Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Bà Mary Robinson nói về vai trò của Giáo hội trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Bà Mary Robinson nói về vai trò của Giáo hội trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Mary Robinson stands beside Pope Francis with other members of The Elders during an audience at the Casa Santa Marta on Monday - RV
Bà Mary Robinson đứng bên cạnh Đức Thánh Cha cùng với các thành viên của nhóm Elders (Lão thành Cấp cao) trong buổi tiếp kiến tại Casa Santa Marta hôm thứ Hai - RV
08/11/2017 16:05
(Vatican Radio) Tại hội nghị về khí hậu COP23, diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, các nhà lãnh đạo từ khoảng 200 quốc gia đang tiếp tục soạn thảo ‘quyển sách điều lệ’ chi tiết để cố gắng giúp áp dụng cột mốc của hiệp định Paris.
Những đàm phán diễn ra từ ngày 6 đến 17 tháng 11 là lần đàm phán đầu tiên kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ông dự định rút khỏi hiệp ước Paris và thúc đẩy ngành công nghiệp than và dầu khí của Mỹ. Hội nghị được tổ chức bởi Fiji, một trong những đảo quốc trong Thái Bình dương bị đe dọa trực tiếp bởi nhiệt độ ấm lên và những biến đổi thời tiết.
Trong số những nhà lãnh đạo toàn cầu tham dự hội nghị có cựu Tổng thống Ireland, Mary Robinson, bà cũng là đặc phái viên của LHQ về biến đổi khí hậu và thành lập tổ chức Climate Justice (Công bằng Khí hậu) của riêng bà.
Hôm thứ Hai bà và các thành viên của nhóm ‘The Elders’ đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico để thảo luận về những thách đố toàn cầu, trong đó có những lo lắng về môi trường. Sau buổi tiếp kiến riêng, bà Mary Robinson nói với Philippa Hitchen về vai trò lãnh đạo then chốt của Giáo hội trong lĩnh vực này …
Bà Robinson cho rằng điều vô cùng cấp thiết là các nhóm tôn giáo, hiện đang hoạt động trực tiếp với người dân phải “hiểu được tính nghiêm trọng của những mối đe dọa đang hiện hữu của biến đổi khí hậu.” Bà nói rằng tông huấn Laudato Si’ của Đức Thánh Cha là “vô cùng quan trọng, và nói rằng bà đã đưa ra câu trả lời cho tài liệu từ các nhà thần học Ireland hôm thứ Sáu tuần trước tại Đại học Trinity College của Dublin.
Những quan tâm của Mỹ tại hội nghị
Bà Robinson, đã tham dự tất cả các buổi họp của COP từ hội nghị Copenhagen năm 2009, nói rằng hội nghị tại Bonn rất quan trọng vì nó là hội nghị đầu tiên từ khi ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước Paris. Trong khi đến tháng Mười Một 2020, ông ta mới thể làm được điều đó, bà nói rằng người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ sẽ có mặt ở Bonn, muốn “nói về than như là cách bảo vệ khí hậu, và không ai trong chúng tôi tin điều đó.”
Vai trò lãnh đạo của Laudato Si'
Bà làm nổi bật tầm quan trọng của hội nghị đầu tiên dưới vai trò chủ tọa của một chính phủ đảo quốc nhỏ, Fiji, cho thấy một “bước tiếp cận tập trung vào con người” của “những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất nhưng ít chịu trách nhiệm nhất” về biến đổi khí hậu.
Bà Robinson ca ngợi “sức ảnh hưởng to lớn” của tông huấn Laudato Si’, rằng “nó đặt câu truyện về khí hậu trên bản đồ theo cách rất toàn diện mà tôi thấy rất tuyệt vời.” Bà mô tả tông huấn như “một tài liệu then chốt và một ví dụ chính yếu của vai trò lãnh đạo,” đặc biệt cho tất cả các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự.
Sự công bằng giới tính và biến đổi khí hậu
Bà Robinson nói rằng bà muốn nhìn thấy “sự nhấn mạnh nhiều hơn nữa về giới tính và biến đổi khí hậu vì nếu người ta ngầm phá hoại những phương kế sinh nhai thì chính phụ nữ là những người chịu ảnh hưởng nhiều hơn, chính phụ nữ vẫn là những người phải dọn thức ăn trên bàn, đi xa để tìm nước uống, đi xa để tìm củi đun.”
Bà nói một chương trình hành động về giới tính sẽ được thông qua ở Bonn và bà thúc giục Đức Thánh Cha Phanxico hãy cho “một tín hiệu quan trọng và kịp lúc,” làm nổi bật lên vai trò của người phụ nữ “như là những người chủ đạo cho sự thay đổi và những người xây dựng tính kiên cường, đặc biệt những phụ nữ dân thường.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 09/11/2017]


Nhà nguyện Thánh Marta: ‘Nếu một Đức Giê-su hằng sống không hiện diện trong Giáo hội, Giáo hội sụp đổ’

Nhà nguyện Thánh Marta: ‘Nếu một Đức Giê-su hằng sống không hiện diện trong Giáo hội, Giáo hội sụp đổ’

Xây dựng Giáo hội, bảo vệ Giáo hội và thanh tẩy Giáo hội
9 tháng 11, 2017
Nhà nguyện Thánh Marta: ‘Nếu một Đức Giê-su hằng sống không hiện diện trong Giáo hội, Giáo hội sụp đổ’
© L'Osservatore Romano
“Nếu một Đức Giê-su hằng sống không hiện diện trong Giáo hội, Giáo hội sụp đổ,” Đức Thánh Cha Phanxico cảnh báo trong Thánh Lễ ngày 9 tháng 11, 2017, lễ Cung hiến Vương cung Thánh đường Lateran, nhà thờ chính tòa của Roma. Khi dâng Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta trong Vatican, Đức Thánh Cha động viên hãy “thanh tẩy Giáo hội,” bắt đầu từ chính mỗi người.
Đức Thánh Cha phân tích trong bài giảng của ngài được truyền thanh trên đài phát thanh Vatican, “Để xây dựng Giáo hội” mỗi người hãy nhớ rằng Chúa Giê-su “là tảng đá gốc của tòa nhà này. Nếu không có Chúa Giê-su Ki-tô không có Giáo hội. Tại sao? — vì không có nền tảng. Nếu một người xây dựng một ngôi nhà thờ – chúng ta hãy nghĩ đến một nhà thờ bằng gạch đá xi-măng – mà không có móng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nó sụp đổ. Mọi thứ sụp đổ. Nếu không có một Đức Ki-tô hằng sống hiện hữu trong Giáo hội, Giáo hội sụp đổ.”
Tùy theo ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người
“Còn chúng ta, chúng ta là gì?” Đức Thánh Cha đặt câu hỏi. “Chúng ta là những tảng đá sống”: đó là sự phong phú của Giáo hội. Mỗi người chúng ta góp phần xây dựng tùy theo ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Ngài nói, “Chúng ta đừng nghĩ đến một Giáo hội mọi người đều giống y như nhau: đó không phải là Giáo hội.”
Đức Thánh Cha cổ vũ việc “bảo vệ Giáo hội”: “Không biết bao nhiêu Ki-tô hữu ngày nay biết Chúa Giê-su là ai, biết Chúa Cha là ai – vì họ đọc kinh Lạy Cha – Tuy nhiên, khi anh chị em nói đến Chúa Thánh Thần … “Vâng, vâng … à, đó là hình chim bồ câu, chim bồ câu,” và tới đó là dừng. Nhưng Thánh Thần là sự sống của Giáo hội. Người là sự sống của anh chị em, là sự sống của tôi.”
Ngài tiếp tục, “Chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần và chúng ta phải bảo vệ Chúa Thánh Thần, tới mức như Thánh Phao-lô khuyên răn các Ki-tô hữu ‘chớ làm phiền lòng Thánh Thần,’ cụ thể là đừng có thái độ trái nghịch lại với sự hòa hợp mà Thánh Thần đã xây dựng trong chúng ta và trong Giáo hội. Người là sự hòa hợp, Người tạo nên sự hòa hợp của tòa nhà này.”
Cuối cùng, người Ki-tô hữu được kêu gọi “thanh tẩy Giáo hội,” bắt đầu từ chính mỗi người: “tất cả chúng ta đều là những tội nhân — tất cả, tất cả. Nếu một ai trong anh chị em không phải là tội nhân, hãy giơ tay lên, vì đó sẽ là một điều gây tò mò rất đẹp. Tất cả chúng ta đều là tội nhân. Đó là lý do tại sao chúng ta phải liên tục thanh luyện, và cũng phải thanh luyện cộng đoàn: cộng đoàn giáo phận, cộng đoàn Ki-tô hữu, cộng đoàn Giáo hội hoàn vũ, để làm cho Giáo hội phát triển.”
Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng tước hiệu “Mẹ của Tất cả các Giáo hội,” được đặt cho Nhà thờ Chính tòa Thánh Gio-an Lateran, không phải là “một lý do cho niềm kiêu hãnh nhưng cho sự phục vụ và yêu thương.”
Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/11/2017]