Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Đức Thánh Cha mời người nghèo đến xem xiếc

Đức Thánh Cha mời người nghèo đến xem xiếc

Người nghèo, người vô gia cư, người tị nạn, tù nhân, những gia đình khó khăn

10 tháng Một, 2018
Đức Thánh Cha mời người nghèo đến xem xiếc
© Vatican News
Ngày 10 tháng Một, 2018 Vatican thông báo rằng hơn 2000 người sống ở những “vùng ngoại biên” sẽ được thưởng thức một chương trình “Xiếc Đoàn kết” vào ngày 11 tháng Một, 2018, nhờ Đức Thánh Cha Phanxico.

Truyền thông Vatican cho biết “Đức Thánh Cha tặng vé cho một buổi tối đầy niềm vui cho hơn 2000 người nghèo hoặc vô gia cư của Roma, nhiều người tị nạn, một nhóm tù nhân, và nhiều gia đình rất khó khăn.”

Sự kiện sẽ được tổ chức tại Rạp Xiếc Medrano trong quận Saxa Rubra thuộc miền bắc Roma, sẽ có bữa tối và chăm sóc y tế sẵn sàng.

Đức Thánh Cha Phanxico cho thấy ngài là một người khá hâm mộ xiếc. Hồi tháng Chín, — trong Đại sảnh Clementine của Điện Tông truyền Vatican – ngài tiếp các thành viên của Hiệp hội Quốc gia Chủ những Buổi diễn Lưu động (ANESV), nhân dịp kỷ niệm 70 năm hoạt động của hội.

Đức Thánh Cha cảm ơn các đại diện của thế giới diễn lưu động, vì công việc họ làm với nghệ thuật và niềm vui tại rất nhiều nơi và nhiều quốc gia.

Đức Thánh Cha quả quyết rằng họ có một sứ mạng: “để trao tặng cho con người, trẻ em nhưng cả người lớn và người già, cơ hội được giải trí lành mạnh và sạch. Nó rất lành mạnh và sạch, không cần phải “hạ xuống” để tìm những cái thuộc vật chất cho mọi người giải trí.”

Và, “làm sao lại không có bàn tay của Thiên Chúa” trong ơn gọi này, trong sứ mạng này? “Thiên Chúa yêu thương chúng ta và muốn chúng ta được hạnh phúc,” vì dấu ấn của Người có ở bất kỳ nơi nào có niềm vui đơn sơ và trong sạch.” Vì thế, nếu họ duy trì những giá trị này, tính chân phương và đơn sơ này, họ là những sứ giả của niềm Vui làm đẹp lòng Thiên Chúa, và niềm vui đó đến từ Người.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/1/2018]


TIẾP KIẾN CHUNG: Kinh Vinh Danh và Lời nguyện chung (Toàn văn)

TIẾP KIẾN CHUNG: Kinh Vinh Danh và Lời nguyện chung (Toàn văn)

‘Mong sao phụng vụ trở thành một trường học cầu nguyện thật sự cho tất cả chúng ta’

10 tháng Một, 2018
TIẾP KIẾN CHUNG: Kinh Vinh Danh và Lời nguyện chung (Toàn văn)
© Vatican Media
Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được diễn ra lúc 9:25 trong Đại Sảnh Phao-lô VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục chủ đề giáo lý về Thánh Lễ, trong huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung suy niệm về bài hát “Kinh Vinh Danh” và Lời nguyện chung.

Sau phần tóm lược giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *


Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong các bài giáo lý về Thánh Lễ, chúng ta đã suy tư về Nghi thức Sám hối giúp chúng ta gỡ bỏ khỏi mình những sự kiêu căng và trình diện trước mặt Chúa bằng chính con người thật của chúng ta, ý thức mình là người có tội, với hy vọng được tha thứ.

Quả thật, tâm tình tri ân trong “Kinh Vinh Danh” trở nên thật từ sự gặp gỡ giữa nỗi thống khổ của con người và lòng thương xót của Chúa; nó là một bài thánh ca rất xa xưa và rất đáng kính mà Giáo hội, hiệp nhất trong Thánh Thần, vinh danh và khẩn cầu Chúa Cha và Con Chiên” (Ordinamento Generale del Messale Romano, 53).

Khởi đầu của bài thánh ca này – “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” — là bài ca của các Thiên Thần trong ngày Chúa Giê-su giáng sinh tại Bê-lem, hân hoan loan báo sự giao duyên giữa Trời và đất. Bài ca này cũng gồm cả chúng ta, được nhắc lại trong lời cầu nguyện: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Sau “Kinh Vinh Danh,” hoặc có lúc không có Kinh Vinh Danh, ngay sau Nghi thức Sám hối, lời nguyện mang một hình thức đặc biệt được gọi là “Collect,” (tập hợp) qua đó diễn tả đặc tính phù hợp để dâng lễ, khác nhau tùy theo ngày và mùa trong năm (x. Ibid., 54). Với lời mời gọi “Chúng ta cùng cầu nguyện,” linh mục mời gọi mọi người cùng với ngài thinh lặng cầm trí một lát, ý thức việc mình đang đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa, và gợi lên trong tâm hồn mỗi người mục đích của việc đến tham dự Thánh Lễ (Cf. Ibid., 54). Linh mục nói “Chúng ta cùng cầu nguyện,” và sau đó là một giây phút thinh lặng, và mỗi người ý thức về những điều người đó đang cần, những điều người đó muốn xin trong lời cầu nguyện.

Không được giản lược sự thinh lặng thuần túy thành lời nói, nhưng hãy cầm trí để lắng nghe những tiếng nói khác: tiếng nói của tâm hồn, và đặc biệt là tiếng nói của Thần Khí. Trong phụng vụ, bản chất của sự thinh lặng thánh thiêng tùy thuộc vào thời điểm giây phút đó diễn ra: “Trong Nghi thức Sám hối và sau lời mời gọi cầu nguyện, nó giúp nhắc nhớ lại; sau Bài Phúc Âm hoặc bài giảng, nó là một lời mời gọi suy tư ngắn về những gì đã được nghe; sau khi rước Mình Thánh, nó giúp cho lời nguyện tạ ơn và cầu xin trong tâm hồn” (Ibid., 4r5). Vì vậy, sau lời nguyện đầu Lễ, thinh lặng giúp trở về trong tâm hồn chúng ta và nhớ đến lý do tại sao chúng ta đến đó. Như vậy chúng ta thấy sự quan trọng của việc lắng nghe tiếng tâm hồn để mở lòng ra trước Chúa. Có thể chúng ta đến đây sau những ngày vất vả, sau những ngày vui mừng, hoặc đau buồn, và chúng ta muốn thưa lên với Chúa, để khẩn xin sự trợ giúp của Người, để xin Người luôn ở bên chúng ta; có thể chúng ta có người thân hoặc bạn bè đang đau bệnh hoặc đang trải qua những thử thách khó khăn; hoặc chúng ta xin phó thác Giáo hội và thế giới cho Chúa. Và với tất cả những điều này thì thinh lặng là vô cùng cần thiết, trước linh mục tập hợp ý cầu nguyện của mỗi người, để lớn tiếng dâng lên Chúa, đại diện cho cộng đoàn, lời nguyện chung kết thúc Nghi thức Nhập lễ thực ra là sự “Collect” (tập hợp) những ý cầu nguyện riêng. Tôi thiết tha khuyên các linh mục hãy thực hiện giây phút thinh lặng này mà đừng làm vội vã: “Chúng ta cùng cầu nguyện,” và giữ giây phút thinh lặng. Tôi đề nghị điều này với các linh mục. Không có sự thinh lặng, chúng ta có nguy cơ sao lãng sự cầm trí của tâm hồn.

Linh mục đọc lời nguyện xin này, lời nguyện chung với đôi cánh tay giang rộng, đây là cử chỉ của người cầu nguyện mà Ki-tô hữu trong những thế kỷ đầu thực hiện — như những bích họa trên tường của các hoang toại đạo Roma mô tả — để bắt chước Đức Ki-tô với đôi cánh tay giang rộng trên gỗ thập giá. Và ở đó, Đức Ki-tô vừa là Đấng Cầu nguyện và là lời nguyện! Nơi Đấng Chịu Đóng Đinh chúng ta nhận ra vị Linh mục dâng lên Chúa lời cầu nguyện làm đẹp lòng Người, đó là sự vâng phục của người con ngoan.

Trong Nghi Lễ Roma những lời nguyện súc tích và giàu ý nghĩa: có thể thực hiện những sự nguyện ngắm rất đẹp dựa trên những lời cầu này, mà bản thân những lời cầu này cũng rất đẹp! Quay lại việc nguyện ngắm các văn bản, cả ngoài Thánh Lễ, giúp chúng ta biết cách thưa chuyện với Chúa, biết cầu xin điều gì, sử dụng những lời nào. Mong sao phụng vụ trở thành một trường học cầu nguyện thật sự cho tất cả chúng ta.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/1/2018]