Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

TIẾP KIẾN CHUNG: ‘ Bà Maria Ma-đa-lê-na, môn đệ của sự hy vọng’

TIẾP KIẾN CHUNG: ‘ Bà Maria Ma-đa-lê-na, môn đệ của sự hy vọng’

‘Mỗi người chúng ta là một câu chuyện yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa gọi mỗi người chúng ta bằng chính tên gọi của mình: Người biết tên từng người chúng ta, Người nhìn chúng ta, Người có sự kiên nhẫn với chúng ta’
17 tháng Năm, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: ‘ Bà Maria Ma-đa-lê-na, môn đệ của sự hy vọng’
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Buổi Tiếp Kiến chung được tổ chức lúc 9.25 sáng nay trong Quảng Trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và trên khắp thế giới.
Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha suy tư về chủ đề: “Bà Maria Ma-đa-lê-na, môn đệ của sự hy vọng” (x. Ga 20:15-18a).
Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu đang hiện diện.
Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.
* * *
Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trong những tuần này sự suy tư của chúng ta, theo một cách nói, chuyển động quanh quỹ đạo của mầu nhiệm vượt qua. Hôm nay chúng ta gặp người, theo các Tin mừng, người đầu tiên được nhìn thấy Chúa Giê-su Phục Sinh: bà Maria Ma-đa-lê-na. Ngày nghỉ sa-bát đã qua. Trong ngày Thương khó không có thời gian để hoàn tất những nghi thức tang lễ; vì vậy, trong buổi sáng sớm đầy đau buồn đó, những người phụ nữ đi ra mồ của Chúa Giê-su với những loại dầu thơm. Người đầu tiên ra tới nơi chính là bà, bà Maria Mác-đa-la, một trong những môn đệ đã đi theo Chúa Giê-su từ Ga-li-lê, dâng mình phục vụ cho Giáo hội sơ khai. Cùng thể hiện trên đường đi của bà ra mồ đá là lòng trung tín của rất nhiều người phụ nữ dâng hiến nhiều năm cho những con đường tiến về nghĩa trang, để tưởng nhớ người nào đó đã qua đời. Những mối dây liên kết thực sự không bị đứt dù cả cái chết: người ta vẫn tiếp tục yêu thương cho dù người thân yêu đã ra đi mãi mãi.
Tin mừng (x. Ga 20:1-2.11-18) miêu tả bà Ma-đa-lê-na, cho thấy rõ ràng rằng bà không phải là một phụ nữ có những nhiệt tình nông nổi. Quả thật, sau lần ra mồ đầu tiên, bà thất vọng trở về nơi các tông đồ đang trốn tránh; bà nói rằng tảng đá đã bị lăn ra khỏi cửa mồ, và giả định đầu tiên của bà đơn giản nhất theo công thức: có ai đó đã đánh cắp xác của Chúa Giê-su. Như vậy, thông báo đầu tiên bà Maria đem về không phải là sự Phục sinh, nhưng là một thông báo về một sự đánh cắp được thực hiện lén lút, khi cả Giê-ru-sa-lem đang ngủ.
Rồi Tin mừng kể về chuyến đi thứ hai của Ma-đa-lê-na ra mộ của Chúa Giê-su. Bà quả là người cứng đầu! Bà đi, bà trở về … vì bà không tin! Lần này bước đi của bà chậm, rất nặng nề. Maria đang chịu đau khổ gấp đôi: trước hết là vì Cái Chết của Chúa Giê-su, và sau đó vì sự biến mất không thể lý giải được của xác của Ngài.
Chính lúc bà đang quỳ gối gần bên mồ, với đôi mắt đẫm lệ, thì Chúa làm bà ngạc nhiên theo một cách đột ngột. Tác giả Tin mừng Gio-an nhấn mạnh đến tình trạng dai dẳng của mắt bà bị che khuất: bà không hề ý thức về sự hiện diện của hai Thiên Thần đang hỏi bà, và thậm chí không một chút tò mò khi nhìn thấy người đàn ông đứng sau lưng bà, mà bà nghĩ là người coi vườn. Và bà đã khám phá ra biến cố trọng đại nhất của lịch sử loài người, khi cuối cùng bà được gọi bằng chính tên của bà: “Maria!” (c. 6).
Thật vô cùng dễ thương khi nghĩ về lần hiện ra đầu tiên của Đấng Đã Sống Lại — theo Tin mừng — lại xảy ra mang tính riêng tư như vậy! Có một Người biết rõ chúng ta, nhìn thấy những đau khổ và chán chường của chúng ta, và Người xúc động vì chúng ta, và gọi chúng ta bằng chính tên của chúng ta. Đó là một quy luật mà chúng ta tìm thấy được ghi trong nhiều trang của Tin mừng. Có không biết bao nhiêu người tìm kiếm Thiên Chúa qua Đức Giê-su, nhưng thực tại phi thường nhất là, đã từ ngàn đời, ngay từ ban đầu chính Thiên Chúa đã lo cho sự sống của chúng ta, Người muốn nâng nó lên, và để làm điều này Người gọi tên từng người chúng ta, nhận diện từng khuôn mặt của mỗi người. Mỗi con người là một câu chuyện yêu thương mà Thiên Chúa viết trên trái đất này. Mỗi người chúng ta là một câu chuyện yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa gọi mỗi người chúng ta bằng chính tên gọi của mình: Người biết tên từng người chúng ta, Người nhìn chúng ta, Người chờ đợi chúng ta, Người tha thứ cho chúng ta, Người kiên nhẫn với chúng ta. Điều này đúng hay không đúng? Mỗi người chúng ta đều có sự trải nghiệm này.
Và Giê-su gọi bà: “Maria!”: một cuộc cách mạng của cuộc đời của bà, cuộc cách mạng dẫn đến sự biến đổi cuộc sống của mỗi con người, bắt đầu từ một tiếng gọi tên vang lên trong khu vườn của ngôi mồ trống. Tin mừng miêu tả cho chúng ta niềm hạnh phúc của Maria: Sự Phục Sinh của Chúa Giê-su không phải là một niềm vui được trao tặng từng phần từng phần nhưng như một thác nước đổ xuống trọn vẹn cuộc sống. Sự sống người Ki-tô hữu không được đan dệt bằng những niềm vui nho nhỏ, nhưng là những cơn sóng phủ ngập mọi thứ. Ngay lúc này anh chị em cũng hãy thử hình dung rằng, với một túi đầy những chán nản và sự thất bại mà mỗi người mang trong tâm hồn, có một Thiên Chúa ở bên chúng ta, Người gọi tên chúng ta và nói: “Hãy đứng dậy, đừng khóc nữa, vì Ta đến để giải thoát con!” Đẹp vô cùng!
Chúa Giê-su không phải là người bị trộn lẫn vào thế gian, chịu số phận của cái chết, nỗi buồn, lòng thù hận, sự tàn phá đạo đức của con người phải chịu đựng … Thiên Chúa của chúng ta không phải là một người trì trệ, nhưng Chúa của chúng ta – tôi tự cho phép mình dùng từ này – là một người mơ ước: Người mơ đến sự biến đổi thế giới, và Người thực hiện điều đó trong mầu nhiệm Phục sinh.
Maria muốn ôm lấy Chúa của chị, nhưng Ngài bây giờ về với Chúa Cha trên trời, và chị được gửi đi để mang tin đến cho anh em. Và vì thế người phụ nữ đó, trước khi gặp Chúa Giê-su đã bị quỷ ám (x. Lc 8:2), bây giờ trở thành tông đồ của sự hy vọng mới và vĩ đại nhất. Nguyện xin sự can thiệp của bà giúp chúng ta sống được sự trải nghiệm này: trong giờ phút phải rơi lệ và trong những lúc bị bỏ rơi, để lắng nghe Đức Giê-su Sống Lại gọi tên của chúng ta, và với một con tim ngập tràn niềm vui, ra đi loan báo: “Tôi đã nhìn thấy Thầy!” (c. 18). Tôi đã thay đổi đời sống của tôi vì tôi đã gặp Thiên Chúa! Bây giờ tôi đã khác trước, tôi là một con người khác. Tôi đã thay đổi vì tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa. Đây là sức mạnh và là niềm hy vọng của chúng ta. Xin cảm ơn anh chị em.
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/05/2017]


Đức Pi-ô XII và Fatima, ghi chú bí mật về “phép lạ mặt trời”

Đức Pi-ô XII và Fatima, ghi chú bí mật về “phép lạ mặt trời”


Trong số những giấy tờ của Đức Pacelli thì câu chuyện còn nguyên vẹn về những gì được nhìn thấy trong đêm trước ngày tuyên bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, năm 1950: mặt trời đã xoay giống như lúc xảy ra tại những lần hiện ra ở Bồ đào nha

Đức Pi-ô XII và Fatima, ghi chú bí mật về “phép lạ mặt trời”
Đức Pi-ô XII
Pubblicato il 12/05/2017
Ultima modifica il 12/05/2017 alle ore 21:32
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY

Vài năm trở lại đây thì câu chuyện này đã trở nên quen thuộc, tuy nhiên còn thiếu sự hỗ trợ của bất cứ tài liệu nào. Năm 1950, ngay trước khi tuyên bố tín điều Maria Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời sau khi hoàn tất cuộc sống nơi dương thế, tín điều mới nhất được công bố bởi Giáo hội Công giáo, Đức Pi-ô XII chứng kiến một biến cố ngoại thường. Khi ngài đang đi dạo trong Khu vườn Vatican, ngài nhìn thấy lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một hiện tượng đã xảy ra ngày 13 tháng Mười, 1917, trong lần hiện ra cuối cùng ở Fatima, khi đám đông tập trung xung quanh các trẻ mục đồng trong một ngày mưa tầm tã và bất chợt chứng kiến mặt trời xoay vòng và lao xuống: những người có mặt nhìn chằm chằm vào “sự nhảy múa” kỳ lạ này mà không bị mù.
Người đầu tiên, và là người duy nhất, nói về “phép lạ” mà Đức Pi-ô XII được thị kiến là Đức Hồng y Federico Tedeschini trong một bài giảng. Chín năm trước, trong bộ lưu trữ gia đình của đức Pacelli có lẫn một tờ ghi chú có chữ ký của Đức Giáo hoàng. Một văn bản chưa được công bố thị kiến đó, một bản viết tay bằng bút chì ở mặt sau một tờ giấy trong đó chính Đức Pi-ô XII kể những gì đã xảy ra cho ngài. Câu chuyện còn nguyên vẹn, gần giống như một tờ ghi chú về luật pháp, không hề có ý định đưa ra một câu chuyện giật gân. Đức Giáo hoàng Pacelli viết nó trên một tờ giấy ngài đã sử dụng. Ở mặt sau tờ giấy, thực ra nó có một ít dòng chữ đánh máy liên quan đến một câu chuyện nghe được: một sự khẳng định thêm về bản tính tiết kiệm của một vị Giáo hoàng Roma, ngài thường tự mình tắt hết đèn trong các đại sảnh Vatican sau các buổi tiếp kiến và thường tái sử dụng các bao thư trong đó chương trình hàng ngày của những buổi tiếp kiến được gửi đến cho ngài.
“Đó là ngày 30 tháng Mười, 1950,” hai ngày trước quyết định trọng đại của tín điều Mẹ Lên Trời, Đức Pi-ô XII nói. Đức Giáo hoàng chuẩn bị tuyên bố tín điều về đức tin mà Giáo hội đã tin từ những thế kỷ đầu: xác Đức Maria Đồng Trinh đã được cất lên trời sau khi hoàn tất cuộc sống nơi dương thế. Ngài thực hiện điều này sau khi đã tham khảo cố vấn của giám mục đoàn thế giới, trong đó tất cả đều đồng ý: chỉ sáu trong số 1181 câu trả lời còn bày tỏ ít dè dặt. Gần 4 giờ chiều hôm đó, ngài ra ngoài để “đi dạo như thường lệ trong các khu vườn Vatican, đọc sách và nghiên cứu.” Đức Pacelli nhớ lại rằng, khi ngài đi lên từ quảng trường Đức Bà Lộ đức “tiến lên đỉnh đồi, trên con đường phủ bóng hai hàng cây bên cạnh bức tường gạch”; ngài nhướng mắt lên trên các tán cây. “Tôi giật mình vì hiện tượng mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy cho tới ngày hôm đó. Mặt trời, vẫn còn ở trên cao, trông giống như một quả cầu mờ đục màu vàng được bao quanh bằng một vòng tròn sáng chói, “mà tôi có thể nhìn thẳng vào,” mà không hề bị một chút khó chịu. Với một đám mây mỏng ở phía trước.” “Quả cầu mờ đục - Đức Pi-ô XII tiếp tục viết trong tờ ghi chú - di chuyển hơi chếch hướng về mé ngoài, cả hai đều di chuyển và chuyển động từ trái sang phải và ngược lại. Nhưng bên trong quả cầu, có những chuyển động rõ ràng và liên tục.”

Đức Pi-ô XII và Fatima, ghi chú bí mật về “phép lạ mặt trời”
Ghi chú của Đức Pi-ô XII về “phép lạ mặt trời”
Sau đó Đức Giáo hoàng nhận rằng đã chứng kiến cùng một hiện tượng vào ngày hôm sau, 31 tháng Mười, và ngày 1 tháng Mười Một, trong ngày tín điều Mẹ Lên Trời được quyết định; và lặp lại vào ngày 8 tháng Mười Một. Rồi sau đó không còn nữa. Ngài nhớ lại cũng đã thử “thêm một số lần nữa” vào những ngày khác, tại cùng một thời điểm và trong cùng những điều kiện thời tiết, “để nhìn vào mặt trời xem liệu hiện tượng có xuất hiện không, nhưng thất bại; tôi không thể nhìn vào, thậm chí chỉ thoáng qua, cảnh trước mắt ngay lập tức lóa lên.”
Phải lưu ý rằng Đức Giáo hoàng không bao giờ nói đến “phép lạ,” mà ngài cũng không quay sang những cách lý giải khả dĩ khác. Tuy nhiên, ngài thực sự bị ấn tượng vì sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong những ngày tiếp theo, Đức Pi-ô XII tường thuật lại sự kiện rằng ngài đã làm chứng trước “một ít người bạn thân và một nhóm nhỏ các Đức Hồng y (có lẽ bốn hay năm), trong số đó có Đức Hồng y Tedeschini.” Vị Hồng y sau cùng, vào tháng Mười năm sau, 1951, phải đến Fatima để bế mạc Năm Thánh. Trước khi rời đi, ngài được tiếp trong một buổi tiếp kiến và xin phép đức giáo hoàng được kể lại trong bài giảng của ngài thị kiến riêng về mặt trời xoay đó. “Tôi trả lời,” hãy cứ để đó, nó không phải là vấn đề. “Nhưng ngài cứ nài nỉ - Đức Pi-ô XII tiếp tục trong bản viết tay - để chứng minh cho cơ hội được đưa ra bởi thông báo này, vì vậy tôi tiếp tục giải thích một số chi tiết của biến cố.” Đức Pacelli kết luận bằng cách nói ngắn và đơn giản, “Đây hoàn toàn là sự thật.” Pascalina Lehnert, quản gia thiêng liêng của căn hộ giáo hoàng, lúc đó làm chứng, “Đức Pi-ô XII bị thuyết phục về tính xác thực của hiện tượng phi thường mà ngài đã chứng kiến bốn lần.”
Hiện tượng được gọi là “phép lạ mặt trời” đã xảy ra ngày 13 tháng Mười, 1917 ở Fatima, trong lần hiện ra cuối cùng với ba trẻ mục đồng. Được tường thuật bởi Alvarez người vùng Almeida, một nhà báo theo thế tục và vô tín ngưỡng, được báo “O Seculo” gửi đến cũng là một người chứng kiến tận mắt: “Sau đó mọi người chứng kiến một cảnh tượng độc nhất đồng thời không thể tin được cho những ai chưa chứng kiến nó … đám đông khổng lồ quay nhìn vào mặt trời không có mây che phủ trong ánh sáng ban ngày. Mặt trời trông giống hình ảnh của chiếc đĩa bạc bạc màu có thể nhìn trực tiếp mà không bị một chút khó chịu nào. Nó không làm thiêu đốt, nó không làm mù, người ta có thể nói nó là nhật thực.”
Đức Pi-ô XII gắn kết với Fatima: lần hiện ra đầu tiên với ba trẻ mục đồng xảy ra ngày 13 tháng Năm, 1917, cùng một ngày Đức Pacelli được tấn phong Tổng Giám mục trong Điện Sistine. Đức Pi-ô XII và Nữ tu được thị kiến Lucia Dos Santos vẫn liên lạc với nhau, và Đức Giáo hoàng, trong năm cuối của cuộc đời ngài, sẽ giữ văn bản của bí mật thứ ba của Fatima trong nơi ở của ngài. Giữ sự liên lạc trực tiếp giữa Lucia và Đức Giáo hoàng là bà hầu tước Olga Morosini Cavadal, người phụ nữ vào năm 1977 đồng hành với Tổng Giám mục Venice, Albino Luciani đến gặp gỡ thị nhân của Fatima trong tu viện ở Coimbra. “Nhiều lần,” bà hầu tước nói tại tiến trình phong chân phước của Đức Pacelli – tôi chuyển những thông điệp từ Đức Thánh Cha đến với Chị Lucia và ngược lại, nhưng vì tôi đã hứa không bao giờ tiết lộ bất cứ điều gì cho bất kỳ ai, tôi không cho phép mình làm việc ấy lúc này.”

[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/05/2017]