước như Thiên Chúa muốn.”
“Từ thời các ngôn sứ đến bây giờ, tội chống cự lại với Thánh Thần luôn có đó: sự kháng cự lại Thần khí. Đây là tội mà vì nó Stê-pha-nô đã bị tố cáo là thành viên của nhóm Công nghị: “Các ông và cha các ông luôn chống lại với Thánh Thần.” Không, phải luôn làm theo cách này, và phải làm như vậy. Họ nói Phê-rô đừng đưa những thứ mới mẻ này vào, hãy giữ yên bình như cũ …  uống một viên thuốc an thần và làm dịu thần kinh xuống … hãy bình tĩnh …  vì vậy tiếng nói của Thiên Chúa bị đóng lại. Trong Thánh vịnh Thiên Chúa nói với dân rằng: “Đừng làm tâm hồn các ngươi ra chai đá như cha của các ngươi.”
Hãy cầu xin ơn sủng có nhận thức để phân biệt được cái tốt và cái xấu
Nhận xét về Tin mừng hôm thứ Hai nói về Vị Mục tử Nhân lành, Đức Thánh Cha nói rằng Thiên Chúa luôn yêu cầu chúng ta không làm con tim mình ra chai đá. Ngài nói, “Những gì Thiên Chúa muốn là, có những người khác, những đàn chiên khác ‘không thuộc về Ngài, nhưng sẽ chỉ có một cánh cửa và một người chăn chiên.” Đức Thánh Cha nói rằng những người ngoại giáo này đã không bị lên án, thậm chí khi họ trở thành những tín hữu, họ được xem như “những tín hữu tầng lớp thứ hai - không ai nói điều này nhưng nó là một sự thật.”
Cụm từ, “Nó luôn được làm như vầy” khóa chặt và chống lại Thánh thần, và điều này giết chết sự tự do, giết chết tự do, giết chết lòng trung tín với Thánh Thần Đấng luôn luôn hoạt động phía trước và dẫn đưa Giáo hội tiến bước. Nhưng rồi câu hỏi - làm sao tôi biết nó từ Thánh Thần hay từ trần gian, thần của trần gian hay thần của ma quỷ? Về điều này, chúng ta phải cầu xin ơn sủng nhận thức - một công cụ Thần khí ban cho chúng ta. “Bằng cách nào chúng ta nhận thức được trong mỗi trường hợp?” Câu trả lời là, Đức thánh Cha nói, là con đường các tông đồ đã làm: họ đến với nhau, bàn thảo và nhìn thấy được con đường của Thánh Thần. Ngược lại, những người không có ơn sủng này hoặc những người không cầu xin ơn sủng vẫn giữ mình khép kín và ngồi im.”
Những chân lý của Giáo hội vượt mọi khó khăn và phát triển theo thời gian
Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng giữa nhiều sự đổi mới người Ki-tô hữu phải “học cách nhận thức, nhận thức tách biệt vấn đề này khỏi vấn đề khác, nhận thức tính mới lạ, nhận thức rượu mới đến từ Thiên Chúa và tính mới lạ đến từ tinh thần của trần gian và ma quỷ.” Ngài nhấn mạnh, “Đức tin không bao giờ thay đổi. Nó luôn luôn như vậy. Nhưng nó mở rộng và phát triển thành hành động.” Đến đây Đức thánh Cha nhắc lại Thánh Vinh Sơn Lerins, một tu sĩ của những thế kỷ đầu, nói rằng “Những chân lý của Giáo hội vượt mọi khó khăn: chúng được làm vững mạnh qua năm tháng, phát triển theo thời gian, trở nên sâu sắc theo tuổi tác, và vì chúng trở nên mạnh mẽ hơn với thời gian và năm tháng và mở rộng với thời gian và trở nên nổi bật hơn theo tuổi tác của Giáo hội.” Đức Thánh Cha kết luận thúc giục những người hiện diện cầu xin ơn sủng biết nhận thức để không bị lầm đường và bị vướng kẹt trong tính thụ động, cứng nhắc và khóa chặt cửa lòng.”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/05/2017]