Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ ở Bogota: Toàn văn

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ ở Bogota: Toàn văn

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ ở Bogota: Toàn văn
Tín hữu Colombia tham dự Thánh Lễ với Đúc Giáo Hoàng Phanxico trong Công viên Simon Bolivar ở Bogota - REUTERS
07/09/2017 23:30
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico dâng Thánh lễ đầu tiên với cộng đoàn trên đất Columbia tối thứ Năm tại Công viên Simon Bolivar ở Bogota, động viên người Columbia giữ lòng tín thác vào Đức Ki-tô trên hành trình khó khăn tiến đến hòa bình và hòa giải.
Phân tích Tin mừng trong ngày ngài cho thấy hình ảnh của Thánh Phê-rô vâng nghe lời của Đức Ki-tô thả lưới ở chỗ nước sâu và kết quả là một mẻ lưới tuyệt vời.
Ngài lưu ý rằng, cũng giống ở những nơi khác, Columbia cũng có những bóng tối như sự bất công, sự bất bình đẳng xã hội, tham nhũng, ích kỷ, không tôn trọng sự sống con người, báo thù và hận thù, Đức Thánh Cha nói, “Chúa Giê-su mời gọi chúng ta ra ngoài biển sâu thả lưới, Người thúc giục chúng ta nhận lấy những trách nhiệm chung, bỏ lại sau lưng những ích kỷ của chúng ta và theo Người …”

Xin đọc toàn văn bản dịch tiếng Anh chính thức bài giảng của Đức Thánh Cha:
Bài giảng: “Những người thợ xây dựng hòa bình, những người thúc đẩy sự sống”
Bogotá
Thứ Năm, 7 tháng Chín 2017
Tác giả Tin mừng kể cho chúng ta rằng tiếng gọi những tông đồ đầu tiên diễn ra dọc theo bờ Hồ Ghen-nê-xa-rét, nơi mọi người đến để lắng nghe một tiếng nói có khả năng hướng dẫn họ và soi sáng cho họ; đó cũng là nơi các ngư phủ thường kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi của họ ở đó, nơi họ tìm kiếm phương tiện sinh sống để sống một đời sống có phẩm giá và hạnh phúc, một đời sống không thiếu thốn những nhu cầu căn bản. Đó là thời gian duy nhất trong toàn bộ Tin mừng Lu-ca cho thấy Chúa Giê-su rao giảng gần Hồ Ga-li-lê. Niềm hy vọng có được mẻ lưới bội thu trên biển của các ông biến thành sự thất vọng với những nỗ lực dường như hoài công vô ích. Theo một cách giải thích của người Ki-tô hữu cổ xưa, biển cũng đại diện cho sự bao la nơi tất cả mọi dân tộc cùng sống; vì sự hỗn độn và bóng tối của nó, nó gợi lên mọi điều đe dọa sự tồn tại của con người và có sức mạnh hủy diệt sự tồn tại đó.
Chúng ta cũng có những cách diễn đạt tương tự để nói về các đám đông: một làn sóng người, một biển người. Ngày hôm đó, sau lưng Chúa Giê-su là biển, và trước mặt ngài là một đám đông đi theo Ngài vì họ biết Ngài đã động lòng trắc ẩn trước sự đau khổ của con người như thế nào … và họ hiểu những lời nói công bằng, sâu sắc, và sự thật của Ngài. Mọi người đến để nghe Ngài nói; lời của Chúa Giê-su có gì đó rất đặc biệt làm mọi người không thể thờ ơ; lời của Ngài có sức mạnh hoán cải các tâm hồn, làm thay đổi những chương trình và dự định. Đó là lời nói được thể hiện bằng hành động, không phải là những lời trừu tượng, những hiệp ước lạnh lùng, được rút ra từ sự đau đớn của con người; vì lời của Ngài là lời mang giá trị cho cả sự an toàn của bờ biển và sự mong manh dễ tan vỡ của biển.
Thành phố Bogotá thân yêu này, và quốc gia Colombia xinh đẹp này, chuyển tải nhiều viễn cảnh nhân loại được Tin mừng trình bày. Ngay ở đây cũng có những đám đông tập trung, khao khát một lời của sự sống để làm sáng tỏ cho mọi nỗi lực của họ, và để cho thấy định hướng và nét đẹp của sự sống của con người. Những đám đông gồm mọi người nam và nữ, trẻ và già, cư ngụ trong một vùng đất vô cùng màu mỡ, có thể nuôi sống tất cả mọi người. Nhưng ở đây cũng giống như những nơi khác, có những bóng đen dày đặc đe dọa và phá hủy sự sống: bóng tối của bất công và bất bình đẳng xã hội; bóng tối tham nhũng của những lợi ích cá nhân và lợi ích phe nhóm nuốt trọn một cách ích kỷ và vô độ những gì được dành cho tất cả mọi người; bóng tối của việc không tôn trọng sự sống con người hàng ngày phá hủy sự sống của nhiều người vô tội mà máu của họ đã kêu thấu lên tới trời; bóng tối của cơn khát trả thù và sự thù hận làm vấy bẩn những đôi tay đáng lẽ với quyền của trong tay họ phải sửa lại những gì là sai trái; bóng tối của những người trở nên tê liệt trước nỗi đau đớn của không biết bao nhiêu nạn nhân. Chúa Giê-su phá tan và hủy đi tất cả những bóng tối này bằng mệnh lệnh Ngài trao cho Phê-rô trên thuyền: “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới” (Lc 5:4).
Chúng ta có thể mắc kẹt vào giữa những cuộc tranh luận vô tận, thêm những lần cố gắng bị thất bại và tạo nên một danh sách dài những cố gắng chẳng đi đến đâu; cũng giống Phê-rô, chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc làm mà không đạt kết quả. Dân tộc này cũng hiểu ý nghĩa này rất rõ, cụ thể là trong khoảng thời gian sáu năm, từ lúc bắt đầu, đã có 16 tổng thống, và đất nước phải trả giá rất đắt cho những chia rẽ của mình (“quê hương dại dột”); Giáo hội ở Columbia cũng hiểu rõ về những công cuộc mục vụ bất thành và chẳng sinh hoa trái …, nhưng giống như Phê-rô, chúng ta vẫn vững tin vào Thầy, mà lời của Ngài đem lại kết quả tốt đẹp ngay cả trong những nơi mà bóng tối của con người buộc rất nhiều nỗ lực và cố gắng trở nên vô ích. Phê-rô là người kiên quyết chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giê-su, bỏ lại mọi thứ và đi theo Người để trở thành một ngư phủ mới với sứ mạng đem Vương quốc của Thiên Chúa đến với anh em của mình, nơi mà sự sống trở nên viên mãn và hạnh phúc.
Nhưng mệnh lệnh ra khơi quăng lưới không chỉ nói trực tiếp với Si-mon Phê-rô; ông được chỉ dẫn ra chỗ sâu để thả lưới, cũng như những người trên quê hương của anh chị em, những người từ ban đầu đã nhận biết điều gì là quan trọng nhất, cũng giống như những người theo đuổi sáng kiến cho hòa bình, cho sự sống. Thả lưới tức là nhận lấy trách nhiệm. Ở Bogotá và trong đất nước Colombia một cộng đồng khổng lồ đang tiến bước, được kêu gọi để biến thành một tấm lưới tốt lành để tập họp mọi người  trong sự hiệp nhất, hoạt động để bảo vệ và chăm sóc sự sống của con người, đặc biệt khi đó là sự sống mong manh nhất và nhỏ bé nhất: trong cung lòng của người mẹ, trong bào thai, trong tuổi già, trong những hoàn cảnh bất lực và trong những hoàn cảnh bị gạt ra bên lề xã hội. Không biết bao nhiêu người ở Bogotá và trong đất nước Colombia cũng có thể trở thành những cộng đồng đầy sức sống, công bình và huynh đệ, nếu họ lắng nghe và chào đón Lời Chúa. Từ vô vàn những con người được đón nhận phúc âm này sẽ xuất hiện nhiều người đàn ông và phụ nữ được biến đổi thành các môn đệ theo Chúa Giê-su với một tâm hồn hoàn toàn tự do; những con người đủ khả năng yêu thương sự sống trong mọi giai đoạn của nó, đủ khả năng tôn trọng và thúc đẩy sự sống.
Chúng ta cần phải lên tiếng gọi nhau, ra hiệu cho nhau, giống như những người ngư phủ, để nhìn lại nhau như anh em chị em, có bạn đồng hành trên đường, có người cùng chung chí hướng trong vấn đề chung đó là quê hương. Bogotá và Colombia đồng thời là bãi biển, là hồ, và là biển khơi, là thành lũy nơi Chúa Giê-su đã đi qua và đang đi qua, để cho thấy sự hiện diện của Ngài và lời trổ sinh hoa trái của Ngài, đưa ra khỏi bóng tối và đem chúng ta ra ánh sáng và sự sống. Ngài kêu gọi mọi người, để không một ai không được hưởng lòng thương xót của Ngài trong những cơn giông tố; để đi vào con thuyền của mỗi gia đình, thánh điện của sự sống; dành chỗ cho thiện ích chung thoát khỏi sự ích kỷ hoặc ích lợi cá nhân; để mang lấy những sự sống mong manh nhất và thăng tiến quyền của họ.
Phê-rô hiểu được sự nhỏ bé của ông, sự vĩ đại của lời và quyền năng của Chúa Giê-su; Phê-rô biết được sự yếu đuối của ông, những lúc thăng trầm của ông …, cũng như tất cả chúng ta đều biết sự yếu đuối của riêng mình, cũng như chúng ta biết trong lịch sử của bạo lực và sự chia rẽ dân tộc của anh chị em, một lịch sử đã không tìm thấy chúng ta cùng nhau chia sẻ con tàu, cơn giông tố, những điều bất hạnh. Nhưng cũng cùng một cách như Si-mon, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta phải ra biển sâu để thả lưới; gạt bỏ những nỗi sợ hãi không phải từ Thiên Chúa, làm chúng ta tê liệt và ngăn cản chúng ta không trở thành những người xây dựng hòa bình, những người thúc đẩy sự sống.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/09/2017]


Đức Tổng Giám mục Follo: Mẹ Teresa một năm trước

Đức Tổng Giám mục Follo: Mẹ Teresa một năm trước

“Con muốn dâng mọi sự cho Người kể cả sự sống của con.”
5 tháng Chín, 2017
Đức Tổng Giám mục Follo: Mẹ Teresa một năm trước
Đức Tổng Giám mục Francesco Follo, Ảnh của Phái bộ Tòa Thánh, UNESCO
Đức Thánh Cha Phanxico nhắc đến một một lời khấn trọng vô cùng đặc biệt của Mẹ Teresa trong ngày công bố Mẹ là Thánh một năm trước: “Trong suốt cuộc đời, Mẹ là một người phân phát quảng đại lòng thương xót của Chúa, Mẹ buộc mình phải luôn sẵn sàng đón nhận và bảo vệ sự sống con người, sự sống trong bào thai người mẹ, cũng như những cuộc đời bị bỏ rơi và bị chối bỏ.
“Mẹ dành cuộc đời cho việc bảo vệ sự sống, cho việc liên tục tuyên bố rằng một sự sống ‘chưa được sinh ra là mong manh nhất, là nhỏ bé nhất, là đáng thương nhất.’ Mẹ cúi mình xuống với những người hoàn toàn tuyệt vọng, bị bỏ chết bên vệ đường, nhận ra trong họ phẩm giá mà Thiên Chúa đã ban cho họ.
“Mẹ đã làm cho tiếng nói của mẹ được những người quyền lực trên thế giới lắng nghe, để họ nhận ra được những lỗi lầm của họ trước các tội ác – trước các tội ác – trước sự cùng khổ mà chính họ tạo ra.
“Lòng thương xót đối với Mẹ là ‘muối’ để ướp hương vị cho mỗi công cuộc của Mẹ, và là ‘ánh sáng’ soi sáng bóng đêm cho những người không còn nước mắt để khóc trên sự cùng khổ và đau đớn của họ.
“Sứ mạng của Mẹ trong những vùng ngoại vi của thành phố và trong những vùng ngoại vi sống lay lất vẫn còn tồn tại trong thời đại của chúng ta, như là một chứng tá hùng hồn cho sự gần gũi của Chúa đối với những người nghèo nhất trong số người nghèo.”
Tiếp theo với Đức Thánh Cha, cho phép tôi tiết lộ hai “bí mật” trong tim của Mẹ, nó đánh dấu và khơi nguồn cảm hứng cho mối quan hệ của Mẹ với Chúa Giê-su. Bí mật thứ nhất liên quan đến một lời khấn trọng vô cùng đặc biệt của riêng Mẹ, và Mẹ đã thực hiện năm 1942. Bí mật thứ hai được liên kết với nguồn cảm hứng của Mẹ Teresa phục vụ người nghèo nhất giữa những người nghèo. Hai hiện tượng này cũng đủ dẫn đưa chúng ta tri ân sâu sắc hơn sự thánh thiện của mẹ cũng như mẫu gương và thông điệp của Mẹ vô cùng phù hợp cho thời đại của chúng ta, đặc biệt nếu chúng đặt mình trong mối tương quan với nhau.
1.  Lời khấn trọng năm 1942 – “Một lời khấn rất đẹp” dành cho Chúa Giê-su
Mẹ Teresa trên tất cả là một người phụ nữ yêu Chúa. Dường như Mẹ đã bước vào tình yêu với Người từ rất sớm và đã phát triển tình yêu đó mà không bị những cản trở nào nghiêm trọng. Nền học vấn của Mẹ được đánh dấu bằng đức tin Công giáo và một đời sống tâm linh rất nghiêm túc. Trong một số những thư riêng, Mẹ tiết lộ rằng Giê-su là người đầu tiên và người duy nhất làm con tim Mẹ say đắm. “Từ thuở nhỏ, Thánh Tâm Giê-su là tình yêu đầu đời của tôi.” Trong mối thân tình này với Chúa Giê-su, Mẹ Teresa đón nhận một đặc ân ngay lúc Mẹ Rước Lễ Lần đầu: “Từ lúc lên 5 tuổi rưỡi, khi tôi được Rước Ngài lần đầu tiên, tình yêu của linh hồn tràn vào tôi. Nó tăng lên theo năm tháng.”
Quả thật, tình yêu của Mẹ Teresa dành cho Chúa Giê-su và cho tha nhân quá lớn đến mức lên 18 tuổi, Mẹ rời bỏ gia đình và quê hương để trả lời cho tiếng gọi của Chúa Giê-su bước vào một đời sống thừa sai ở Ấn độ làm một Nữ tu dòng Loreto. Tám năm sau, Mẹ khấn trọng với Đức Ki-tô sống đời Tu trì. Sáu tháng sau lời khấn trọng, Mẹ hiểu thấu được nỗi sợ hãi trộn lẫn với sự kính trọng khi Mẹ nghĩ đến niềm vui dạt dào mà biến cố đã đưa đến cho Mẹ. “Nếu cha biết con được hạnh phúc đến ngần nào,” Mẹ viết cho Cha Linh hướng của Mẹ ở Skopje, Cha Jambrekovic, S.J. “con đã có thể để cho ngọn lửa thiêu đốt con … con muốn hoàn toàn thuộc về Chúa Giê-su … Con muốn dâng mọi sự cho Người kể cả sự sống của con.”
Tháng Tư năm 1942, Mẹ có lời khấn đặc biệt: tặng cho Chúa Giê-su bất kỳ điều gì Ngài muốn, không từ chối bất cứ điều gì.
Do đó, nếu chúng ta muốn noi theo gương của Mẹ Teresa, chúng ta phải “làm điều gì đó thật đẹp cho Chúa Giê-su,” sống yêu thương trong chân lý và trong niềm vui.
2.  “Nguồn cảm hứng” của Mẹ Teresa
Sau khi Mẹ khấn tạm lần đầu vào tháng Năm, 1931, Mẹ Teresa được gửi đến cộng đoàn Nữ tu Loreto ở Calcutta, tại đây Mẹ dạy học trong trường Trung học Thánh Mary dành cho thiếu nữ Bengali. Ngôi trường bên cạnh Dòng và trường nhận trẻ mồ côi và trẻ em nghèo cũng như học sinh bán trú và nội trú. Cùng với những trách nhiệm được giao, người Nữ tu trẻ nhiệt thành cũng làm việc trong một trường Loreto khác, trường Trung học Thánh Teresa của Bengali, nằm trên đường Lower Circular. Việc đi lại hàng ngày qua thành phố cho phép Mẹ nhìn thấy sự thiếu thốn và đau khổ của người nghèo. Tháng Năm, 1937, sau khi Mẹ khấn trọng là Nữ tu của Loreto, Mẹ vẫn tiếp tục làm việc tại trường Thánh Mary, dạy giáo lý và địa lý. Năm 1944, Mẹ trở thành hiệu trưởng của trường.
Trong lớp, Mẹ Teresa không chỉ hiện diện và làm công việc. Mẹ mong muốn giúp học sinh chia sẻ cái nhìn về đời sống siêu nhiên và dẫn đưa các em đi vào một đức tin sâu sắc hơn. Mẹ cũng có dịp được phục vụ người nghèo trong các phòng y tế do các Nữ tu Loreto điều hành. Những lần gặp gỡ này tạo một ảnh hưởng lớn đối với Mẹ. Đó là môi trường quan phòng mà Chúa muốn chuẩn bị cho Mẹ trong sứ vụ tương lai, cho dù lúc đó Mẹ không ý thức được điều đó.
Trong suốt những năm ở Loreto, Mẹ Teresa nổi bật với lòng bác ái của Mẹ, lòng quảng đại, sự can đảm, khả năng làm những công việc vất vả, một năng khiếu tự nhiên trong việc tổ chức và một tinh thần vui tươi. Mẹ là một Tu sĩ cầu nguyện rất nhiều, tin tưởng và nhiệt thành. Mặc dù không ai biết đến lời khấn riêng của mẹ năm 1942, nhưng tình yêu thương và lòng quảng đại của Mẹ là bằng chứng tất cả. Mẹ rất được các Nữ tu trong Cộng đoàn cũng như các học sinh và mọi người trong trường Thánh Mary yêu mến và kính phục.
Mẹ Teresa rời Dòng Loreto ở Entaly, Calcutta, được phép nghỉ và Tĩnh tâm 8 ngày ở Darjeeling vào tối thứ Hai ngày 9 tháng Chín, 1946. Hôm sau, khi đang trên xe lửa, Mẹ Teresa nghe thấy tiếng Chúa Giê-su lần đầu tiên, dưới hình thức của tiếng gọi nội tâm và thị kiến tâm hồn, Chúa Giê-su yêu cầu Mẹ thành lập một Cộng đoàn Tu trì phục vụ người nghèo nhất giữa những người nghèo, và Mẹ Teresa trình bày rõ ràng dằng, “để làm dịu cơn khát tình yêu và các linh hồn.” Trải nghiệm này trên xe lửa là bước ngoặt trong đời Mẹ Teresa. Mẹ luôn luôn nói về nó đến mức gọi đó là một “tiếng gọi trong một tiếng gọi.” Ngày 10 tháng Chín trở thành ngày lễ “Ngày Khơi nguồn Cảm hứng” trong Dòng Thừa sai Bác ái.
Cuối cùng, theo tôi, còn vấn đề thứ ba cần phải nhấn mạnh, nó không phải là điều bí mật, nhưng không được nhiều người biết đến. Mẹ Teresa luôn vui vẻ.
Mẹ nói: “Cách tốt nhất để thể hiện lòng biết ơn Thiên Chúa và con người, là đón nhận mọi điều với niềm vui.”
“Niềm vui là một lời cầu nguyện, cầu xin để nó trở thành lòng quảng đại, lòng vị tha, tình bạn của chúng ta với Đức Ki-tô. Niềm vui là tình yêu: một tâm hồn hân hoan là kết quả bình thường của một tâm hồn rực cháy vì yêu; vì vậy điều cần thiết là phải có khả năng thể hiện niềm vui. Niềm vui là một sự liên kết của tình yêu. Niềm vui là sức mạnh của chúng ta” (số. 8, 10), Mẹ Teresa thích nói chuyện.
Khi lần đầu tiên tôi khám phá ra rằng tâm hồn của Mẹ Teresa không chỉ là tâm hồn tín thác yêu thương và hoàn toàn trút bỏ mình, nhưng còn là tâm hồn mừng vui, tôi đã rất ngạc nhiên. Đúng, tôi ngạc nhiên vì vui mừng!
Từ đó, mỗi khi gặp nữ thánh này và những Nữ tu của Mẹ, tôi luôn nhìn thấy họ cười, niềm vui của họ được chia sẻ khi trao lương thực cho người nghèo, nhưng trên hết là trao hiến chính bản thân trong niềm vui và lòng nhân hậu lên Thiên Chúa và người nghèo. Tôi cũng hiểu được hơn rằng Tin mừng là tin vui được loan truyền bằng và với niềm vui.
Một trong những câu nói của Mẹ Teresa làm tôi xúc động nhất là: “Đừng để cho bất kỳ nỗi buồn nào trở nên mạnh quá mức đến nỗi bạn quên rằng Đức Ki-tô đã sống lại.”
Sự nên thánh là nhưng không và hồng ân.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/09/2017]